Đặc khu kinh tế - ý nghĩa chính trị và cứu cánh của chế độ CSVN - Dân Làm Báo

Đặc khu kinh tế - ý nghĩa chính trị và cứu cánh của chế độ CSVN

Donguyen (Danlambao) - CSVN sẽ tìm mọi cách để thông qua cái dự luật này, nhiều lý do, nhưng tôi chỉ muốn nói trên góc nhìn (lý do) chính trị. Về góc nhìn kinh tế, các bạn có thể đọc thêm ơ các trang mạng do những nhà phân tích khác đưa ra.

Trong cuộc chiến khởi đầu thương mại Trung-Mỹ, vì mục tiêu cao xa hoặc có thể nhìn thấy trước một cuộc chiến sẽ có với Mỹ, mà giới lãnh đạo Bắc Kinh đã chuẩn bị cho họ: về chiến thuật cự ly gần là phá vỡ sự ảnh hưởng của Mỹ bằng hai dự án tầm cỡ là thành lập ngân hàng AIIB và dự án Một Vành Đai - Một Con Đường, là hai mũi nhọn hòng lôi kéo và ngăn trở Mỹ tại Á Châu. Về chiến thuật toàn cầu, Trung Quốc sử dụng chiến thuật rải đá cắm cọc. Trung Quốc tăng cường bang giao với các quốc gia có xu hướng chống Mỹ, các quốc gia độc tài, và những nước nằm xa sự ảnh hưởng của Mỹ, nhằm phân chia nhỏ sự thống trị của Hoa Kỳ và đồng thời chuẩn bị trước cho sự tiến xa trong tương lai của hệ thống mang dấu ấn Trung Quốc. Nói thật là ngay cả nước Nhật nằm ở vị trí thứ hai thế giới về kinh tế hàng thập kỷ cũng không toan tính điều này, họ chấp nhận làm kẻ thứ hai để hưởng lợi, Trung Quốc chỉ mới đây thôi nhưng đã mang dã tâm cuồng vọng.

Thập niên 90 đến hết nhiệm kỳ ông Obama.

Nhưng có lẽ, cái mà giới lãnh đạo Bắc Kinh không lường được, không tính toán được, là khi nào thì xảy ra tranh chấp “nóng” với Mỹ, và thậm chí còn thầm nghĩ chính Trung Quốc mới là kẻ khai mào cuộc chơi!! Trong cuộc gặp Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Timothy Keating tại Hongkong, một tướng Trung Quốc đòi chia đôi Thái Bình Dương. Sau đó được chính ông Tập nhắc lại với ông Obama vào năm 2013. Một sự tự tin nâng lên rất cao của giới lãnh đạo Bặc Kinh.

Hai tháng sau sự kiện Thiên An Môn tháng 6 năm 1989, người Mỹ đã thiết lập định kỳ các báo cáo về tình hình Trung Quốc một cách chặt chẽ hơn do một ủy ban phụ trách. Khi đó, chủ trương núp bóng để thao quang dưỡng hối của ông Đặng Tiểu Bình giúp Trung Quốc hưởng lợi to lớn về kinh tế nhưng không tránh được nhưng e dè từ giới theo dõi chính trị từ Washington, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào vẫn tiếp tục duy trì đường lối theo quan điểm này và chú trọng vào kinh tế nên vẫn chưa phải là quốc gia gây lo ngại lớn, nhưng nó đã giúp một phần về sự cởi mở chính trị từ Washinhton khi tháo bỏ cấm vận cho chế độ CSVN năm 1994. Trong khi Cuba cách Mỹ vài bước chân thì đến 2014 mới bình thường hoá quan hệ nhưng vẫn chưa tháo bỏ cấm vận kinh tế cho đến nay. Rõ ràng, sự cởi mở với Hà Nội có nguyên nhân sâu xa từ cái nhìn e dè Trung Quốc chứ không do sự “thiện cảm hơn” với chủ thuyết Cộng Sản.

Như vậy, vấn đề Trung Quốc đối với người Mỹ là đã rất lâu từ vài thập niên trước. Ở thập niên 90, vấn đề hậu Xô-Viet xếp hàng thứ cao hơn và đám tro tàn của nó cần được giải quyết trước. Đến cuối thập kỷ 90 người Mỹ lại có vấn đề ở Trung Đông kéo dài hơn 10 năm đến nay. Trung Quốc hưởng lợi khá nhiều từ bối cảnh thế giới dẫn đến một Trung Quốc ngạo mạn đầy tự mãn ngày nay.

Nhiệm kỳ ông Trump.

Ở bài viết tháng 4, tôi nói rằng sự xuất hiện của ông Donald Trump là phản ánh phần thế giới còn lại. Thật không may khi Âu Châu xuất hiện tay côn đồ Putin suốt ngày cầm giáo mác lượn lờ quanh những ngôi nhà giàu. Lục địa già cỗi cần có ai đó làm thức tỉnh. Tăng chi tiêu quân sự, không phải đưa tiền cho Mỹ! Có nghĩa hoặc mua sắm vũ khí, khí tài, hoặc dùng cho nghiên cứu phát triển. Tại Á Châu lại có tay găng- tơ Tập Cận Bình được trang bị đầy súng ống chỉ để đe dọa các nước nhỏ, xâm chiếm tài nguyên, đòi kiêu binh bá cuồng.

Cuộc chiến thương mại, khởi đầu cho những cuộc chiến khác đang diễn ra nó thật bất ngờ với giới lãnh đạo Bắc Kinh. Nó có nguy cơ khiến cho sụp đổ những mộng bá của họ. Nhưng Trung Quốc không thể có lựa chọn khác, họ buộc phải chiến đấu vì sự cao ngạo của họ, và phải chiến đấu trong tư thế của kẻ thua cuộc!

Vành đai - con đường là một mũi chiến thuật cận chiến của Trung Quốc. Đặc khu kinh tế nằm trong dự án này. Nhưng nằm ở vị thế nào, tính chất ra sao là chuyện hoàn toàn khác. Cái lý do trong điều 54 của dự luật ám chỉ đích danh Trung Quốc, quốc gia có biên giới với tỉnh Quảng Ninh được đầu tư vào, là sự lót đường một cách chính danh cho sự có mặt của người Trung Quốc tại Việt nam. Ý nghĩa của nó đối với dự án vành đai - con đường của Trung Quốc là phòng thủ chiến thuật - đảm bảo an ninh cho dự án Vành Đai - Con Đường đi vào hoạt động. Vì dự luật cho phép sản xuất vũ khí, sử dụng vũ khí. Ngay tại Sri Lanka, quốc gia nằm sát rìa vành đai, Trung Quốc cũng bắt đầu sử dụng cảng biển có thời hạn đến 99 năm.

Hơn ai hết trong ngành công an quân đội đều hiểu rõ, quận trại ở đâu thì cũng đều có động trại ở đó để giúp lính khuây khỏa, lính Nhật, hay lính Mỹ, hay lính Hàn, hay lính Đức,... và cả những nơi đóng quân trại Việt Nam. Sẽ thật tàn nhẫn khi nhìn vào cuộc sống phụ nữ địa phương ở đó.

Một cách khái quát để thấy rằng “dự án” luật đặc khu có vai trò quan trọng như thế nào với dự án Vành Đai - Con Đường của Trung Quốc. Có thể hình dung rằng, phần lớn đất đai ở 3 đặc khu này sẽ được Trung Quốc “giành phần thuê” trước mà không có bất kỳ hoạt động kinh tế nào. Nó như khu vực hành lang an toàn cho các hoạt động quân sự Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

Nó quan trọng với Trung Quốc, nó cũng quan trọng với chế độ cộng sản Việt Nam.

Nó như một cứu cánh: Nó giúp Trung Quốc đạt mục tiêu, nó giúp đảm bảo an ninh cho các hoạt động kinh tế hàng hải của Trung Quốc khi khai thác dự án Vành Đai - Con Đường này, và nó giúp Hà Nội bằng cách nào đó duy trì chế độ nô bộc, nhưng nó khiến Việt Nam lệ thuộc hơn, vì trong cách nhìn của giới lãnh đạo Bắc Kinh, dự án này đem lại sự quyến rũ cho các nước lân bang “những lợi ích kinh tế” mặc dù bản chất thật là Trung Quốc muốn khống chế và kiểm soát con đường hàng hải có giao lượng hàng hoá đứng thứ hai thế giới này. Nếu chính quyền Cộng Sản thông qua dự án luật đặc khu nhằm góp phần giúp Bắc Kinh củng cố vị thế tại khu vực, đối trọng với Hoa Kỳ. Chính quyền Cộng Sản sẽ đối mặt với những áp lực khó khăn kinh tế khác từ phía bên kia Thái Bình Dương, trong khi đó, vùng đất kinh tế đặc khu trở thành vùng đất loang lỗ. Người Cộng Sản hèn nhát không thoát ra được khỏi kẻ thù của đất nước, và kẻ thù của chính họ: Trung Quốc.

Cuộc chiến do người Mỹ khởi xướng đã bắt đầu. Trong một tình huống phải chiến đấu, và chiến đấu trong tư thế kẻ thua cuộc, nó sẽ dẫn Trung Quốc đi đến những nhượng bộ to lớn, ngoài kinh tế còn là các thỏa ước quốc tế, thỏa ước chính trị.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo