Khi Trung Quốc thống trị mạng (Phần 2) - Dân Làm Báo

Khi Trung Quốc thống trị mạng (Phần 2)

Adam Segal * Yên Tánh (Danlambao) dịch - Rồi lại đến máy vi tính lượng tử, áp dụng các định luật của cơ năng lượng tử, cốt lõi là các đơn vị lượng tử (quantum bits or qubits), để tính nhiều phép toán cùng một lúc, giải các bài toán mà máy vi tính bình thường khỏng làm được. Tiến lên về mặt này có thể cho phép cơ quan tình báo Trung Quốc tạo ra các kênh truyền thông được mã hoá an toàn ở mức độ cao và phá được đa số các mã thông thường. Các máy vi tính lượng tử tốc độ cao cũng có thể có các lợi ích kinh tế, tái tạo nền sản xuất, phân tích dữ liệu và qui trình phát triển các loại thuốc trị bệnh.

Trong năm 2016, Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới có khả năng liên lạc bằng cách sử dụng các kênh được bảo mật bởi mã hóa lượng tử và xây dựng cáp thông tin lượng tử dài nhất thế giới liên kết Bắc Kinh và Thượng Hải. Chẳng rõ ho đã chi ra bao nhiêu cho nền vi tính lượng tử, nhưng con số tổng cộng chắc chắn phải là đáng kể. Họ chi 1 tỷ Mỹ kim chỉ cho mỗi một phòng thí nghiệm về máy vi tính lượng tử. Hơn cà các đầu tư nghiên cứu chất bán dẫn và vi tính lượng tử là kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc về trí khôn nhân tạo đã tạo bất an nhiều nhất cho Tây phương. Tại một cuộc họp thượng đỉnh về trí khôn nhân tạo năm ngoái, Eric Schmidt, cựu chủ tịch của Google, nói về Trung Quốc: "Vào năm 2020, họ sẽ bắt kịp chúng ta. Đến năm 2025, họ sẽ vượt chúng ta. Và năm 2030, họ sẽ thống lãnh các ngành kỹ thuật về trí khôn nhân tạo". Trung Quốc đang chạy đua trong sử dụng trí khôn nhân tạo để phục vụ quân sự bao gồm hàng đàn máy bay không người lái, tự điều khiển, phần mềm vi tính tự bảo vệ chống các cuộc tấn công mạng, các chương trình dọ thám truyền thông xã hội để dự đoán các hoạt động chính trị.

Trong năm 2017, chính quyền Trung Quốc đã phác thảo lộ trình biến đổi Trung Quốc thành “trung tâm cải tiến trí khôn nhân tạo hàng đầu của thế giới” vào năm 2030. Kế hoạch đó giống như một ước muốn hơn là một chiến lược cụ thể, tuy nhiên nó chỉ ra phương hướng cho các ban ngành trung ương và chính quyền địa phương nên đầu tư thế nào để đạt các bước đột phá bằng cách nhấn mạnh các lĩnh vực cụ thể cho nghiên cứu và phát triển. Chính quyền đã chọn ra Baidu, Tencent, công ty khổng lồ về buôn bán trên mạng Alibaba và công ty phần mềm nhận giọng iFLYTEK như các kiện tướng quốc gia về trí khôn nhân tạo, định danh những công ty này là nhóm đầu tiên phát triển các hệ thống điều khiển các xe tự động, chẩn đoán bệnh tật, hoạt động thông minh hỗ trở bằng tiếng nói, và quản lý các thành phố thông minh, các khu đô thị sử dụng nhiều loại hệ thống cảm ứng khác nhau để thu thập dữ liệu về con người sống như thế nào để rồi phân tích các dữ liệu đó nhằm giảm bớt các tác động của các đô thị tới môi trường và tăng cường chất lượng đời sống của người dân.

Trung Quốc cũng tìm cách định nghĩa các tiêu chuẩn quốc tế cho làn song cải tiến sắp tới, đặc biệt là kỹ thuật điện thoại di động thế hệ thứ năm 5G, mang lại cho người sử dụng điện thoại di động tốc độ nhanh hơn và tạo ra nhiều công dụng mới cho các thiết bị nối kết với Internet. Đối với nhiều lãnh đạo Trung Quốc, vị thế của Trung Quốc hiện giờ trên thế giới về mặt phân bổ lao động giống như một cái bẫy: Các hãng ngoại quốc thu hái lợi ích cao từ các tài sản trí tuệ họ có, trong khi các công ty Trung Quốc sống sót bằng một phần nhỏ nhờ vào chế tạo và lắp ráp các sản phẩm hữu hình.Nếu Trung Quốc có thể kiểm soát các tiêu chuẩn kỹ thuật, nó sẽ bảo đảm cho các hãng được hưởng nguồn lợi về huê hồng va bản quyền khi ngoại quốc chế tạo các sản phẩm sử dụng mặt bằng của Trung Quốc.

Suốt thập niên vừa qua, Bắc Kinh đã tăng cường tay nghề, sự tân tiến và số lượng các đoàn đại biểu tham dự các tổ chức về tiêu chuẩn hóa. Trung Quốc đã vắng mặt thật nhiều tại các hội thảo về kỹ thuật của hệ thống điện thoại di đông thế hệ thứ ba và thứ tư nhưng tình hình đã thay đổi. Năm 2016, Huawei, công ty viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, đã gởi gấp đôi số đại biểu so với các công ty khác đến cuộc họp ở Vienna nhằm xác định các đặc tánh của hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ năm.

Quản Trị Internet

Dưới thời Tập, Trung Quốc đã cố gắng định hình các tổ chức quốc tế và các qui chế quản trị không gian mạng. Nhiều lần trong thập niên vừa qua, các tin tặc Trung Quốc đã thực sự tạo các qui chế này bằng cách dấn vào các chiến dịch điệp báo tầm cỡ lớn được thiết kế để đánh cắp các bí mật quân sự, chính trị, và tệ hơn dưới mắt Hoa Kỳ là bí mật công nghiệp. Chính quyền Obama nhấn mạnh điều này với Bắc Kinh, đưa ra công luận việc các tin tặc được hậu thuẫn của chính quyền, tấn công vào các công ty Hoa Kỳ và đe dọa đuổi các viên chức cao cấp. Trong năm 2015, hai bên thỏa thuận không bên nào hỗ trợ việc đánh cắp dùng kỹ thuật số cho lợi ích thương mại. Trung Quốc tiếp đến ký kết các thỏa thuận với Úc, Canada, Đức và Anh Quốc. Các hoạt động đó lắng xuống sau các thỏa thuận, nhưng sự thuyên giảm có vẻ phần nhiều là do kết quả của việc tái tổ chức nội bộ quân đội Trung Quốc do các nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ. Hiện giờ, Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đã củng cố sự kiểm soát trên các lực lượng không gian mạng của nó, gián điệp công nghiệp đã chuyển sang tin tặc tân tiến hơn nhiều trong các cơ quan tình báo của Trung Quốc.

Các nỗ lực dễ thấy ở Trung Quốc về viết luật cho đường hướng của không gian mạng tập trung vào Liên Hiệp Quốc. Hoa Thịnh Đốn và đồng minh đã cổ võ cho một dạng thức quản trị Internet được đóng góp bởi các lĩnh vực kỹ thuật, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và chính quyền, trong khi đó Bắc Kinh thích cách nhìn nhà nước tập trung hơn. Năm 2017 chẳng hạn, Trung Quốc kêu gọi “một phương cách đa phương về quản trị không gian mạng với sự lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc trong việc xây dựng thoả ước về luật lệ”. Bắc Kinh tin rằng một phương cách đa phương thiết lập tại Liên Hiệp Quốc sẽ đem lại hai cái lợi tức thời. Điều đó sẽ ưu tiên hoá các quyền lợi của nhà nước hơn các công ty kỹ thuật và các nhóm xã hội dân sự. Và điều đó sẽ cho phép Trung Quốc khuấy động các lá phiếu bầu của các nước đang phát triển, mà nhiều nước trong số đó muốn kiểm soát Internet và thông tin tự do.

Bắc Kinh chống lại các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc áp dụng luật lệ quốc tế, đặc biệt là luật về xung đột võ trang đối với không gian mạng. Một diễn đàn tại Liên Hiệp Quốc được biết đến với tên gọi Nhóm Các Chuyên Gia về Quản Lý Nhà Nước đã xác định một số luật về hành xử của các quốc gia trong một chuỗi các cuộc họp và báo cáo từ 2004 đến 2017. Mặc dầu trong báo cáo năm 2013, các nhà ngoại giao Trung Quốc chấp nhận luật lệ đó và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc áp dụng cho không gian mạng và trong năm 2015, họ đồng ý bốn qui chế về hành xử của quốc gia, họ vẫn tranh cãi rằng việc bàn cãi về luật quốc tế có thể đưa đến vũ trang hóa trên không gian mạng. Các nhà ngoại giao Trung Quốc cùng với các đối tác Nga nhấn mạnh sự cần thiết của một sự dàn xếp hòa bình cho các tranh cãi. Trong năm 2017, các nước tham gia Nhóm Các Chuyên Gia về Quản Lý Nhà Nước thất bại trong việc phổ biến một báo cáo giám sát một phần vì Trung Quốc và Nga phản đối ngôn ngữ sử dụng trong việc phê chuẩn quyền tự vệ.

Bên cạnh làm việc với Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Các nhà làm luật Trung Quốc còn tạo cho mình đường lối riêng để giới thiệu nhãn quan của mình về Internet và củng cố tiếng nói của mình trong vấn đề quản trị của chính họ qua Hội Nghị Internet Thế giới hàng năm ở Wuzhen. Năm 2017, Tim Cook và Sundar Pichai, CEOs của Apple và Google theo thứ tự, lần đầu tiên tham gia hội nghị. Cook, nhà bảo vệ lên tiếng về quyền tư ẩn và tự do ngôn luận ở quê nhà, phát biểu rằng Apple san sẻ cùng một quan điểm với Trung Quốc về “phát triển một ngành kinh tế kỹ thuật số cởi mở và hưởng chung lợi ích”. Bằng cách lặp lại cách nói của các viên chức Trung Quốc về vấn đề cởi mở mặc dầu họ kiểm soát chặc chẽ Internet ở Trung Quốc, Cook phát tín hiệu Apple sẽ vui lòng chiều theo luật lệ cuả Bắc Kinh.

Có vẻ như Bắc Kinh có tác động lớn nhất vào việc quản trị Internet trên toàn thế giới thông qua các chính sách về mậu dịch và đầu tư của họ, đặc biệt về sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường, một cố gắng to lớn nhằm xây dựng hạ tầng cơ sở nối liền Trung Quốc với Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư và Âu Châu. Cùng với hơn 50 tỷ Mỹ kim đổ vào đường sắt, đường bộ, hệ thống ống dẫn, các cảng, hầm mỏ, hệ thống điện nước đi kèm, các viên chức nhấn mạnh nhu cầu cho các công ty Trung Quốc vê xây dựng “Con Đường Tơ Luạ kỹ thuật số: cáp sợi quang học, điện thoại di động, các trạm vệ tinh, chuyển tiếp, các trung tâm dữ liệu và các thành phố thông minh.

Đa số các hoạt động dọc theo Con Đường Tơ Luạ kỹ thuật số bắt nguồn từ các công ty kỹ thuật và các đồng minh kỹ nghệ, chứ không phải nhà cầm quyền Trung Quốc. Alibaba đã bành trướng ra khu vực Đông Nam Á như một phần của Sáng Kiến Một Vành Đai, Một Con Đường. Nó đã thủ đắc công ty thương mại trên mạng Daraz cuả Pakistan và thành lập vùng mậu dịch tự do trên mạng với sự hỗ trợ của hai chính quyền Mã Lai và Thái Lan, giúp cho việc kiêm soát thuế được dễ dàng, tạo điều kiện hậu cần cho các công ty và thúc đẩy xuất cảng từ các công ty hạng nhỏ và trung bình ở Mã Lai và Thái Lan vào Trung Quốc. ZTE đang hoạt động ở hơn 50 trong số 64 nước thuộc sáng kiến Vành Đai và Con Đường. Họ cũng đặt cáp sợi quang học và thiết lập hệ thống điện thoại di động, công ty này được cung cấp thiết bị giám sát, vẽ bản đồ, tồn trữ dữ liệu Cloud và các dịch vụ phân tích dữ kiện cho các thành phố ở Ethiopia, Nigeria, Lào, Sri Lanka, Sudan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính quyền Trung Quốc hy vọng răng những công ty này sẽ tạo cho họ ảnh hưởng chính trị trên toàn vùng. Tuy nhiên, các hãng xưởng tư nhân đặt trọng tâm vào lợi nhuận và Bắc Kinh cũng không luôn luôn thành công trong việc chuyển hoá các mối quan hệ làm ăn trở thành các ảnh hưởng chính trị, ngay cả trong trường hợp các dự án có liên quan đến các xí nghiệp nhà nước bởi các xí nghiệp này thường theo đuổi các lợi ích thương mại xung khắc với các mục đích ngoại giao. Tuy nhiên, trong giai đoạn ngắn, sự hiện diện của các kỹ sư, các nhà quản lý và ngoại giao Trung Quốc sẽ gia cố khuynh hướng giữa các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các chính quyền độc tài, đón nhận khái niệm chật hẹp về Internet của Trung Quốc.

Tương Lai Thuộc Về Tàu

Nhãn quan của Trung Quốc về Internet đang ở thế thượng phong. Theo “think tank” Freedom House, tự do Internet, mức độ dễ dàng mà người dân có thể sử dụng để nói lên ý nghĩ của mình, đã đi xuống trong vòng 7 năm qua. Nhiều nước đang thúc đẩy các công ty giữ lại dữ liệu của công dân trong lãnh thổ (các công ty chống lại vì làm như vậy sẽ làm tăng chi phí và giảm khả năng bảo vệ sự riêng tư của người sử dụng) và cho phép chính quyền tiến hành các duyệt xét an ninh trên các thiết bị mạng của họ. Mỗi nước đi theo các chính sách đó để đạt được mục đích cuối củng của mình nhưng tất cả các nước này đều hướng về Trung Quốc cho hỗ trở về vật liệu, kỹ thuật và chính trị.

Vị trí trung tâm của Hoa Kỳ về Internet toàn cầu mang lại cho nó nhiều quyền lợi về kinh tế, quân sự và tình báo. Các công ty Mỹ phát triển các hệ thống vi tính kết nối và các máy chủ mang các dữ liệu của thế giới, điện thoại và máy tính cá nhân mà người dân sử dụng để thông tin và các phần mềm vi tính được dùng như các cổng nối vào Internet. Một cách tương tự, Đảng Cộng Sản Trung Quốc xem các công ty kỹ thuật như một nguồn động năng kinh tế và quyền lực mềm. Do vậy mà họ hiện đang gia tăng kiểm soát chính trị đối với các siêu công ty kỹ thuật Trung Quốc. Khi các công ty này tiến đến cung cấp nhiều hơn hạ tầng cơ sở của thế giới, công tác dọ thám của Trung Quốc sẽ bị cám dỗ vào việc thu thập dữ liệu của họ.

Các công ty kỹ thuật Trung Quốc có nhiều lợi thế: tiếp cận với nhiều dữ liệu với ít giới hạn về sử dụng chúng như thế nào, có nhiều nhân viên lành nghề và được hỗ trợ của chính quyền. Nhưng di sản kế hoạch tập trung của nước này có thể đưa các công ty đến chỗ đầu tư quá lố, lập các hoạt động thừa thãi và bóp nghẹt sự sáng tạo của nhân viên. Các công ty kỹ thuật Trung Quốc đã trở thành các mục tiêu cho áp lực chính trị tại Úc, Hoa Kỳ và Âu Châu. Chính quyền Úc đang xét việc cấm Huawei cung cấp thiết bị cho hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ năm cuả Úc. Hoa Thịnh Đốn đang làm việc hạn chế các đầu tư cuả Trung Quốc vào các công ty kỹ thuật Mỹ và đã gây khó khăn cho các công ty viễn thông cuả Trung Quốc trong việc làm ăn với Mỹ: ngăn chận các ứng dụng cuả China Mobile cho các dịch vụ tại Mỹ, cấm việc buôn bán điện thoại thông minh cuả Huawei và ZTE trong các căn cứ quân sự cuả Mỹ và tìm cách cấm chỉ các công ty viễn thông Mỹ sử dụng quỹ chi tiêu cho các cơ sở hạ tầng tối thiết yếu qua việc chi trả cho các máy móc và dịch vụ từ Trung Quốc.

Tuy nhiên chưa có một trong bất cứ các thách thức nêu trên khả dĩ giáng một đòn sinh tử vào tham vọng của Trung Quốc. Đất nước quá rộng lớn, nhiều quyền lực và quá tân tiến. Để chuẩn bị cho sự kiểm soát Internet chặt chẽ hơn nữa, Hoa Kỳ cần làm việc với các đồng minh và đối tác mậu dịch để tạo áp lực lên Bắc Kinh nhằm mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty nước ngoài, ngăn chận cách đối xử thiên vị đối với các công ty Trung Quốc và làm tốt hơn việc bảo vệ tài sản trí tuệ của các công ty nước ngoài. Các nhà làm luật Hoa Kỳ cần chuyển đổi từ sự bảo vệ đơn giản mô hình quản trị Internet của lĩnh vực tư nhân, từ dưới lên bằng việc đưa ra một cái nhìn tích cực nhằm tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có được những lựa chọn thực tiễn qua sự làm việc riêng với Liên Hiệp Quốc. Hoa Thịnh Đốn nên đối thoại trực tiếp với Bắc Kinh về các qui chế cho việc hành xử trên không gian mạng của quốc gia. Hai nước nên làm việc với nhau trong việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế về việc chính quyền mua kỹ thuật, quyết định các công ty nên bảo vệ dây chuyền cung cấp của họ như thế nào khi có tấn công mạng và lập kế hoạch thanh tra của chính quyền đối với các thiết bị thông tin trọng yếu. Tuy nhiên, những nỗ lực này chỉ tạo ra các xu thế mới chứ không đảo chiều của chúng. Cho dầu Hoa Kỳ có làm bất cứ điều gì, tương lai của không gian mạng sẽ bớt tính chất Hoa Kỳ mà thêm tính chất Trung Quốc.





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo