Công thống nhất đất nước của đảng CSVN tới đâu? - Dân Làm Báo

Công thống nhất đất nước của đảng CSVN tới đâu?

Thảo Dân (Danlambao) - Cứ mỗi dịp 30 tháng 4 hàng năm, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam lại huênh hoang về chiến thắng đế quốc xâm lược, giải phóng miền Nam; lại cao giọng tuyên truyền về công lao thống nhất đất nước.

Cùng thời điểm ấy, quân dân miền Nam và những người chống chế độ Cộng sản tưởng niệm sự mất mát to lớn của nền dân chủ tự do của miền Nam, và nỗi khổ đau ngất trời của toàn dân Việt dưới ách toàn trị Cộng sản, một thứ chủ nghĩa nhân danh bình đẳng, tiến bộ để giết người, chà đạp quyền sống, tự do, nhân phẩm của con người, đã bị cả thế giới lên án.

Vì đâu nên nỗi? 

“Trông người để hiểu rõ ta hơn”; trước hết, hãy lướt qua nước Đức, Đại Hàn là 2 quốc gia cùng hoàn cảnh với Việt Nam. 

3 quốc gia bị chia đôi 

Nước Đức chia đôi 

Tháng 5 năm 1945: sau khi đẩy lui quân Đức khỏi lãnh thổ, hồng quân Liên Xô tiến sang phía Đông nước Đức trong khi quân Đồng Minh tiến vào phía Tây Đức. Hiệp ước Postdam chia thành phố và cả nước Đức làm hai phần: Phía Đông do quân đội Liên Xô kiểm soát, phía Tây quân Đồng minh (Mỹ, Anh, Pháp) kiểm soát. 

Ngày 12 tháng 5 năm 1949 Mỹ, Anh và Pháp thành lập Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức), theo thể chế Dân chủ tự do. Ngày 24 tháng 5 cùng năm, Liên Xô thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức), theo thể chế Cộng sản. 

Đại Hàn chia đôi 

Sau cuộc chiến 1904-1905, Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến khi Thế chiến II kết thúc. Trước khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện năm 1945, Liên Xô và Hoa Kỳ cùng đưa quân vào Triều Tiên. Sau đó, hai quốc gia đồng ý chia bán đảo này thành hai phần, với đường phân cách là vĩ tuyến 38. Liên Xô tiếp quản miền Bắc còn Hoa Kỳ quản lý miền Nam. 

Mạc Tư Khoa ủng hộ chính phủ của Chủ tịch Kim Nhật Thành ở miền Bắc theo chính thể Cộng sản. Ở miền Nam ông Syungman Rhee đắc cử tổng thống theo chính thể Dân chủ Tự do. 

Quân đội Mỹ và Liên Xô rút khỏi bán đảo Triều Tiên trước năm 1949. 

Việt Nam chia đôi 

Ở Việt Nam, Pháp bị Nhật lật đổ ngày 9 tháng 3 năm 1945; tuy nhiên sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc, Nhật đầu hàng Đồng minh; Việt Minh Cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo cướp chính quyền từ tay chính phủ độc lập đầu tiên của người Việt do ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Khi quân Anh vào miền Nam để giải giáp quân Nhật quân Pháp đi theo. Sau đó Pháp ký hiệp ước với chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh lãnh đạo để tiến ra Bắc. Sau khi hai bên thương thuyết không thành, chiến tranh Việt Minh-Pháp tiếp diễn. 

Đến ngày 20 tháng 7 năm 1954, dưới sự bảo trợ của các cường quốc Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, hiệp định ngưng bắn được ký kết ở Geneve giữa Pháp và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chia đôi nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Quân Cộng sản thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chiếm giử phía Bắc vỉ tuyến, quân Pháp và Quốc gia rút về phía Nam vĩ tuyến ấy, sau đó hình thành chính thể Việt Nam Cộng Hòa. 

Thống nhất nước Đức trong hòa bình 

Từ năm 1949 đến năm 1961 đã có khoảng 2, 6 triệu người chạy từ Đông Đức sang Tây Đức, trong đó chỉ riêng trong hai tuần đầu của tháng 8 năm 1961 đã có tới 47.433 người chạy trốn khỏi Đông Đức. 

Để ngăn cản tình trạng này, chính quyền Đông Đức quyết định xây dựng Bức tường Berlin. 

Bức tường được hình thành từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 và tồn tại đến ngày 9 tháng 11 năm 1989 trước khi bị phá bỏ. Bức tường là ranh giới chia cắt giữa phần Tây Berlin với phần phía Đông của thành phố và bao bọc chung quanh Cộng hòa Dân chủ Đức. Nó từng được chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức Cộng sản gọi là “bức tường thành bảo vệ chống Phát xít” nhưng người dân Cộng hòa Liên bang Đức Tự do gọi là “bức tường ô nhục”. 

Từ năm 1961 đến 1989, khoảng 5.000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Đức. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường từ 86 đến 200 người. Đến mùa hè năm 1989, Bức tường Berlin đã không còn tác dụng khi Hung Gia Lợi cho phép người dân Đông Đức được quá cảnh để đi sang Áo hoặc Tây Đức. 

Ngày 9 tháng 11 năm 1989, người dân đã bắt đầu phá bỏ từng phần bức tường mà không gặp phải sự can thiệp của chính quyền. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin đã dẫn tới sự thống nhất hai phần nước Đức vào năm 1990: Cộng hòa dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức. 

Sau hơn 40 năm chia cắt, nước Đức thống nhất trong hòa bình. Thủ tướng Đức hiện nay là bà Angela Merkel là một người đến từ nước Cộng hòa Dân chủ Đức. 

Mưu toan thống nhất bằng vũ lực của Bắc Triều Tiên thất bại với giá đắt

Quân đội Triều Tiên với 135.000 binh sĩ được Liên Xô huấn luyện và trang bị rất tốt với hơn 200 xe tăng bao gồm 150 xe tăng T-34, khoảng 180 máy bay gồm 40 máy bay tiêm kích Yak và 70 máy bay ném bom. 

Quân đội Hàn Quốc chỉ có hơn 60.000 binh sĩ với 100.000 khẩu súng, 2.000 ống phóng tên lửa, nhiều đại bác và súng cối, không có xe tăng. Quân đội Hàn Quốc cũng không có máy bay tiêm kích, hay bất cứ pháo chống tăng nào. 

Rạng sáng ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Triều Tiên tràn sang bên kia vĩ tuyến 38, chiếm được Seoul trưa ngày 28 tháng 6, chỉ 3 ngày sau khi phát động tấn công. 

Hoa Kỳ và 15 quốc gia Liên Hiệp Quốc khác can thiệp giúp Hàn Quốc. 

Đến ngày 25 tháng 9 năm 1950, lực lượng liên quân đã giành lại Seoul, gây thiệt hại nặng cho quân đội Triều Tiên và đẩy lực lượng này về bên kia vĩ tuyến 38. 

Tháng 10 năm 1950 Trung Quốc điều 180.000 chí nguyện quân vượt sông Áp Lục tiến vào Triều Tiên. Liên Xô cho phép không quân hỗ trợ trên không cho Trung Quốc. 

Cuộc chiến giằng co đến ngày 27 tháng 7năm 1953, Triều Tiên và Chí nguyện quân Trung Quốc ký hiệp định đình chiến với Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc tạo ra khu phi quân sự (DMZ) với bán kính 2.200 m về mỗi bên tính từ điểm trung tâm. Khu DMZ được tuần tra nghiêm ngặt bởi quân đội hai bên từ đó đến nay. 

Tham vọng thống nhất quốc gia của Cộng sản Bắc Triều Tiên thất bại với cái giá kinh khủng: Dù cuộc chiến chỉ kéo dài 3 năm nhưng thương vong vô cùng lớn với khoảng 5 triệu người thiệt mạng. Phía Hoa Kỳ có gần 40.000 lính tử trận; Hàn Quốc mất khoảng 217.000 quân, 1 triệu thường dân thiệt mạng; Triều Tiên có 406.000 binh sĩ tử trận, 600.000 thường dân thiệt mạng. Trung Quốc mất khoảng 600.000 binh sĩ. 

Thống nhất Việt Nam; công lao đảng Cộng sản tới đâu? 

Cùng hoàn cảnh bị chia đôi, một nửa theo chủ nghĩa Cộng sản, một nửa theo thế giớiTự do, nước Đức đã thống nhất trong hòa bình, Bắc Hàn thất bại trong âm mưu sử dụng bạo lực để thống nhất, Hàn quốc vẫn tồn tại trong tự do dân chủ. Còn Việt Nam? 

Cũng như nhà nước Bắc Triều Tiên Cộng sản, nhà nước Cộng sản Việt Nam ở miến Bắc đã phát động chiến tranh đánh chiếm miền Nam để thống nhất đất nước. Không như Bắc Triều Tiên đã thất bại, Bắc Việt đã thành công. 

Thống nhất đất nước là nguyện vọng của dân chúng cả 2 miền Nam, Bắc. 

Nhưng công lao của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tới đâu? 

Trước tiên, cần trả lời câu hỏi: “Ai chia cắt đất nước?” 

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Pháp chủ trương chia cắt Việt Nam 

Hiệp định Geneve chia cắt đất nước từ 1954 đến 1975 đã dẫn đến cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn khốc liệt kéo dài suốt 20 năm khiến hàng triệu người chết, hàng triệu người khác bị thương và tàn phế, gây chia rẽ dân tộc ngay cả sau khi đất nước im tiếng súng. 

Cộng sản Việt Nam cho rằng “ngụy quyền Ngô Đình Diệm” được sự khuyến khích của “đế quốc Mỹ” từ chối tổng tuyển cử để chia cắt lâu dài đất nước ta. Điều ấy có đúng? 

Ai chia cắt đất nước và vì sao chia cắt? 

Khi thế chiến thứ hai đang ở giai đoạn cuối, Hoa Kỳ tuyên bố không muốn thấy Pháp khôi phục chế độ thuộc địa ở Đông Dương. Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt phát biểu tại Hội nghị Teheran cuối năm 1943: "Đồng minh đổ máu không phải nhằm khôi phục ách thống trị của Pháp ở Đông Dương". 

Về phần mình, nước Pháp cũng không còn muốn duy trì chế độ thực dân. Tháng 7 năm 1944, Tổng thống De Gaulle công bố kế hoạch về quyền tự trị của Đông Dương trong Liên hợp Pháp. 

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 chấm dứt ngày 15 tháng 8 năm 1945, phe Đồng Minh thắng trận giao cho quân đội Anh giải giới quân Nhật phía nam vĩ tuyến 16, quân đội của Trung Hoa Dân Quốc giải giới ở phía Bắc vỉ tuyến này. 

Trong phe Đồng minh thắng trận, quân Pháp theo chân quân Anh, tái chiếm miền Nam. 

Ngày 6 tháng 3 năm 1946 Pháp ký với chính phủ liên hiệp Quốc-Cộng do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo “hiệp định Sơ bộ” công nhận Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp, đổi lại Pháp được phép tiến quân ra Bắc. 

Pháp muốn có mặt ở miền Bắc để làm áp lực với người Việt Nam; Việt Minh lợi dụng Pháp để chống lại quân Trung Hoa Dân Quốc vì sợ họ hổ trợ Việt Quốc, Việt Cách là 2 đảng phái Quốc gia theo quân Quốc dân đảng về nước; hơn nữa Việt Minh Cộng sản muốn lợi dụng Pháp để tiêu diệt các đảng phái Quốc gia. 

Hiệp định này bị các đảng phái Quốc gia phản đối. Khi ấy, Pháp đã lập chính phủ Nam kỳ tự trị. 

Sau khi hiệp ước Sơ bộ và Tạm ước ký với Pháp thất bại, ngày 19 tháng 12 năm 1946 ông Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Chiến tranh tiếp diễn. 

Ngày 5 tháng 6 năm 1948 tại vịnh Hạ Long, ông Emile Bollaert, Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, và ông Nguyễn Văn Xuân, Thủ tướng Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam, đồng công bố bản Tuyên bố chung theo đó nước Pháp long trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam. Lần đầu tiên Pháp công nhận Chính phủ Quốc gia Việt Nam và cũng là lần đầu tiên lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ được chính thức công nhận. 

Việt Minh Cộng sản chống lại hiệp định này. Cả ông Ngô Đình Diệm lẫn các đảng phái Quốc gia khác cũng tiếp tục đấu tranh ôn hòa với Pháp để Việt Nam được thực sự độc lập và thống nhất. 

Ngày 8 tháng 3 năm 1949, tại điện Elysee Tổng thống Pháp Vincent Auriol ký với ông Bảo Đại hiệp định long trọng tuyên bố giao trả độc lập cho Việt Nam lần nữa. Lần này về quân sự Việt Nam có quân đội riêng, Nam kỳ được trao trả cho Việt Nam; tuy nhiên, về ngoại giao, Việt Nam vẫn còn bị ràng buộc trong giới hạn của Liên hiệp Pháp. Ông Bảo Đại về nước, tuyên bố độc lập lần nữa. 

Ngày 23 tháng 4 năm l949, quốc hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ thuộc địa để sáp nhập Nam phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất với 45 phiếu thuận và 6 phiếu chống.

Ngày 6 tháng 6 năm 1949 quốc hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Elysée, giao hoàn Nam kỳ cho Quốc gia Việt Nam. 

Tháng 5 năm 1950, Chính phủ Pháp bãi bỏ Bộ "Hải ngoại Pháp quốc" và thay bằng Bộ "Các quốc gia liên hiệp". 

Các diễn biến trên cho thấy, Pháp không còn ý chí duy trì chế độ thực dân ở Việt Nam mà chỉ muốn Việt Nam độc lập trong Liên hiệp Pháp. 

Vua Bảo Đại và các đảng phái quốc gia nắm lấy cơ hội này để từng bước giành độc lập cho đất nước; trong khi đảng Cộng sản Việt Nam, được Liên Xô và Trung quốc viện trợ vũ khí, vẫn tiếp tục đánh Pháp. 

Năm 1952, ông Eishenhower trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ ở tòa Bạch ốc đã tuyên bố: “Đối với người Mỹ, cuộc chiến ở Đông Dương không còn là chiến tranh chống thuộc địa nữa, mà là một thứ chiến tranh của Tây Phương chống lại chủ nghĩa Cộng sản, một cuộc chiến tranh nhằm đem lại tự do cho Việt Nam”

Ngày 27 tháng 10 năm 1953, Thủ tướng Pháp là Joseph Laniel tuyên bố sẵn sàng tìm kiếm cơ hội tái lập hòa bình ở Đông Dương. 

Biết Cộng sản Việt Nam và Pháp chủ trương chia cắt đất nước, ngày 16 tháng 4 năm 1954 và sau đó, ngày 21 tháng 4 năm 1954, Quốc trưởng Bảo Đại lần lượt gặp Tổng thống Pháp René Coty và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Foster Dulles tại Paris để lên tiếng phản đối việc này. 

Hội Nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm1954 với sự tham dự của Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với mục đích bàn về Triều Tiên và Đông Dương. 

Trong phiên họp ngày 2 tháng 5 năm1954 theo đề nghị của Liên Xô hội nghị mời thêm Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Cộng sản Việt Nam), Lào và Cam-Bốt tham dự. 

Ngày 3 tháng 5 năm1954, sau thời gian phản đối không kết quả, Quốc trưởng Bảo Đại cử Ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định đi Genève tham dự hội nghị. 

Ngày 8 tháng 5 năm 1954 lúc 4 giờ chiều, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức khai mạc với thành phần tham dự: 

- Phái đoàn Anh do ông Anthony Eden làm trưởng đoàn. 

- Phái đoàn Hoa Kỳ do ông Bedell Smith làm trưởng đoàn. 

- Phái đoàn Liên Xô do ông Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn. 

- Phái đoàn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa do ông Chu Ân Lai làm trưởng đoàn. 

- Phái đoàn Pháp do ông Georges Bidault làm trưởng đoàn. 

- Phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do ông Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn. 

- Phái đoàn Quốc gia Việt Nam do ông Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn (về sau ôngTrần Văn Đỗ thay thế). 

- Phái đoàn Lào do ông Phumi Sananikone làm trưởng đoàn. 

- Phái đoàn Cam-Bốt do ôngTep Than, làm trưởng đoàn. 

- Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh. 

Ngày 26 tháng 5 năm1954, Pháp và VNDCCH thỏa thuận ngừng bắn ở Việt Nam, rút quân về những khu vực chỉ định. Ông Phạm văn Đồng đề nghị chia hai nước Việt Nam ở vĩ tuyến 13, Việt Minh rút về Bắc, Pháp rút về Nam. Pháp chưa quyết định. Anh quốc tán thành, Hoa Kỳ phản đối. 

Ông Nguyễn Quốc Định, Thạc sĩ Luật Khoa, trưởng phái đoàn Quốc Gia Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ: “Nếu sự chia đôi được chấp thuận thì sẽ không có hòa bình mà chỉ ngưng chiến một lúc để rồi lại tái chiến. Người ta chưa từng thấy một nước nào bị chia xẻ lãnh thổ mà không tìm cách xóa bỏ việc chia cắt đó. Chia đôi, nghĩa là sớm muộn cũng lại có chiến tranh”. 

Ngày 13 tháng 6 năm1954, nội các Joseph Laniel của Pháp từ chức. 

Ngày 21 tháng 6 năm 1954 ông Mendès-France thuộc đảng Xã Hội Cấp Tiến (Socialiste Radical), được mời lập chính phủ. 

Điều trần trước Quốc Hội Pháp, ông Mendès-France tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong vòng bốn tuần lễ, ký kết hiệp ước đình chiến, rút quân Pháp ra khỏi Đông Dương. 

Trong thời gian nghỉ họp, ông Châu Ân Lai mời ông Hồ chí Minh và ông Võ nguyên Giáp qua Liễu Châu (Liuzhou), thuộc Tỉnh Quảng Tây (Kwangsi hay Guangxi), hội họp từ ngày 3 tháng 7 năm1954. 

Châu Ân Lai khuyên Hồ chí Minh chấp nhận thượng sách là hòa vì nếu tiếp tục mở rộng chiến tranh, Hoa Kỳ sẽ can thiệp. Theo Châu Ân Lai, CS Việt Nam nên giải quyết riêng chuyện Lào và Miên, đồng thời chia hai nước Việt Nam ở khoảng vĩ tuyến 16. Với kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên, Châu Ân Lai khuyên CSVN không nên đòi hỏi thái quá, khiến Pháp sẽ ở vào thế phải nhờ Hoa Kỳ can thiệp. 

Trong phiên họp Võ nguyên Giáp cho biết nếu phải rút đi thì chôn giấu vũ khí và chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện, để lại ở miền Nam chờ thời cơ, từ 5.000 đến 10.000 cán bộ. 

Ngày 7 tháng 7 năm 1954, trong lúc hội nghị còn đang diễn ra ở Geneve, ở Việt Nam Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm lập nội các. Bác sĩ Trần Văn Đổ đảm nhận chức Ngoại trưởng làm trưởng đoàn Việt Nam thay ông Nguyễn Quốc Định. 

Bác sĩ Đổ cũng cực lực chống lại đề nghị chia cắt lãnh thổ dù chỉ là tạm thời của ông Phạm Văn Đồng. Ông nói: “Dù sự chia cắt nầy chỉ tạm thời, chắc chắn nó sẽ tạo cho Việt Nam những hậu quả tương tự như ở Đức, Áo và Triều Tiên”.

Ngày 10 tháng 7 năm 1954 tân Thủ tướng Pháp là ông Mendès-France đích thân đến Genève để hội đàm với Ngoại trưởng Liên Xô là ông Mikhailovich Molotov. Sau đó ngày 12 và 13 hội đàm với Ngoại trưởng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Châu Ân Lai. 

Kết quả Pháp, Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thỏa thuận giải pháp chia hai nước Việt Nam. Pháp đòi chia ở vĩ tuyến 18. Liên Xô đề nghị vĩ tuyến 17, Trung Hoa đề nghị vĩ tuyến 16, rồi đổi thành vĩ tuyến 17, cuối cùng các bên thỏa thuận vĩ tuyến 17. 

Sau đó, Châu Ân Lai gặp Phạm văn Đồng, áp đặt ý định của các cường quốc. Phạm Văn Đồng ban đầu đòi chia đôi ở vĩ tuyến 13 giờ đành chấp nhận. 

Khrushchev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đệ tam quốc tế, người kế vị Satlin, xác nhận minh thị trong hồi ký của ông: “Chúng tôi có chỉ thị cho nhân viên ngoại giao (tức Molotov, trưởng phái đoàn Nga trong hội nghị Genève) rằng lúc đầu phải cứng rắn, phải đòi giới tuyến tối đa là vĩ tuyến 17. Bất ngờ đối phương nhận ngay, tin đó làm chúng tôi há miệng vì ngạc nhiên và khoái lạc” (bouche bée de stupéfaction et de plaisir). 

Nhà sử học thiên tả của Pháp, ông Jean Lacouture là nhân chứng của phút giây lịch sử đó. Trong quyển “La fin d’une guerre, Indochine 1954″ tr.338 ông viết về ngày 18 tháng 7 lịch sử: “Bỗng nhiên, người mà không ai đợi chờ, ông Tổng trưởng Việt Nam Trần Văn Đổ đứng lên và với một giọng nghẹn ngào cảm động, thốt ra lời phản kháng việc chia đôi đất nước của ông và cách thức người ta định đoạt số phận của người Việt Nam”. 

Ngày 20 tháng7 năm 1954, hiệp ước ngưng chiến tại Việt Nam được ký kết giữa Thiếu Tướng Delteil, đại diện Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương và Thứ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. 

Các nước khác cùng ký vào Hiệp định Genève là Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Lào, Cam-Bốt. Hai chính phủ Quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ không ký vào bản Hiệp định. 

Hiệp Định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm có 6 chương, 47 điều, trong đó các điều chính như sau: 

- Việt Nam chia làm hai vùng tập trung, ranh giới tạm thời từ cửa sông Bến Hải tỉnh Quảng Trị, theo dòng sông đến làng Bồ-Hô-Su biên giới Lào Việt. (Không nói đến vĩ tuyến 17. Trong thực tế, sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 nên người ta nói nước Việt Nam chia hai ở vĩ tuyến 17) Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía Bắc và Quốc gia Việt Nam ở phía Nam. 

- Dọc hai bên bờ sông, thành lập một khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên, để làm ‘’khu đệm’’, có hiệu lực từ ngày 14 tháng 8 năm1954. 

- Thời hạn tối đa để hai bên rút quân là 300 ngày kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. 

Hiệp Định đình chiến Genève không phải là một hòa ước, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam. 

Sau khi Bản hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, các phái đoàn họp tiếp ngày 21 tháng 7 năm 1954 thông qua’ bản ‘’Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương’’ quy định một cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7 năm 1956 dưới sự kiểm soát của một Ban quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. 

Điều đặc biệt là không có phái đoàn nào ký tên vào Bản tuyên bố nầy. Khi chủ tịch phiên họp là ông Anthony Eden (Ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì 7 phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Lào và Cam-Bốt (Cambodia) trả lời miệng rằng ‘’đồng ý’’. Phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không đồng ý, và tự đưa ra tuyên bố riêng của mình. 

Chính phủ Quốc gia Việt Nam phản đối chia cắt đất nước 

Trong Bản Tuyên bố riêng của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam, Bác sĩ Trần Văn Đỗ, Trưởng Phái đoàn, giải thích vì sao phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không ký Hiệp định Genève: “Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của (Quốc gia) Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đã tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia Việt Nam... Vì thế cho nên chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội Nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội Nghị ghi nhận rằng chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện thống nhất, độc lập, và tự do cho xứ sở’’. 

Về phía Hoa Kỳ, Trưởng phái đoàn là ông Bedell Smith cũng đưa ra bản tuyên bố theo đó, tuy không ký vào Hiệp định, nhưng Hoa Kỳ cam đoan không đe doạ hay dùng võ lực để sửa đổi Hiệp định, Hoa Kỳ sẽ nghiêm xét bất cứ một hành vi tái gây hấn vi phạm thỏa hiệp trên đe dọa hòa bình và an ninh thế giới, Hoa Kỳ tôn trọng việc thực hiện thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do đặt dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Ông Bedell Smith kết luận: "Chúng tôi chia sẻ niềm hy vọng rằng các thỏa hiệp nầy sẽ cho phép Cao Miên, Lào và Việt Nam nắm giữ điạ vị của họ, trong độc lập hoàn toàn và chủ quyền đầy đủ, giữa cộng đồng yêu chuộng hòa bình của các quốc gia, và sẽ khiến cho các dân tộc ở các vùng đó có thể tự định đoạt lấy tương lai của mình". 

Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, Chính phủ và quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17. (Dựa theo các tài liệu: “Hiệp Định genève niềm đau và nỗi nhục của đất nước” của, “Nguyên nhân và hậu quả của Hiệp định Geneva 1954” của Trần Đức Tường; Hiệp định Genève, 1954 trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) 

Căn cứ những sự kiện lịch sử nói trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: Hội nghị Genève do các cường quốc Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chủ trương với mục đích chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Pháp không còn muốn giử Đông Dương làm thuộc địa; ông Hồ Chí Minh chấp thuận ngưng chiến do lo sợ nếu tiếp tục Hoa Kỳ sẽ can thiệp. 

Điều đáng lưu ý là: 

- Chính Cộng sản Việt Nam (Phạm Văn Đồng) đã đưa ra đề nghị chia cắt đất nước. 

- Cộng sản Việt Nam muốn chia đôi ở vĩ tuyến 13, nhưng bị áp lực của quốc tế, đáng kể nhất từ “đồng minh” của họ là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nên phải chấp thuận vĩ tuyến 17. 

- Quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ không ký vào Bản hiệp định và Bản thông báo cuối cùng. 

Quốc gia Việt Nam tiên đoán sẽ có chiến tranh, Hoa Kỳ đã ám chỉ có thể có vi phạm; riêng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì đã chuẩn bị đánh miền Nam trước khi ký hiệp định qua việc chôn giấu vũ khí, cài cán bộ ở lại miền nam. 

VIệt Nam Cộng Hòa không hề vi phạm hiệp định Geneve khi từ chối hiệp thương thống nhất năm 1956 

- Việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất vào ngảy 20 tháng 7 năm 1956 theo qui định trong “Bản tuyên bố cuối cùng” tùy thuộc hoàn toàn vào 2 bên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Với lợi thế về dân số (17 triệu so với 14 triệu người) và lợi thế của việc cài cán bộ ở lại miền Nam, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã kiên trì đòi nước Việt Nam Cộng Hòa hiệp thương để bàn thảo thống nhất đất nước; nhưng đã bị từ chối. 

Do sự từ chối này mà đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa “tố cáo” chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ vi phạm hiệp định Geneve, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước. 

Như diễn tiến của Hội nghị Geneve cho thấy, Việt Nam Cộng Hòa không hề ký vào Bản hiệp định và nhất là Bản tuyên bố cuối cùng. Hơn nữa, Việt Nam Cộng Hòa đã ra thông báo minh thị phản đối sự chia cắt, do đó Việt Nam Cộng Hòa không có nghĩa vụ phải thực hiện hiệp định và bản tuyên bố cuối cùng. Và như vậy, không thể cho rằng Việt Nam Cộng Hòa vi phạm hiệp định. 

Về văn bản chính thức của hiệp định Geneve, Pháp và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có nghĩa vụ phải thi hành do cả hai đã ký vào văn bản này. 

Khi để lại vũ khí và cán bộ ở miền Nam Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã vi phạm điều 2; khi sử dụng quân đội đánh Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã vi phạm các điều 6, 19, 24 của Hiệp định. 

Ở Nam Hàn, Hoa kỳ và các nước Đồng minh đã bảo vệ thành công quốc gia này chống lại âm mưu thống nhất bằng vũ lực của chế độ Cộng sản Bắc Hàn. Đất nước Đại Hàn tiếp tục bị chia cắt, dân hai miền tiếp tục chịu nỗi đau ly tán; tuy nhiên, một nửa nước Đại Hàn vẫn được hưởng tự do, thịnh vượng, hàng năm cùng với Liên Hiệp Quốc viện trợ cứu đói cho dân Bắc Hàn. Và dân hai miền không mất hy vọng sẽ tái thống nhất trong hòa bình. 

Ờ Việt Nam, Hoa Kỳ và Đồng minh cũng mang quân đến giúp Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm chiếm của chế độ Cộng sản miền Bắc được Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ; nhưng vì nhiều lý do đã thất bại. Vì vậy đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới có thể rêu rao với dân Việt 

rằng họ có công thống nhất đất nước. 

Thất mỉa mai khi chính kẻ ra tay chia cắt lại kể công đã thống nhất với cái giá mà dân Việt phải trả là hàng triệu thanh niên 2 miền mất mạng trên chiến trường, hàng triệu dân thường chết oan, nền kinh tế đất nước kiệt quệ; còn hậu quả thì tận cùng thương đau khiến ông Ronald Wilson Reagan tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (198-1989) lên tiếng: “Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau.” 

Trước 1975, ca sĩ Joan Baez là một trong những khuôn mặt nổi bật nhất của giới trí thức Mỹ, của phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam. 

Ngày 30 tháng 5 năm 1979, ca sĩ này-chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc tế Humanitas, đã bỏ ra 53 ngàn dollars để đăng trên 4 tờ báo lớn của Mỹ (New York Times, Washington Post, Los Angeles Times, và San Francisco Chronicle) một bức thư ngỏ gửi chính quyền nước CHXHCNVN, gọi là “Open letter to The Socialist Republic of Vietnam” có chữ ký của bà cùng 83 nghệ sĩ phản chiến của Mỹ. Bức thư ngỏ của Joan Baez, có những đoạn như sau: 

“...Cách đây bốn năm, nước Mỹ chấm dứt sự hiện diện 20 năm của mình tại Việt Nam. Đáng lẽ bây giờ là lúc ăn mừng lễ kỷ niệm đệ tứ chu niên, nhưng ngược lại, bây giờ là thời điểm để than khóc.
Chua chát bi thảm thay, sự độc ác, sự bạo tàn, và sự áp bức mà các thế lực ngoại bang đã thực hành trên đất nước Việt Nam suốt hơn một thế kỷ, thì hôm nay lại được tiếp tục thực hành dưới chế độ đương thời ở Việt Nam.

Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, mà nhiều người trong số đó mang “tội ác” chỉ vì có lương tâm, đang bị bắt bớ, giam cầm và tra tấn trong những nhà tù và những trại cải tạo. Thay vì mang đến niềm hy vọng và sự hòa giải cho đất nước Việt Nam điêu tàn vì chiến tranh, chính quyền của quý vị đã sáng tạo ra một cơn ác mộng đau đớn làm mờ nhạt đi những tiến bộ đáng kể về nhiều lãnh vực của xã hội Việt Nam…

… Chúng tôi đã nghe những câu chuyện khủng khiếp từ dân chúng Việt Nam – từ các công nhân đến các nông dân, những nữ tu sĩ Công giáo và những tăng sĩ Phật giáo, từ những người vượt biển, những nghệ sĩ và những chuyên gia và những người đã từng sát cánh chiến đấu cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Các nhà giam đang tràn ngập hàng ngàn và hàng ngàn người bị bắt bớ. Nhiều người bị thủ tiêu và không bao giờ còn thấy xác. Nhiều người bị chở đến những trung tâm cải tạo, cho ăn một khẩu phần chết đói bằng cơm nguội, bị bắt ngồi xổm với hai cổ tay trói vào hai cổ chân, bị ngạt thở trong những thùng sắt conex. Nhiều người bị sử dụng như những công cụ rà mìn, dọn những bãi mìn chưa nổ bằng hai tay và hai chân của họ… Đối với nhiều người, cuộc sống là địa ngục và họ chỉ cầu nguyện để được chết đi…” 

Ông Phạm Đình Trọng, một nhà văn miền Bắc phát biểu: “Những người Cộng sản Việt Nam ðã cắt ðôi ðất nước Việt Nam, chia ðôi dân tộc Việt Nam rồi họ lại lấy máu của chính dân tộc Việt Nam ðể thống nhất ðất nước, ðể họ nghiễm nhiên thống trị cả nước không cần lá phiếu bầu chọn của người dân! Những người Cộng sản Việt Nam coi ðó là chiến thắng vĩ ðại của họ. Còn với dân tộc Việt Nam ðó là keo thua ðau ðớn tức tưởi!” 

Thống nhất bằng xương máu hàng triệu người Việt 2 miền 

Thống nhất đất nước là nguyện vọng của người dân ở những quốc gia bị chia cắt. Nhưng phát động chiến tranh để thống nhất là điều không người dân nào muốn. 

Chúng ta hỏi Đảng Cộng sản, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rằng tại sao không dành tài nguyên, của cải, sức lực phát triển miền Bắc, làm cho kinh tế phồn thịnh, dân chúng no ấm, thi đua cùng Việt Nam Cộng Hòa rồi sau đó bàn việc giao thương, đi lại thăm viếng giữa 2 miền, cuối cùng đi đến thống nhất trong hòa bình? 

Chúng ta hỏi Đảng Cộng sản, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rằng sao không chọn biện pháp hòa bình để thống nhất như Đông Đức và Tây Đức đã làm? 

Chúng ta đã được trả lời bằng sự dối trá: rằng đế quốc Mỹ xâm lược. 

Khi Bắc Triều Tiên xua quân đánh Nam Triều Tiên để thống nhất nước Đại Hàn, Liên Hiệp quốc đã ra nghị quyết chống lại hành động ấy và đã có 15 quốc gia tham gia cùng với Hoa Kỳ can thiệp, bảo vệ Nam Triều Tiên. 

Hoa Kỳ và các đồng minh cũng làm như vậy khi Bắc Việt đưa quân xâm chiếm Nam Việt. 

Phải chăng vì Hoa Kỳ đã thất bại trong lý tưởng cao cả của mình ở miền Nam nên Hoa Kỳ đã trở thành xâm lược, vì “thắng là vua, thua là giặc”

Nhưng câu tục ngữ ấy chỉ là một câu mỉa mai! 

Giá phải trả của sự thống nhất 

Nạn nhân chiến tranh 

Wikipedia trong tài liệu “Chiến tranh Việt Nam” cho biết số tổn thất nhân mạng của cuộc chiến: 

Việt Nam Cộng hòa
Chết: ~250.000-316.000 
Bị thương: ~1.170.000

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam
Chết và mất tích: 444.000-1.100.000
Bị thương: ~600, 000+ 

Thường dân Việt Nam: 2.000.000–5.100.000* 

Tình hình đất nước sau khi thống nhất 

Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã làm gì cho dân tộc sau khi thống nhất đất nước? 

Dưới đây là tóm tắc những gì họ đã làm: 

- Bắt và kết án tử hình, tù có thời hạn hoặc vô thời hạn nhiều văn nghệ sĩ, giáo sư, tu sĩ Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo bị cho là phản động. 

- Buộc người dân nộp tất cả sách báo xuất bản ở miền Nam để tiêu hủy, tương tự như lúc tiếp thu Hà Nội năm 1954. (Bắt chước cách mạng văn hóa của Trung Cộng?), xóa bỏ văn hóa, đạo đức cũ…xây dựng văn hóa mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới chủ nghĩa xã hội dẫn tới giáo dục khủng hoảng, đạo đức suy đồi. 

- Bắt hàng trăm ngàn quân nhân cộng chức miền Nam đi “hoc tập cải tạo (thực tế là đi tù khổ sai không tuyên án) từ 3 năm đến 17 năm. 

- Đổi tiền có hạn mức (nhằm san bằng giàu nghèo trong xã hội?), khiến dân miền Nam bổng dưng mất tiền dành giụm phòng ốm đau, ma chay, cưới hỏi… 

- Vận động dân Sài Gòn đi hồi hương, kinh tế mới (thực chất là trục xuất họ khỏi thủ đô) dẫn đến mất nhà, mất phương tiện sinh sống. 

- Đánh tư sản, tịch thu vàng, bạc, trang sức đá quý của họ; cải tạo công thương nghiệp, xóa bỏ kinh tế tư nhân, quốc hữu hóa tư liệu sản xuất (đất đai, nhà máy, xí ngiệp, máy móc thiết bị) hậu quả khiến kinh tế kiệt quệ, dân cả nước ăn bo bo thay gạo, nhu yếu phẩm cung cấp theo nhân khẩu. 

- Người dân không có bất cứ quyền tự do nào từ tự do tư tưởng, báo chí, tôn giáo, lập hội, đến tự do đi lại. 

- Sự cai trị khắt nghiệt của nhà nước CS khiến hàng triệu người liều lĩnh bất chấp hiểm nguy vượt biển tìm đến miền đất tự do dù là xứ người, khiến hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên biển. 

Trong bài viết “Trại cải tạo sau 30-4-1975: Lục lại một báo cáo của Ân xá Quốc tế năm 1981” của tác giả Quỳnh Vi có những đoạn: 

Tháng 12/1979, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã có chuyến làm việc chính thức 10 ngày tại Việt Nam về vấn đề giam giữ các cựu quân nhân, nhân viên và quan chức của chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) sau ngày 30/4/1975. 

Tháng 3/1981, Ân xá Quốc tế đã công bố một bản báo cáo dài 26 trang về kết quả của chuyến đi đó, cho rằng, việc nhà nước Việt Nam tiến hành bắt bớ các cựu quân nhân, nhân viên và quan chức VNCH, cùng những người bất đồng chính kiến khác, cũng như giam giữ họ liên tục không thông qua xét xử từ 1975 đến 1979, là vi phạm vào Điều 11 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, cũng như các Điều 5 và 9 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, là những điều luật quốc tế nghiêm cấm các hành vi bắt người tùy tiện và giam giữ không thông qua xét xử của nhà nước. 

Ân xá Quốc tế cũng nêu ra những hồ sơ bị bắt giam và đưa đi cải tạo của những người không nằm trong quân đội hay chính quyền Sài Gòn cũ. 

Những trường hợp nổi bật và được nêu đích danh trong báo cáo gồm có cựu Khoa trưởng Đại học Luật khoa Sài Gòn (1973-1975) Vũ Quốc Thông, một chính trị gia đối lập tại miền Nam là Hồ Hữu Tường, và nhà văn Duyên Anh. 

Ngoài ra, báo cáo cũng nói đến vấn đề áp dụng bắt buộc học tập cải tạo đối với những người đã bị bắt khi tìm cách rời bỏ Việt Nam không chính thức. Tức là những người “vượt biên” bất thành tại Việt Nam sau 30/4/1975. 

Bộ luật Hình sự 2015 vừa được thông qua tháng 6/2017 vẫn giữ Điều 347 về việc xử lý hình sự tội xuất nhập cảnh trái phép, và Điều 121 cho tội trốn đi nước ngoài để chống chính quyền nhân dân. 

Trong khi đó, từ năm 1981, báo cáo của Ân xá Quốc tế đã cho rằng, nhà nước không thể xử lý hình sự những người muốn rời bỏ Việt Nam, cho dù họ ra đi dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa. 

Ân xá Quốc tế trích dẫn Điều 13 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Điều 12, phần 2 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Theo đó, một người luôn luôn có “quyền tự do rời bỏ bất kỳ quốc gia nào, kể cả quê hương của họ”. 

Và vì vậy, Ân xá Quốc tế đã bày tỏ sự quan ngại, cũng như yêu cầu Việt Nam chấm dứt việc bắt giam và đưa đi cải tạo (cho dù là ngắn hạn) những người vượt biên không thành công. Vì đó cũng là một hành vi vi phạm quyền con người dựa theo luật Quốc tế. 

Báo cáo của Ân xá Quốc tế cũng đưa ra những quan ngại về việc người bị giam tại các trại cải tạo bị tra tấn và nhục hình. 

Bản báo cáo năm 1981 đã đơn cử trường hợp của chính trị gia Hồ Hữu Tường. Vào thời điểm phái đoàn của Ân xá Quốc tế đến Việt Nam, ông Tường đã bị giam giữ không thông qua xét xử trên 2 năm. 

Tháng 6, 1980, mặc dù đã biết ông mang bệnh hiểm nghèo và đã đi vào giai đoạn cuối nhưng chính quyền vẫn không đồng ý trả tự do để ông có thể đoàn tụ cùng gia đình ở Sài Gòn. Ngược lại, họ đã chuyển ông từ trại cải tạo ở Xuyên Mộc, Bà Rịa đến bệnh xá của trại giam Hàm Tân, Minh Hải. Ba tuần sau, ông qua đời ngay sau khi được trả về với gia đình.  (hết trích) 

Thời còn chiến tranh, nước VNDCCH đã bắt giử và kết án nặng nề người dân vì những lý do vu vơ: 

Ngày 8 tháng 1 năm 1971, 7 công dân đã bị bắt đưa ra tòa, kết tội “tuyên truyền văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa đế quốc” (thực tế vì hát “nhạc vàng”) trong đó ông Phan ThắngToán bị tuyên án 15 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Đắc12 năm tù giam và ông Nguyễn Văn Lộc (biệt danh Lộc Vàng) 10 năm tù giam. 

Trước đó 10 năm, nhà văn Phùng Cung vì viết một truyện ngắn- truyện có tựa “Con ngựa già của Chúa Trịnh” mà bị nhà cầm quyền CS miền Bắc kết án 12 năm cải tạo, từ năm 1961 đến 1973. 

Sau khi đất nước thống nhất, nhà nước CHXHCNVN tiếp tục đàn áp, bắt và kết tội người dân đấu tranh ôn hòa cho dân chủ, nhân quyền; và tệ hơn, sử dụng công dân của mình như con tin để đổi chác với nước ngoài: 

Trước hoặc sau chuyến thăm của nguyên thủ một cường quốc đến nước ta hoặc lãnh đạo nước ta đi thăm các nước ấy nhà cầm quyền thường thả 1, 2 người tranh đấu để “làm quà tặng họ” 

Trước chuyến công du sang Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng 6 năm 2007, nhà cầm quyền CSVN đã phóng thích tù nhân chính trị Nguyễn Vũ Bình, người đã bị giam 5 năm, và Luật sư Lê Quốc Quân, người đã bị bắt giữ và kết án với tội danh âm mưu lật đổ chính phủ; 3 ngày trước cuộc viếng thăm của TT Hoa Kỳ Obama, họ trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý; 

Trước chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, họ thả Luật sư Trần Kim Thành và cho bà sang Hoa Kỳ tỵ nạn. 

Điều đáng quan tâm nữa, là sau các cuộc thăm viếng ấy, nhà cầm quyền CSVN lại bắt người khác. 

Sử dụng côn đồ để hành hung đánh đập người dân 

Ngày 1-12-2005, cụ Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết Học Mác-Lênin đi Mỹ trị bệnh về bị nhóm côn đồ đánh vào người, ném vào nhà một lô mắm tôm pha chung với dầu nhớt xe”. (Dân chủ cho Việt Nam online ngày 22-2-2012) 

Ngày 24 tháng 2 năm 2012, linh mục Nguyễn Quang Hòa, thuộc giáo xứ Kon Hring, huyện Đắc Hà, Kontum đi làm lễ an táng tại một làng trên đường về đã bị ba côn đồ đánh đến trọng thương”. (RFA online này 27-2-2012) 

Một phóng viên báo Nông Thôn Ngày nay chụp cảnh xe công an đuổi bắt người không đội nón bảo hiểm, gây tai nạn giao thông, đã bị ba thanh niên nắm gáy bóp cổ đòi giao nộp điện thoại, máy ảnh và giấy tờ cá nhân, dọa nếu bức ảnh nào xuất hiện trên báo hoặc trên mạng sẽ “móc thủng mắt, đốt nhà và giết cả nhà các phóng viên”. (Dân Trí online ngày 25-2-2012) 

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà trí thức trẻ Phạm Hồng Sơn, chị Trần Khải Thanh Thủy, chị Trần Thị Nga, luật sư Trần Đình Triển cũng bị nhà cầm quyền cho côn đồ hành hung, khủng bố tương tự. 

Tất cả những người kể trên đã tranh đấu ôn hòa với nhà cầm quyền CS, hoặc biểu tình chống Trung quốc. 

Nghĩ mà xem! Là chính phủ có nhiệm vụ giữ gìn sự an vui của dân mà lại liên kết với bọn lưu manh để trấn áp công dân lương thiện! 

Nghĩ mà xem! Là chính phủ có nhiệm vụ chống lại bọn bắt cóc mà lại bắt công dân của mình làm con tin để làm quà, đổi chác quyền lợi với nước ngoài! 

Bắt đưa vào bệnh viện tâm thần công dân không hề có bệnh. 

50 năm trước chế độ Sô Viết đã đưa vào trại tâm thần những người chống đối họ: năm 1969 Liên Xô bắt và đưa vào trại tâm thần tướng Grigorenko vì ông ủng hộ phong trào tự trị của dân Tatars. Từ đó, mỗi năm có trung bình 10 người chống đối bị đưa vào nhà thương điên. Năm 1971, số người ly khai chính trị bị bắt là 85 trong đó 24 người bị đưa vào trại tâm thần.  (“Mật thư tôi ác của CNCS”, tác giả Stephane Courtois et al.) 

Biện pháp này cũng được Trung quốc áp dụng đối với các học viên Pháp luân công từ 1999. Đã có hàng ngàn người bị đưa vào các viện tâm thần, bị tiêm “thuốc an thần”, “thuốc chống loạn thần kinh”  (“Cuộc đàn áp Pháp luân công”, Wikipedia) 

Tưởng hành động tàn bạo ấy không còn diễn ra trong thế kỷ 21; thế nhưng nhà cầm quyền CSVN đã sử dụng cách ấy đối với bà Bùi Kim Thành, một luật sư vì bà tranh đấu cho nạn nhân bị đối xử bất công về đất đai. 

Họ cũng đã đưa ông Lê Anh Hùng- người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền vào trại tâm thần, không chỉ một lần mà đến 4 lần. 

Sự thống nhất đất nước của đảng & nhà nước CSVN đã khiến đất nước rơi vào 2 cuộc chiến tranh: với Cam Bốt từ năm 1977 đến 1989 khiến trên 55.000 binh sĩ và dân thường thiệt mạng; với Trung quốc năm 1979 khiến 20.000 binh sĩ thương vong, 10.000 dân thường thiệt mạng. 

Dưới tên nước VNDCCH ở miền Bắc trước đây và CHXHCNVN sau khi thống nhất đều có khẩu hiệu: Độc lập-Tự do- Hạnh phúc; tuy nhiên không hề có độc lập, tự do và hạnh phúc. 

- Không có độc lập: Cũng như lúc còn chiến tranh, nước VN thống nhất lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc về cả chính trị lẫn kinh tế. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất, thường xuyên tái diễn tình trạng khi Trung quốc không mua, nông sản Việt Nam tồn đọng phải bán lổ hoặc bỏ đi; về chính trị mặc dù bị Trung quốc xua quân đánh vào 6 tỉnh biên giới năm 1988 gây nhiều đau thương cho dân tộc, Việt Nam vẫn phải năn nỉ bình thường hóa quan hệ, để Trung quốc bắn giết ngư dân mà không dám chống lại; khi Trung quốc đánh chiếm đảo Trường Sa, Việt Nam phản ứng bằng cách đưa lính không vũ khí đến giành lại đảo khiến 64 chiến sĩ hải quân bị bắn chết, không cho dân biểu tình phản đối Trung quốc… 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 10, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt khoảng 140, 6 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai nước có lượng hàng xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất, đạt lần lượt là 40, 24 tỷ USD và 26 tỷ USD. 

Không có tự do: 

Mặc dù trong hiến pháp ghi đầy đủ quyền của người dân, trên thực tế dân không có quyền ra báo, lập đảng, lập hội, những người chỉ trích nhà nước bị qui tội phản động, bắt vào tù, dân không được tự do đi lại, cư trú (phải đăng ký tạm trú tạm vắng), nhà nước có quyền trưng dụng tài sản của dân, không được tụ tập quá 5 người đề đạt nguyện vọng(ở các quốc gia dân chủ chi áp dụng khi có bạo loạn, chiến tranh, chính phủ ban hành tình trạng thiết quân luật) 

Báo cáo Tự do Thế giới (Freedom in the World) năm 2017 của Freedom House đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước không tự do (not free), đạt 20/100 điểm và xếp thứ 181 trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Báo cáo này được công bố lần đầu vào năm 1972. Lúc đó, Việt Nam được phân định thành hai miền. Miền Nam được đánh giá là tự do hơn miền Bắc và hầu hết các nước Đông Nam Á, chỉ kém Malaysia.  (Trích “Freedom House đo chỉ số tự do của Việt Nam từ năm 1972. Đây là kết quả.”) 

Học viện Cảnh sát nhân dân Việt nam dựng tượng Felix Dzerzhinsky

Thật khó tin rằng một bức tượng của Felix Dzerzhinsky vừa được khánh thành trước trụ sở Học viện Cảnh Sát Nhân Dân Việt Nam. Bởi vì, dù khinh thường dư luận quốc tế bao nhiêu, đảng Cộng sản Việt Nam cũng không thể một cách lộ liễu dựng tượng một người đã từng tuyên bố "giết_không_cần_hỏi_cung_mới_làm_cho_người_ta_sợ." 

Đã có nhiều người bị bắt vào đồn CA hôm trước, hôm sau đã chết. Phải chăng CAVN noi gương Felix Dzerzhinsky? 

Sau 10 năm đóng cửa với thế giới, năm 1985, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đổi mới, từ bỏ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo kinh tế thị trường, mở cửa giao thương với các quốc gia trên thế thế giới, kêu gọi nước ngoài đầu tư nên nền kinh tế dần dần đi lên, đường xá được mở rộng, cao ốc mọc lên, hạ tầng được nâng cấp nhưng chỉ ở đô thị và phần lớn do nguồn kinh phí vay nước ngoài (con cháu trả nợ), còn ở nông thôn dân còn thiếu nước sạch, học sinh đến trường phải đu giây qua sông suối. 

Tham nhũng tràn lan 

Số tiền vào túi quan tham lên đến ngàn tỉ. 

Chỉ số nhận thức tham nhũng do Tổ chức Minh bạch thế giới công bố dựa trên ý kiến chuyên gia toàn thế giới về tham nhũng trong lĩnh vực công. Năm 2014, ba nước được đánh giá là trong sạch nhất là Đan Mạch, New Zealand và Phần Lan. Singapore là quốc gia châu Á duy nhất lọt top 10 với 84 điểm, xếp thứ 7. Việt Nam xếp hạng 119 trên 174 nước với 31 điểm.  

(“Chủ tịch nước: 'Xấu hổ khi Việt Nam bị xếp hạng tham nhũng cao'” 

VN Express Thứ bảy, 5/12/2015 | 16:02 GMT+7) 

Thứ ba, 20/11/2012 | 15:53 GMT+7 

4 ngành tham nhũng nhiều nhất 

Theo kết quả khảo sát được Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới công bố sáng 20/11, 4 lĩnh vực bị đánh giá tham nhũng nhiều nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. 

“Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.  (phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan) 

Doanh nghiệp nhà nước thua lỗ 

Báo Nông Nghiệp Việt Nam chua xót, “Chỉ mỗi việc đào khoáng sản lên bán nhưng TKV đang trở thành cục nợ khổng lồ”.

Kết quả Thanh tra KTV của Bộ Tài chính vừa công bố, tổng số tiền nợ phải trả của KTV là 100.343 tỷ đồng, bằng chữ Một trăm nghìn ba trăm bốn mươi ba tỷ đồng, bằng số: 100.343.000.000.000. Số nợ này bao gồm: 37.609 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 62.734 tỷ đồng nợ dài hạn. (Trích bài viết “TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN-KHOÁNG SẢN VN (TKV) VÀ MÓN NỢ HƠN 100 NGÀN TỶ ĐỒNG”. FB Ngô Nguyệt Hữu 5-4-2017; GS Nguyễn Đình Cống trích lại) 

Giáo dục bế tắc, suốt hơn 40 năm năm nào cũng cải cách, HS tiểu học vẫn chưa được học miễn phí, bằng cắp giả tràn lan, sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, số sáng kiến do nông dân, thợ làm được nhiều hơn của kỷ sư; tiến sĩ, thạc sĩ không nói được tiếng Anh… 

Đạo đức xuống thấp tận đáy: con giết cha, chồng giết vợ, vợ đốt chồng, cha, ông hãm hiếp con, cháu… 

Thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại lan tràn. 

Tuyên bố trẻ em từ 6 tuổi khám bệnh miễn phí nhưng lại thu tiền. 

Tuyên bố thực hiện công bằng xã hội nhưng chênh lệch giàu- nghèo, nông thôn-thành thị, chênh lệch tiền thưởng Tết giữa người lao động… cao ngất ngưỡng. 

Tuyên bố là chính phủ của giai cấp Công nhân mà để nhà thầuTư bản đầu tư bóc lột thậm tệ công nhân Việt: hạn chế thời gian đi vệ sinh, bắt công nhân cởi truồng khám xét khi ra về, bắt công nhân đứng phơi nắng ngoài trời khi vi phạm nội qui. 

Dân nông thôn chịu hàng trăm thứ thuế. 

Bồi thường khi thu hồi đất cho dân với giá thấp rẻ mạt, cấp cho người đầu tư giá cao ngất ngưỡng. 

Chính trị vẫn không đổi, vẫn độc quyền đảng trị, bóp nghẹt tự do dân chủ, nhân quyền. 

Hàng triệu người mất quê hương, hàng trăm ngàn người chết trên biển 

Các chính sách của đảng và nhà nước Cộng sản sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Việt Nam đã khiến cho hàng triệu người Việt Nam gồm cả người miền Bắc phải lìa bỏ quê cha đất tổ, bất chấp hiểm nguy đến tánh mạng, vượt biên bằng thuyền đến các nước tự do, làm rúng động dư luận thế giới, được giới truyền thông quốc tế gọi là "Thuyền nhân." 

+ Các nước hỗ trợ lập trại tị nạn: Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan, Nhật, Indonesia, Philippines. 

+ Các nước hỗ trợ nhập và tái định cư cho các thuyền nhân: Mĩ, Thái Lan, Anh, Úc, Pháp, Đức, Canada, Soviet. 

Ngoài ra còn một số thuyền nhân trôi dạt sang các nước xa xôi khác. Hoặc được các quốc gia phát triển khác nhận nhập cư và hỗ trợ tái định cư nhưng các nước trên là tiêu biểu và có số lượng lớn nhất. 

Tổng số thuyền nhân đã vượt biển được ước tính từ 1-2 triệu người do qui mô lớn, diễn ra trong thời gian dài. 

Số Thuyền Nhân thiệt mạng trong quá trình tìm đường tị nạn được ước tính vào khoảng 200.000 - 600.000 người do bị bão, bị chết máy, bị đi lạc, bị hải tặc Thái Lan cướp, hãm hiếp, quăng xuống biển, chết vì đói khát, bệnh tật. Thậm chí, trong một số trường hợp có người buộc phải ăn thịt người chết để sống. Cuộc sống thiếu đói, bệnh tật, chết vì sốt rét ở các trại tị nạn, điển hình là ở Malaysia. 

Di chúc của Tiền nhân 

Trần Nhân Tông (1278 – 1293), một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam đã để lại di chúc cho con cháu. Bản di chúc có đoạn sau: 

"…Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo.  Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu. Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của Tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".  Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu". 

Con cháu của vua Trần Nhân Tông có nghe theo lời căn dặn? 

Thời còn chiến tranh, trong khi phải đương đầu trối chết với cuộc chiến do người anh em Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát động, ngày 19 tháng 1 năm 1974, Việt Nam Cộng Hòa cũng đã quyết chiến chống lại quân Trung Cộng xâm chiếm đảo Hoàng Sa. 

Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tuy không bảo vệ được Hoàng Sa và phải chịu thiệt hại khá nặng với 1 chiến hạm bị chìm, 3 chiếc trúng đạn, 74 binh sĩ hy sinh, 16 bị thương, 49 bị bắt ; tuy nhiên đứa con miền Nam đã chứng tỏ sẳn sáng hy sinh vì sự toàn vẹn của đất mẹ (Phía Trung Cộng 1 tàu trọng thương, 3 tàu bị thương, 18 binh lính thiệt mạng, 67 bị thương) 

Sau trận chiến Việt Nam Cộng Hòa tố cáo sự xâm lược của Trung Cộng trước Liên Hiệp Quốc, đề nghị dư luận quốc tế lên án Trung Cộng, đồng thời kêu gọi người anh em miền Bắc với tư cách là người Việt lên án Trung Cộng, nhưng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã từ chối. 

Đảng Cộng sản Việt Nam có làm theo lời căn dặn của tổ tiên? 

Hồ Chí Minh đã nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta hãy cùng nhau giử nước”; Trương Tấn Sang nói mỗi tấc đất của tổ quốc là thiêng liêng. 

Không thể tin được lời nói của 2 nhà lãnh đạo đảng Cộng sản ấy vì chính quyền mà họ lãnh đạo trên thực tế đã xem nhẹ lãnh thổ, đất đai, núi non, sông biển của tổ quốc. 

Mất đất, mất đảo, mất biển cha ông để lại. 

Dưới đây là bản dịch nguyên văn tuyên bố của Trung Cộng rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của họ: 

Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải

(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) 

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố: 

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. 

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. 

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. (Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện)

Chú thích: Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands. Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu Nansha) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands

Ông Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam giải thích vào năm 1974: "Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ". Và, "vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình" (ông Hoàng Tùng, Tổng Biên Tập báo Nhân Dân thuật lại.) 

Nhượng đất đai, nhượng biển cho Trung Quốc 

“Để có thể đứng vững, sau năm 1975, CSVN dựa vào Liên Xô cho đến năm 1990. Khi Liên Xô sụp đổ, CSVN thần phục Trung Cộng. Cho đến nay, chưa ai biết nội dung hội nghị Thành Đô (Trung Hoa), trong hai ngày 3 và 4-9-1990 giữa CSVN với Trung Cộng. Chỉ biết sau hội nghị nầy, CSVN nhục nhã ký hai hiệp ước liên tiếp: 1) Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc ngày 30-12-1999, nhượng cho Trung Cộng ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc, một số diện tích đất biên giới. 2) Hiệp ước phân định lãnh hải ngày 25-12-2000, mất vào tay Trung Cộng 10, 000 km2 mặt biển Vịnh Bắc Việt.” (Trích bài viết “Chính thống hay ngụy quyền?” của Tác Giả Trần Gia Phụng

Năm 1988, khi Trung Cộng đưa quân chiếm quần đảo Trường Sa, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam phản ứng thế nào? 

Phản ứng trước việc Trung Cộng cho quân xâm chiếm Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam cho tàu vận tải chở binh sĩ ra giành lại, chỉ trang bị một ít súng cá nhân. 

Báo chí Cộng sản gọi sự kiện ngày 14 tháng 3 năm 1988 là hải chiến; sự thật không hề có cuộc đọ súng giữa hải quân 2 phía. 

Ông Lê Đức Anh- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi ấy ra lệnh quân đội không được nổ súng. Binh sĩ từ tàu đậu ngoài khơi lội bộ vào bị quân Trung Cộng bắn khiến 64 binh sĩ tử thương, sau đó tàu chiến Trung Cộng bắn chìm tàu vận tải Việt Nam. 

Ông Nguyễn Cơ Thạch, cụu bộ trưởng ngoại gia đã đã nêu lên câu hỏi “ai ra lịnh không được nổ súng?” trong buổi họp Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam. Do câu hỏi ấy mà ông Thạch bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị. 

Lê Mã Lương -thiếu tướng Cộng sản Việt Nam, đã thực hiện một video clip tung lên YouTube ngày 14-6-2014 với tựa “Ra trận không được nổ súng” tố cáo sự hèn hạ của chính quyền CSVN. 

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói thẳng: "Hải quân Việt Nam có bắn lại quân Trung Quốc phát súng nào đâu. Hải quân Việt Nam lên đảo trước vào ban đêm. Đến sáng hôm sau, Trung Quốc mới lên. Trung Quốc dùng súng máy bắn vào 48 cán bộ chiến sĩ trên đảo Gạc Ma. Tôi gọi trận Gạc Ma là một trận thảm sát của hải quân Trung Quốc với hải quân Việt Nam.Vụ Gạc Ma phải nói thẳng cho thế giới biết rằng đó là một cuộc thảm sát. Không có một trận hải chiến nào ở đây cả." 

Sau khi thống nhất, “Những người Cộng sản Việt Nam coi ðó là chiến thắng vĩ ðại của họ. Còn với dân tộc Việt Nam ðó là keo thua ðau ðớn tức tưởi!”, “cuộc sống là địa ngục”, “ngàn năm tăm tối”. 

CA bắt giam Blogger Mẹ Nấm vì phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 

Lúc 17 giờ chiều 21/5/2013, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị CA Nha Trang bắt giam trái phép, sau khi cô cùng bạn bè tham gia phân phát cho người dân bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cùng những quả bóng bay mang nội dung ‘Quyền Con người của Chúng Ta phải được tôn trọng’. 

Cùng bị bắt giữ chung với Mẹ Nấm là blogger Binh Nhì – Nguyễn Tiến Nam. Cả hai bị áp giải về trụ sở CA phường Lộc Thọ, sau đó bị tách riêng để giam giữ và thẩm vấn. 

Được biết, trong chiều nay, hai blogger Mẹ Nấm và Nguyễn Tiến Nam đã phát tận tay cho người dân hàng trăm bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền, cùng những quả bóng bay màu xanh. 

Trong lúc bắt người và tra khảo, phía CA cáo buộc Mẹ Nấm đã phạm tội ‘phân phát tài liệu phản động’. Bằng chứng được cơ quan CA gọi là ‘tài liệu phản động’ thực ra chính là Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền. 

CSVN đàn áp giáo dân và người bất đồng chính kiến 

Washington, D.C. 17.5.2013 – Hạ nghị sỹ Ed Royce (Đảng Cộng hoà – tiểu bang California), Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện, đã giới thiệu H.Res. 218, dự luật kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì sự vi phạm quyền tự do tôn giáo trắng trợn của họ. 

Chủ tịch Royce phát biểu: “Thật không may, tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn rất nghiêm trọng. Như tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đã nêu trong bản phúc trình về tình hình các quốc gia năm 2013, Việt Nam gần như đàn áp mọi quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo. Trên thực tế, Việt Nam đã thụt lùi về nhân quyền.” 

Chủ tịch Royce phát biểu: “Việt Nam hiện nay không có tự do tôn giáo. Thay vì thế, chúng ta nhìn thấy những màn đánh đập bằng gậy và roi điện của cảnh sát, của côn đồ thuê mướn, và của an ninh tôn giáo. Chúng ta nhìn thấy sự từ chối thừa nhận hơn 600 nhà thờ Tin Lành của người Hmong, điều đã dẫn đến những sách nhiễu, bắt bớ và phá hoại nhà cửa. Và chúng ta nhìn thấy việc bỏ tù 355 giáo hữu Tin Lành người Thượng vì họ đã tiến hành các cuộc biểu tình ôn hoà để đòi hỏi quyền lợi đất đai và quyền tự do tôn giáo ở Tây Nguyên. 

“Chỉ trong sáu tuần đầu tiên của năm 2013, ít nhất 40 nhà bất đồng chính kiến đã bị kết án trong những phiên toà trá hình. Điều đó có nghĩa là chỉ trong vòng hai tháng, nhà cầm quyền cộng sản đã vượt qua ‘thành tích’ của cả năm 2012. Và bất chấp hành động đó, Việt Nam vẫn đang tích cực theo đuổi một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. 

“Đã đến lúc cần phải phơi bày những hành vi lạm dụng nhân quyền như thế. Nếu chúng ta tiếp tục phớt lờ chính sách đàn áp kinh khủng của Hà Nội, chúng ta đã góp thêm nhiều đau khổ cho nhân dân Việt Nam.” 

CHỈ SỐ DÂN CHỦ THẤP, VIỆT NAM BỊ LIỆT VÀO NHÓM CÁC QUỐC GIA ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ 

Tạp chí danh tiếng The Economist vừa công bố bản phúc trình về Chỉ Số Dân Chủ, qua đó Việt Nam được đánh giá THẤP, thuộc nhóm những quốc gia cai trị bởi một chế độ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ. 

Bản nghiên cứu của The Economist đưa ra nhận xét về 167 quốc gia và lãnh thổ dựa trên các tiêu chí như tiến trình bầu cử, thể chế đa nguyên, chức năng của chính quyền, và sự tham gia chính trị và văn hóa chính trị. 

Dựa trên các tiêu chí đó, Việt Nam được xếp hạng 131 trong tổng số 167 quốc gia, và được liệt vào nhóm các quốc gia bị cai trị bởi một Chế Độ Độc Tài, cùng với Trung Quốc, Lào và Bắc Hàn. 


Một bạn trẻ sau khi đọc trên báo điện tử của đảng CSVN về “đặc trưng cơ bản của CNXH ở VN” đã có nhận định dưới đây: 

Kỳ lạ thay! Nước của bọn tư bản lại có nhiều..."xã hội chủ nghĩa" hơn Việt Nam!? 

Thật không? Muốn biết hãy tìm hiểu xã hội chủ nghĩa theo định nghĩa của đảng cộng sản là gì đã! 

Đó là một nước: (1) dân chủ; (2) dân giàu; (3) nền kinh tế phát triển cao; (4) nhà nước pháp quyền. 

(1) Dân chủ: Việt Nam đang đứng ở Hạn 131/167 nước trên TG về mức độ dân chủ (Theo nghiên cứu của EIU), đứng trên VN toàn các nước tư bản được coi là dân chủ hơn như Thụy Sĩ, Thụy Điển, Úc, Nauy, Phần Lan..v..v.. và cả các quốc gia non trẻ mới lập quốc chưa lâu! 

(2) Dân giàu: Thu nhập bình quân đầu người của dân Việt Nam thu mức bình quân của thế giới đến... 8000 USD, dự tính phải mất 20 năm mới đuổi kịp Thái Lan, 35 năm mới kịp Hàn Quốc, 25 năm mới kịp Malaysia...(nếu giả sử trong vòng vài chục năm tới, dân các nước này không tăng thu nhập thêm đồng nào nữa thì may ra VN đuổi kịp!) 

(3) Nền kinh tế phát triển cao: Mục tiêu của đảng cộng sản rằng năm 2020 VN sẽ thành một nước "công nghiệp" đã thất bại hoàn toàn và không còn được nhắc tới và không biết khi nào sẽ thực hiện được. 

(4) Nhà nước pháp quyền: Theo World Justice Project, một bảng xếp hạng về mức độ nhà nước pháp quyền thì VN vẫn tiếp tục ở phần dưới của Thế giới, hạn 67/113 nước được đánh giá. Các nước xếp hạng cao về nhà nước pháp quyền vẫn tiếp tục là các nước...tư bản! 

Vậy nếu theo định nghĩa của đảng cộng sản về một nhà nước xã hội chủ nghĩa thì rõ ràng các nước tư bản có nhiều...chủ nghĩa xã hội hơn Việt Nam gấp nhiều lần! 

Thật mỉa mai cho kẻ nào dùng cụm từ CNXH thường xuyên mà không hiểu nó là gì và VN đang ở đâu! 

Bài viết này chỉ sơ sơ đề cập đến 4 tiêu chí về XHCN của đảng cộng sản nêu ra, còn các tiêu chí khác như: văn minh (VN có văn minh được như các nước tư bản?), ấm no (có thể so sánh bằng phúc lợi xã hội của VN so với các nước tư bản)...chưa xét tới nhé!  - AH 

30.04.2018

-->


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo