Xuân Lộc (Danlambao) - Tôi phải viết ngay từ đầu là Bạn không nên suy diễn và đọc hai chữ viết tắt là tựa của bài viết ở trên theo ý của bạn. Nếu bạn tự suy diễn như thế có thể là sai đấy. Bởi lẽ, nó là nguyên thủy một câu chuyện tôi được nghe và được giảng giải cặn kẽ từ một người anh em, vì lỡ chuyến tàu vào nam nên anh và gia đình phải ở lại. Chính anh đã phải sống trong cái cảnh đi VC vào mỗi sáng trong nhiều năm, Trong khi đó, toàn làng toàn xóm tôi đã xuống tàu há mồm và vào nam từ những năm 1954 cả rồi.
Đây là câu chuyện mà tôi đã quên. Quên đi như một nỗi đắng cay khi người anh em tôi ở đồng quê Thái Bình đã phải thực hành nhiều năm trong đời sống của anh sau khi chúng tôi vào nam. Nay nhân sau khi đọc được bản án họ treo cho Nguyễn Văn Đài và những đồng hành của anh, tôi chớt nhớ lại câu chuyện V.C. này.
Chuyện là thế này. Trước khi Chiến vào nam, tôi đã gặp lại bà cô của tôi, người đã gánh tôi trên vai đôi quang nặng trĩu trong ngày gia đình tôi di cư vào nam. Hôm ấy, vì chú tôi còn ở trong chiến dịch Điện Biên chưa về, nên cô quyết định ở lại chờ chú trở về rồi mới tính đến chuyện bồng bế nhau đi. Tuy nhiên, lúc ra đi, nhà tôi đông người, mẹ tôi đang mang thai đứa em kế, nên cô tình nguyện gánh đỡ cho chị đôi quang nặng, trong đó một bên thúng là tôi và phía bên kia là nồi niêu xoong chảo, gạo, nước, muối và cả nồi cơm nếp, để ra bến đò Ninh Giang vào một ngày sau tháng 7-1954. Phần cô, sau khi đến bến đò thì nước mắt hai hàng, vội vã chào người thân và quay về chốn xưa. Nơi có ba người con, hai lên 6 là Chiến, Tranh và Nhài vừa lên 3, để chờ tin tức và hình bóng của người chồng sắp quay về từ chiến trường Điện Biên.
Cũng may, cuộc chờ đợi của cô không luống công, nhưng quá trễ. Khi chú tôi trở về đến nhà và nhìn rõ được bộ mặt của HCM sau cuộc chiến thì cánh cửa vào nam đã đóng chặt từ lâu rồi. Chú buồn chán, mắng cô tôi một trận (vì không đưa con đi với chị) rồi đứng nghẹn lòng nhìn cơ ngơi của cả gia tộc không một bóng người. Tất cả như còn đây, nhưng chẳng hề cho chú nguồn vui.
Ở đây, cũng phải kể thêm là, với tài sản của cả dòng họ đều để lại cho cô, từ những căn nhà ngói đến dàn trâu bò, ruộng vườn, ao cá… cô có thể yên thân một đời chẳng lo gì đến phần cơm ăn áo mặc. Tuy nhiên, khi V.C.về, rồi mùa đấu tố do Hồ chí Minh phát động đã làm cho gia đình cô lâm vào đường cùng. May là chồng của cô đã thoát án tử vì nhờ có chiến công, huy chương được phong tặng anh hùng từ chiến trường Điện Biên. Hơn thế, nhờ cô tôi nhanh trí, chứng minh tài sản cô đang sử dụng là do bà con viết giấy để lại cho cô. Nó không thuộc tài sản của bản thân, nên nay nhà nước có chính sách, cô tôi “sẵn sàng” giao nộp tất cả lại cho bác, cho đảng. Phần cô, chỉ xin ở tạm trong một cái nhà chứa rơm, rạ, với vài mét đất bên cạnh chuồng trâu để làm chỗ nương thân thôi.
Kết quả, sau hàng trăm ngày chờ đợi, qua ủy ban xã và ban đấu tố duyệt. Họ thu lấy toàn bộ tài sản và chú tôi thoát được cái mã tấu của Hồ chí Minh. Trong khi đó, một người bạn thân trong chiến đấu của chú ở làng bên (Cao Dương), cả hai cùng tham dự trong chiến dịch Điện Biên đã bị mất đầu vì Hồ Chí Minh trong mùa đấu tố. Lý do, đã có nhà cao cửa rộng lại có 2 dàn trâu cày và hơn hai mẫu ruộng nước cho làm rẽ.
Váo lúc ấy, những tưởng người ra đi sẽ đem về cho người ở lại nguồn sống mới. Nào ngờ, Nắng chưa lên, cái mã tấu trong tay Hồ Chí Minh đã loé sáng và toàn miền nam Việt Nam lại rơi vào trong cùm đỏ. Thế gian bỗng tự nhiên ra khác. Đời người đã đổi thay! Phần cá nhân, trước cuộc nổi trôi, vào tháng 8-1975, tôi quyết định bỏ trường trở về quê. Cùng thời gian này, cô tôi từ ngoài bắc vào thăm gia đình, thân nhân. Khi nhìn thấy tôi bước vào nhà. Mẹ tôi hỏi cô:
- Cô có nhớ cháu này không?
Cô nhìn tôi một lượt, hỏi lại:
- Có phải anh nhớn không hả chị?
Mẹ tôi nói lớn với tiếng cười:
- Thế cô không nhớ cháu à? Nó là đứa mà cô gánh trong thúng đấy!
Cô đứng bật dậy, ôm lấy tôi rồi xoa đầu, nắn cánh tay tôi, trong tiếng nói ngỡ ngàng:
- Thật hả chị?
Cùng luc ấy, tôi nhớ về câu chuyện lúc ra đi mà mẹ tôi đã kể lại nhiều lần. Tôi hỏi cô:
- Cô có phải là cô Điều không? Con cám ơn cô đã gánh con đi di cư. Nhờ cô gánh mà con lớn như hôm nay đấy!
-
- Nỏ mồm nỏ miệng nhỉ? Cô nói như reo lên: Anh nhanh miệng thế thì gái làng ta ở ngoài bắc vơ đâu chẳng có!
Nghe thế, tôi vội hỏi:
- Cô giúp cháu nhá. Ở ngoài ấy được… vơ mấy người hở cô? Ở trong này khó lắm cô ạ! Cháu chỉ sợ ế thôi!
- Thật thế à? Ở Sài Gòn, sao không đi, còn về đây làm gì? Cô chợt ngừng lại, ngó tây, nhìn đông rồi tiếp: Tội nghiệp cháu của cô qúa! Ra bắc với cô nhá?
Nói xong, cô buông tôi ra, nhìn tôi một lần từ đầu đến chân rồi ngồi xuống ghế:
- Chả bù cho các em của cháu ở ngoài ấy một tý!
- Chuyện gì thế hả cô?
Cô tôi đưa mắt nhìn tôi một lần nữa rồi quay sang bên mẹ tôi:
- Nhờ trời đất, anh chị vào được trong này, dẫu tiếc là chỉ mới được 20 năm thôi, nhưng còn hơn cả vạn đời ở ngoài ấy anh chị ạ. Phần các cháu thì được đi học, khôn lớn từ tấm bé. Chả biết đến cái rổ, cái cạp, đôi que gắp vào mỗi buổi sáng là cái gì?
Tôi thấy lạ trong tiếng nói như nghẹn ngào lẫn ai oán của cô. Đã thế, cũng chẳng hiểu gì về cái cặp, cái rổ mà cô vừa nói đến. Tồi ngồi xà xuống bên cô:
- Cô nói thế là sao hả cô. Cái cạp cái rổ là gì? Đời sống ở đâu chẳng có những khó khăn?
- Làm việc, sướng khổ thì ở đâu theo đó. Tuy thế, các cháu ở trong này được sống trong cảnh an vui, được đi học hành, xe cộ, đi lại thảnh thơi. Khéo mà chẳng thiếu thứ gì. Phận các em ở ngoài đó, nhất là trong mùa đấu tố thì chui rúc trong cái chuồng trâu, xó bếp. Cơm ăn chẳng đủ, lấy gì nói đến cách mặc. Đã thế, sáng vừa mở mắt ra đã mỗi đứa một cái rổ rách đưa nhau đi xúc phân, V.C. ở ngoài đồng, hay từ các nhà cầu công cộng để giao nộp cho hợp tác mà lấy công điểm, đổi lấy bát gạo…. Cháu xem, cùng cuộc đời sao mà lại cay đắng đến như thế! Ngưng lại một chút, cô nói như tự yên ủi mình: Tuy thế cũng vẫn còn may lắm. Nhờ cái án thành phần nên các em không phải đi B.
Nói được mấy câu, cô ngồi kéo vạt áo lên lau nước mắt. Cả nhà tôi đều mủi lòng. Đến khi Chiến, người con cả của cô tôi vào thăm gia đình tôi vào khoảng tháng 10-75. Tôi mới thật sự bàng hoàng nghe Chiến kể lại câu chuyện đi VC sau mùa đấu tố: Khi mặt trời chưa lên thì chẳng riêng gì anh em của Chiến, mà hầu như mỗi người đều có một cái rổ rách với cặp que làm đũa gắp ra khỏi nhà. Nắng lên cao, là đưa về hợp tác xã giao nộp để ghi công điểm. Hoặc giả, cất dấu một ít để tự phủ, làm phân xanh cho mình. Ở ngoài ấy, có bao giờ nom thấy cái nhà hôi (tiếng gọi nhà vệ sinh, nhà càu) phí phạm như ở trong nam này! Chẳng muốn nghe lại câu chuyện này, tôi hỏi:
- Lương thầy giáo cơ sở không đủ sống hay sao mà anh phải tham gia vào cả công tác làm phân xanh?
Thay vì trả lời, Chiến nói một hơi dài. Tôi chịu, không hiểu được cái ý và sự diễn nghĩa của Chiến. Đúng là “họ ăn, họ vơ vét không từ một thứ gì”! Nhưng xem ra, nhờ thế mà nhà nước VC này đã sống, và còn sống mạnh hơn khi họ tuyên bố đã đánh thắng hai thứ thực dân Pháp và Mỹ! Chỉ tiếc rằng bọn Mỹ và các nước tây phương không hiểu cho, nên khi họ cắp rổ sang những nơi này đều thất bại. Kết cuộc, họ phải dùng đến kế sách bắt những Nguyễn Văn Đài, Công Nhân, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức… và đẩy anh em dân chủ vào tù để họ có thể gắp được dễ dàng hơn!
Nói thì bảo là mỉa mai, khinh miệt. Nhưng thực tế, ai cũng biết là VC họ cần những thứ mà Nguyễn văn Đài, Công Nhân, Duy Thức, Công Định… thải ra, nên buộc họ phải đưa những người này vào nhà tù để bảo quản lợi nhuận. Bởi lẽ, họ ở tù thì sẽ có người gởi tiền về. Họ còn ăn uống thì họ còn phải thải ra và nhà nước ta tha hồ mà xưng bá chúng ta là tập đoàn VC trổi vượt. Theo lý luận này, để những người như Đài, Thức… ở ngoài là hỏng việc! Kết qủa:
Luật sư Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, lĩnh 15 năm tù, 5 năm quản chế.
Trương Minh Đức, sinh năm 1960, 12 năm tù, 3 năm quản chế.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị án 12 năm tù, 3 năm quản chế.
Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù, 3 năm quản chế.
Lê Thu Hà, 9 năm tù, 2 năm quản chế.
Phạm Văn Trội, 7 năm tù, 1 năm quản chế.
Bạn hỏi, tại sao họ bị tuyên án nặng như thế ư? Chỉ có hai lý do thôi:
- Một là vì miếng ăn. Nếu họ, nói theo kiểu lý luận ở ngoài bắc thì họ phải làm như thế là vì tranh nhau miếng ăn. Họ rất cần chất thải ra của những người tù này để làm phân xanh và nuôi sống họ.
- Kế đến, người tù được thăm nuôi, có tiền ngoại, các cán bộ VC của ta lo gì thiếu cái ăn!
Đọc đến đây, bạn đã biết hai chữ tắt V.C. kia là gì chưa? Nếu chưa thì cũng chả nên tìm hiểu làm gì, kẻo thêm phiền lòng. Bởi lẽ, có tìm hiểu thì bạn cũng chỉ thấy cái bọn ngồi làm chánh án phiên toà hôm sử Nguyễn Văn Đài và bằng hữu của ông cũng chỉ là một tập đoàn VC mà thôi. Họ không thể có lối sống khác được. Bởi lẽ, nếu không đi V.C. lấy tiền đâu ra cho con đi du học ở Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu? Không đi V.C. làm sao có thể trở thành đồng chí đảng viên, đi vào cửa quyền, ngồi nơi cao? Qủa, cụ Nguyễn Du đã có lời tiên đoán thật đúng về số phận của những người trong hàng ngũ VC hôm nay:
“Đã mang cái nghiệp (đảng) vào thân”
Nên đành vác rổ dù gần dù xa!
Viết đến đây, tôi chợt nhớ Hồ Chí Minh có ký hai chữ tắt C.B. trong một bài viết quan trọng nhất trong sự nghiệp của Y, đó là bài: “Địa chủ ác ghê”. Hai chữ này, xem ra chẳng có ai lý giải cho đúng ý và nghĩa được. Người thì đọc là Cu Bò, kẻ khác lại Chị Bú, các đảng viên lại bảo là Cua Bà. v.v…. Cũng thế, nay muốn tạo ra một cuộc vui chơi, tôi xin tựa cho bài viết là V.C. để cho bạn phỏng… đoán, may ra cũng được một vài phút giải khuây? Phiếm!
7/4/18