Lý Toét (Danlambao) - Bản tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ có câu: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam-dân chủ-cộng hòa cũng bắt chước câu này nhưng chữ nghĩa lộn xộn: “Mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”.
Vì vậy quyền bình đẳng cũng khác nhau:
- Ở Mỹ quyền bình đẳng có tính phổ quát.
- Ở Việt nam quyền bình đẳng có tính băng đảng: Giới chóp bu có quyền bình đẳng của giới chóp bu, dân đen có quyênf bình đẳng của dân đen
- Trong “trại súc vật” thì “mọi con vật đều có quyền bình đẳng, nhưng có những con vật được bình đẳng hơn”.
Học thuyết của Mác trở nên nổi tiếng vì đã nói lên mối tương quan giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất: Khi lực lượng sản xuất phát triển, nó sẽ phá vỡ quan hệ sản xuất cũ để thiết lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, đó là nhân tố làm thay đổi hình thái xã hội và sự thay đổi này xảy ra bằng bạo lực cách mạng.
Khi xã hội phát triển thì mọi mặt của đời sống xã hội và nhận thức của mọi tầng lớp cũng được nâng cao vì vậy mới có những cuộc cách mạng không mang tính bạo lực như: Cách mạng nhung, cách mạng hoa hồng, cách mạng hoa nhài… Vì dân bây giờ không ngu mặc dù cu vẫn đen. Biết đâu cuộc cách mạng tiếp theo sẽ là cuộc cách mạng chim, vì trong cuộc gặp của lãnh đạo TP HCM với dân Thủ Thiêm cô Nguyễn Thùy Dương đã dùng chiếc giày của mình làm “hoa ngày thường, chim báo bão”. Cũng may mới chỉ có một con chim bay đi, chứ nếu cả đàn chim bay vào mặt thì các đồng chí có chạy đằng trời.
Hiện tượng một số trí thức, văn nghệ sỹ, cách mạng lão thành… Đột ngột từ bỏ Đảng, tức là từ bỏ con đường mình đã chọn và đã đi đến gần trọn cuộc đời – có người coi đấy là sự thay đổi nhận thức, sự can đảm. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng nằm trong số này, những tác phẩm của ông như: “Đất nước đứng lên”, “Đường chúng ta đi” (bút danh Nguyễn Trung Thành) đã làm hừng hực biết bao người trong thời kỳ bão táp cách mạng, nay thì những tác phẩm ấy đã bị vứt khỏi sách giáo khoa phổ thông. Nếu bây giờ muốn viết những bài “phản tỉnh”, “sám hối” thì mong rằng ông sẽ viết những bài có cái tên ngược như: “đất nước đ**o đứng lên”, “đường chúng ta đ** đi”.
Gần đây có một số vụ trọng án. Một đằng thì xử những quan chức, tướng tá đều là những anh hùng các loại. Một đằng thì xử những người bị coi là phản động, nhưng ông Trời đã đem khí phách đặt vào những người phản động và đem sự hèn hạ đặt vào những anh hùng, vì trước tòa người phản động có thái độ bình thản, còn các anh hùng thì lấy nước mắt làm đầu và còn kể lể rằng óc mình bé bằng hạt đậu. Anh hùng mà như thế thì nên chuyển hộ khẩu vào trong lọ mẻ. Hãy nhìn một số vị tướng tá Việt Nam cộng hòa, khi Sài Gòn thất thủ - Họ thà tự sát chứ hông chịu đầu hàng.
Dưới một thể chế mục ruỗng, trong xã hội hỗn mang thì những việc như:
Thực phẩm độc hại, trộm cướp tràn lan, tham nhũng, lãng phí, ô nhiễm…là bình thường và những cái lò gọi là để chống tham nhũng chỉ là lò tôn./.