Cuối cùng sự thật và thương yêu chiến thắng - Dân Làm Báo

Cuối cùng sự thật và thương yêu chiến thắng

Bede Griffiths * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Hầu như mọi người đều thừa nhận chủ nghĩa cộng sản cuối cùng không thể bị đánh bại bằng vũ lực. Chủ nghĩa cộng sản chung cuộc chỉ có thể bị đánh bại bằng sức mạnh tinh thần lớn hơn sức mạnh tinh thần của nó. Người ta thường nói rằng Mahatma Gandhi may mắn đối phó với người Anh, vì mọi người đều tin tưởng người Anh tuân theo luật danh dự nào đấy, mặc dù đôi khi họ cũng có thể tàn bạo. Nhưng liệu phương pháp của ông có chống lại được chủ nghĩa cộng sản? Tương tự như vậy, những tín đồ Công giáo đầu tiên có thể đánh bại được Đế quốc La Mã, nhưng người La Mã, mặc dù tàn bạo hơn người Anh rất nhiều, cũng không có sự tàn bạo tuyệt đối và quyết tâm tiêu diệt tất cả tôn giáo của người cộng sản. Liệu ta có thể tìm thấy phương thức đấu tranh bất bạo động nào mà không chỉ có thể chịu đựng được tất cả những gì người cộng sản có thể gây ra mà còn có thể cải hóa họ?

Người ta có thể nói chủ nghĩa cộng sản tượng trưng cho tinh thần bạo lực tuyệt đối. Bạo lực thuộc về chính bản chất cộng sản; bạo lực xuất phát từ bản chất của tín điều cộng sản. Chủ nghĩa duy vật về bản chất là một loại bạo lực đối với tinh thần con người. Nó là mưu toan bắt mọi thứ, mà trước tiên con người, phải theo luật vật chất, mà luật vật chất là luật bạo lực. Nó tìm cách áp đặt nó lên mọi hình thức của cuộc sống tinh thần; nó tìm cách cuối cùng bắt mọi thứ phải theo quyền lực của thế gian này. 

Bất bạo động ngược lại chủ yếu là sự khẳng định luật tinh thần. Gandhi miêu tả luật tinh thần là "sức mạnh của sự thật" và "sức mạnh của thương yêu". Luật tinh thần là sức mạnh của sự thật vì nó là sự thừa nhận nền tảng tinh thần của toàn bộ hiện thực và nỗ lực cương quyết để làm cho mọi thứ, tức là, tất cả vật chất, phải theo luật tinh thần này. Luật tinh thần là sức mạnh của thương yêu vì nó là sự thừa nhận tính cách tinh thần ở mỗi người và sự tôn trọng bất khả xâm phạm mà điều này yêu cầu. 

Gandhi đã thấy rõ ràng rằng ta phải tuyệt đối không thỏa hiệp khi gắn bó với bất bạo động. Ta chỉ có thể phản kháng lại tinh thần bạo lực tuyệt đối ở chủ nghĩa cộng sản bằng tinh thần tuyệt đối không kém của bất bạo động Một khi ta cho phép bất kỳ thỏa hiệp nào can dự vào, tuy nó có thể chính đáng từ một cách nhìn khác, thì toàn bộ sức mạnh đấu tranh biến mất. Ta phải thề trung thành tuyệt đối và hoàn toàn với bất bạo động cho đến chết. Bí quyết của sức mạnh bất bạo động được hé lộ qua cái chết của Chúa Giê-su. Rồi từ đấy có một tình yêu được hé lộ ra mà có khả năng chịu đựng mọi sỉ nhục và tra tấn, và, cuối cùng, cái chết, mà hoàn toàn không một chút phản kháng, nhưng tình yêu ấy qua đấy đã nâng cao sức mạnh mới của cuộc sống có khả năng thay đổi cả thế gian. 


Bede Griffiths (1906-1993) là tu sĩ và linh mục Dòng Biển Đức. Ông sinh ở Anh nhưng sống phần lớn cuộc đời ở Ấn Độ. 

Nguồn: Trích dịch từ bài viết tựa đề "Lý tưởng Bất bạo động" đăng trên tạp chí Mỹ The Commonweal số ra ngày 27 tháng 12, 1957. Tựa đề tiếng Việt của người dịch. 

Bản tiếng Việt: 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo