Đỗ Hồng (Danlambao) lược dịch - Những cuộc phản đối đề nghị đặc khu kinh tế và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã bước sang tuần lễ thứ nhì hôm chủ nhật khi hàng ngàn người biểu tình ôn hòa tại các tỉnh thành khắp nước.
Theo Reuters, trong khi an ninh được siết chặt tại nhiều khu vực, với sự hiện diện gia tăng của cảnh sát tại những khu vực công cộng, hàng ngàn người đã tập trung ôn hòa ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh.
Cuộc biểu tình toàn quốc là để phản ứng lại dự thảo luật cho phép giới đầu tư nước ngoài được thuê đất 99 năm - một điều khoản mà những người chỉ trích lo ngại sẽ dẫn tới việc xâm lấn lãnh thổ Việt Nam của các công ty Trung Cộng.
Từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu hôm 9 tháng 6, đã có hàng trăm vụ bắt bớ cũng như những vụ tấn công được báo cáo do cảnh sát thực hiện.
Những cuộc đụng độ bạo động nhất đã xảy ra tại tỉnh Bình Thuận là nơi cảnh sát dẹp loạn đã dùng hơi cay, bom khói, và súng đại bác bắn nước để giải tán người biểu tình. Theo cảnh sát, có 102 người bị tạm giam sau khi ném đá và bom xăng.
Nhưng các cuộc biểu tình hôm chủ nhật phần lớn là ôn hòa với những người phản đối cầm biểu ngữ ghi rằng “không cho Trung Cộng thuê đất dù chỉ một ngày” hay “luật an ninh mạng giết chết tự do.” Các chứng nhân cho biết cuộc biểu tình tại tỉnh Hà Tĩnh kéo dài trong 2 giờ mà không có sự đụng độ nào với cảnh sát.
Những cuộc biểu tình qui mô là dấu hiệu hiếm có tại một nước vốn hạn chế nghiêm trọng quyền tự do hội họp. Giới hữu trách đòi hỏi phải có sự chấp thuận cho những cuộc tụ họp nơi công cộng và từ chối cho phép hội họp hay tuần hành mà họ cho là có tính cách chính trị không thể chấp nhận được.
Ông Brad Adams, giám đốc Á Châu của tổ chức Human Rights Watch cho rằng “việc đàn áp những cuộc biểu tình này là một vết nhơ nữa trên hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.”
Ông nói "Người dân phải được bảo vệ trong việc tổ chức biểu tình, nhất là chung quanh những vấn đề công ích lớn. Nhưng với hồ sơ tệ hại của Việt Nam về cách đáp ứng với biểu tình, có mọi lý do để tin là cảnh sát trừng phạt giới bất đồng chính kiến, chứ không phải chỉ giữ gìn trật tự công cộng."
Hàng chục người biểu tình đã bị tạm giam tại thành Hồ, kể cả một sinh viên Mỹ mà phụ huynh của anh đã thỉnh cầu Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trunp can thiệp để bảo đảm cho việc phóng thích anh.
Giới lập pháp (CSVN) đã đình hoãn thông qua dự luật đó cho tới kỳ họp tới vào tháng 10 nhằm trấn áp những cuộc biểu tình trong tương lai.
Đặc khu kinh tế được đề nghị sẽ có ít hạn chế luật lệ hơn là những khu kỹ nghệ và thương mại trên phần còn lại của nước.
Đề nghị đó đã làm gia tăng nỗi e ngại cho rằng các khu vực của Việt Nam có thể rơi vào tầm kiểm soát của Trung Cộng, mà nhân dân Việt Nam thường có sự mất tin tưởng từ lâu.
Việt Nam nằm trong số những nước lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ nhất việc Trung Cộng xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa trên vùng hải phận tranh chấp của biển Nam Hải.
Người dịch: