Tàu Cộng: Một con đường nhiều bi kịch - Dân Làm Báo

Tàu Cộng: Một con đường nhiều bi kịch

Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - ...Nếu cuộc chiến thương mại vẫn tiếp tục leo thang, niềm tin về kinh tế sẽ lung lay trong lòng dân và sẽ phát sinh thêm nhiều vấn nạn lớn hơn do việc giảm sút xuất cảng. Đã có dấu hiệu trong nội bộ đảng cộng sản Tàu nếu cuộc chiến thương mại không có biện pháp chấm dứt thì quyền lực lãnh đạo của nhóm Tập sẽ gặp khó khăn... Con đường duy nhất là thương thảo với Hoa Kỳ, nhưng thương thảo thế nào để đừng, hoặc ít mất thể diện của cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, tránh chứng tỏ khả năng lãnh đạo kém, gây bất mãn trong nhân dân Tàu...

*

Hôm 1 tháng 8, chính quyền của Tổng thống Trump xác nhận sẽ tăng thế xuất từ 10 lên 25% trên 200 tỷ hàng hoá nhập cảng từ Tàu Cộng. Việc tăng thuế xuất này sẽ áp dụng trên các linh kiện điện tử, máy móc, phụ tùng xe và sản phẩm công nghệ. 

Ông Lighthizer, đại diện thương mại của chính phủ nói rằng “việc tăng thêm thuế này cung cấp thêm những lựa chọn cho Tàu để khuyến khích họ thay đổi chính sách, lối vận hành thương mại đầy tai hại, và chấp nhận những phương thức hướng tới thị trường công bằng hơn và đem lại thịnh vượng cho toàn dân”. 

Phản ứng lại, ông Geng Shuang, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Tàu Cộng tuyên bố “Những áp lực, những đe dọa sẽ không hiệu quả. Nếu Mỹ tăng cường thêm nhiều biện pháp khác, Trung Quốc sẽ dùng những biện pháp đối phó và sẽ cương quyết bảo vệ những quyền hợp pháp của Trung Quốc”. (Theo Reuters ngày 1/8/2018). 

Theo Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF), hai vấn nạn lớn nhất mà Tàu Cộng phải khắc phục, đó là (1) giảm nợ và (2) thay đổi cách điều hành các công ty quốc doanh bằng cách phân bổ vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế. 

Quỹ Tiền Tệ Thế Giới nhận định trong năm 2017, Tàu Cộng đã giảm cho vay tín dụng đáng kể, nhưng chưa đủ để ổn định tỷ lệ cho vay tín dụng và mức thu nhập quốc gia. 

Theo tờ South China Morning Post ngày 31 tháng 7, kinh tế Tàu cộng đang hiện rõ những dấu hiệu xấu, không giống như hình ảnh trong những tựa đề báo nhà nước đăng tải, cho dù chưa bị ảnh hưởng toàn bộ của cuộc chiến thương mại. Toàn bộ nền kinh tế bị chậm lại, một số địa phương bị đình trệ, hoặc co lại. 

Chỉ số sản xuất rớt xuống 51.2 trong tháng Bảy, một chỉ số thấp nhất từ 5 tháng qua, theo con số thống kê của nhà cầm quyên vào ngày 31/7. 

Hôm thứ Năm, trả lời trên hệ thống truyền hình Fox, ông Wilbur Ross Bộ Trưởng bộ Thương Mại báo hiệu “còn nhiều đau đớn sẽ đến”, trừ khi Tàu Cộng thay đổi chính sách kinh tế. Ông tiếp “chúng ta sẽ tạo thêm nhiều tình huống để họ đau hơn vì hành động xấu, thay vì cải cách đường lối kinh tế”. 

Trong một nhận định khác, ông Ross cho rằng nếu Tàu trả đủa đánh 25% thuế trên 200 tỷ hàng nhập cảng từ Mỹ, thì con số đó sẽ là 50 tỷ Mỹ kim. 50 tỷ Mỹ kim với nền kinh tế 18,000 tỷ, đó là số nhỏ! 

Đảng cộng sản Tàu “hô khẩu hiệu” 

Vẫn khẩu hiệu cũ, Tàu Cộng thề sẽ giáng trả lại Mỹ, hành động đe dọa của Mỹ sẽ thất bại. Tàu Cộng chuẩn bị kỹ lưỡng để đánh trả, bảo vệ giá trị quốc gia và quyền lợi người dân, bảo vệ tự do mậu dịch, hệ thống đa phương và bảo vệ quyền lợi mọi quốc gia. Chủ nghiã “cây gậy và củ cà rốt” Mỹ không còn hiệu quả, ông Bộ Trưởng Thương Mại tuyên bố. Tàu dùng tuyên giáo để đối phó cuộc chiến thương mại thay vì đưa ra biện pháp trả đủa Mỹ! 

Bên cạnh những đe dọa trả đủa lập đi lập lại nhiều lần, Tàu Cộng vẫn để cánh cửa thương lượng mở toang và kèm theo đòi hỏi Mỹ phải cư xử công bằng và tôn trọng những lời họ nói. 

Theo Reuters ngày 3 tháng 8, 2018, bên lề cuộc hội nghị tại Singapore nhà ngoại giao hàng đầu Tàu Cộng Wang Yi bắn tiếng với vị Bộ Trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo, ông muốn giải quyết những khác biệt với Hoa Kỳ trên nền tảng xây dựng. Ông nói thêm “hợp tác là con đường duy nhất đúng của hai quốc gia. Đó là mong muốn của cộng đồng quốc tế. Đối đầu sẽ cùng thua thiệt và làm tổn thương đến hoà bình, sự phát triển ổn định của thế giới”,. Ông từ chối thảo luận chi tiết cuộc chiến thương mại, ông cho rằng cuộc đàm phán không thể xảy ra dưới áp lực. Yi tuyên bố nếu Hoa Kỳ muốn đàm phán, phải ngừng vô điều kiện mọi “áp lực” với họ. Ăn mày đòi xôi gấc! 

Ngân hàng Nhà nước Tàu Cộng đang ráo riết tìm cách ngăn chận sự mất giá đồng Quan (Yuan) với mức độ thấp nhất từ 15 tháng qua và có thể còn tệ hại hơn nữa nếu cuộc chiến thương mại tiếp tục gia tăng cường độ. 

Hôm thứ Ba (31/7) Một thông báo trên truyền hình từ Bộ Chính trị đảng cộng sản Tàu: “Trung Quốc vẫn tập trung vào việc giảm nợ, tạo thêm công việc làm cho dù có những “thay đổi rõ ràng” từ môi trường kinh tế “bên ngoài” (họ tránh dùng từ chiến tranh thương mại với Mỹ). 

Nhà nước Tàu sẽ tăng cường đổi mới kết hợp với các chính sách mở rộng cải cách mở cửa toàn diện, nhanh chóng hoàn thành nâng cấp kết cấu ngành nghề, kết cấu kinh tế, tạo nhất quán giữa hành động với đề xướng tự do mậu dịch. 

Trong nửa năm còn lại và sau đó vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản trong nước để hạn chế những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại. 

Đó là hai khẩu hiệu trong đường lối kinh tế Tập đề ra. 

Ngày 7/8 tờ Nhân Dân Nhật Báo tiếp tục kết án Hoa Kỳ “chơi trò hai mặt” một mặt chỉa súng trường và đại pháo vào Tàu, một mặt Hoa Kỳ yêu cầu đàm phán về mậu dịch mà không hề có chút thành tâm nào. Bắc Kinh tuyên bố nhất định không đầu hàng trong trận chiến mậu dịch. 

Thêm vào đó họ khẳng định Hoa Kỳ đã “mất tinh thần” khi cuộc chiến khởi động, theo tường trình của Eunice Yoon CNBC ngày 6/8. 

Lung Lay Quyền Lực 

New York Times ngày 14/8 có bài bình luận, nếu cuộc chiến thương mại vẫn tiếp tục leo thang, niềm tin về kinh tế sẽ lung lay trong lòng dân và sẽ phát sinh thêm nhiều vấn nạn lớn hơn do việc giảm sút xuất cảng. Đã có dấu hiệu trong nội bộ đảng cộng sản Tàu nếu cuộc chiến thương mại không có biện pháp chấm dứt thì quyền lực lãnh đạo của nhóm Tập sẽ gặp khó khăn. 

Trong những ngày gần đây, Bộ Thương Mại Tàu đã triệu tập những nhà xuất cảng đến vấn kế về việc dời những nhà máy sản xuất sang nước khác và việc sa thải công nhân. 

Sau 3 tháng chiến tranh với Mỹ, chứng khoáng Tàu bị giảm sụt 30%, đồng Yuan (Quan) bị sụt giá 8%, làn sóng phê bình khả năng lãnh đạo của Tập trên mạng dâng cao. Để hạ nhiệt, truyền thông Tàu vẫn tô vẽ hình ảnh kinh tế đang sáng sủa, đồng thời cấm đề cập từ “chiến tranh thương mại”. 

Báo South China Morning Post ngày 15/8 cho biết đảng cộng sản Tàu báo động vì Bộ Thương mại không có những cố vấn, chuyên viên về thương mại có đủ khả năng đưa ra những ý kiến đúng đắn, chính sách hữu hiệu cho đảng, chính phủ về cuộc chiến thương mại đang trong thời điểm quan trọng. Ngược lại, họ cho rằng phía Mỹ có những vị luật gia, chuyên viên dày dặn kinh nghiệm trong lãnh vực nầy. 

Do ảnh hưởng cuộc chiến thương mại, gần đây Bộ Chính trị đảng cộng sản Tàu quyết định ưu tiên cho việc tăng trưởng kinh tế, phân bổ tài chính và ngân sách. Cụ thể là kế hoạch chi tiêu 1.35 ngàn tỷ (trillion) Quan, tương đương 196 tỷ USD cho xây dựng hạ tầng cơ sở, giảm đến 1.1 ngàn tỷ Quan về thuế và lệ phí hành chính. Và Ngân Hàng Nhân Dân đã 3 lần giảm tiền quỹ ký thác để tăng lượng tiền cho vay trong năm nay. 

Trong tháng Bảy, việc mua sắm trong nước Tàu sụt giảm, làm tiêu tan hy vọng tăng trưởng tiêu thụ của người dân sẽ giúp làm giảm nhẹ tai hoạ từ cuộc chiến thương mại. 

Một cú hít lớn trong tháng Tám là đại công ty kỹ thuật TenCent, như Google của Mỹ, có tỷ số chứng khoáng rớt 2.9 trong thứ Năm vừa qua. Các kinh tế gia ở Hồng Kông cho biết đó là chỉ số sức khoẻ kinh tế Tàu u ám một ph ần vì lợi nhuận TenCent giảm sút đáng ngại. 

Trước viễn cảnh không sáng sủa đó, Tàu Cộng đang cử một phái đoàn đàm phán thương mại đến Mỹ. 

Tóm lại, Tàu Cộng tăng thuế với ba mặt hàng chính yếu (1) Đậu nành, Tàu đang mua của Brazil đắc hơn Mỹ USĐ 2.60 cho mỗi bushel (bằng 27.2 ký) và Mỹ sẽ bán đậu nành sang Châu Âu, thị trường đậu nành lớn thứ hai thế giới; (2) Bán tháo trái phiếu Mỹ, sẽ gây rất ít thiệt hại vì với số nợ 1.5 ngàn tỷ chỉ bằng 7% tổng số nợ của Hoa Kỳ và đánh mất một yếu tố thuận lợi trong đàm phán, phần chính 70% nợ mà sở hữu chủ là người Mỹ; (3) hạ giá đồng Quan sẽ làm cho giới đầu tư nhanh chóng rời bỏ Tàu để tìm chỗ an toàn cho nguồn vốn của họ. 

Cả ba biện pháp gây thiệt thòi cho Mỹ thì ít, ngươc lại Tàu Cộng sẽ thiệt hại nặng nề. Nói theo thuật ngữ của giới kinh tế thì chính Tàu “tự bắn vào chân mình”. 

Con đường duy nhất là thương thảo với Hoa Kỳ, nhưng thương thảo thế nào để đừng, hoặc ít mất thể diện của cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, tránh chứng tỏ khả năng lãnh đạo kém gây bất mãn trong nhân dân Tàu và thành phần bất đồng chính kiến, sẽ ảnh hưởng đến vị trí lãnh đạo của Tập. Việc nầy không dễ dàng. Và hậu quả của việc “đầu hàng” sẽ góp phần dọn đường cho ông Trump trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ hai. 

Một con đường, nhiều bi kịch. 

18.08.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo