Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) - Các "tiến sĩ", "giáo sư tiến sĩ" lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam hiện tại sẽ không thể thảo luận về Triết lý giáo dục nếu không biết những điều căn bản được trình bày trong loạt bài này và bài "Triết lý giáo dục là gì? giáo dục là gì?" ở trang mạng Dân Làm Báo.
Dưới đây là phần so sánh triết học với những khoa học khác.
1-Triết học và tôn giáo.
Những câu hỏi cơ bản của triết học về vũ trụ có vẻ gần với tôn giáo vì tôn giáo cũng có những câu hỏi như vậy. Trong cuốn The visual reference guides Philosophy ở mục Triết lý và tôn giáo (Philosophy and Religion) trg. 16 Stephen Law viết, Triết học và tôn giáo có nhiều sự trùng lặp. Triết học và Tôn giáo chủ yếu cố giải thích tại sao vũ trụ hiện diện và tại sao có vật chất (...why the universe exists and why, indeed, there is anything at all.) Thực tế đã có nhiều nhà tư tưởng tôn giáo lớn (greatest religious thinkers) là những triết gia và cũng có nhiều triết gia là những nhà thần học. Giữa triết học và tôn giáo có sự trùng lặp ở mục tiêu (aims), ở những câu hỏi cơ bản mà cả hai đều muốn tìm câu trả lời thỏa đáng. Nhưng giữa tôn giáo và triết học có khác biệt cơ bản ở điểm mức độ quan trọng hai bên đặt ra cho vai trò của lý trí (reason). Dù rằng ai cũng biết khả năng của lý trí cũng rất giới hạn, nhưng triết học đặt nặng vai trò của lý trí hơn trong việc tìm hiểu sự thực. Trong khi tôn giáo cũng khuyến khích việc áp dụng lý trí, nhưng tôn giáo cũng thường nhấn mạnh tới tầm quan trọng của những phương pháp khác trên con đường đi tìm chân lý, trong đó có sự mặc khải và kinh thánh (revelation [something that is revealed by God to humans] and scripture.) (trg. 17) "Tôn giáo và triết học cùng giải quyết nhiều câu hỏi giống nhau. Nhưng, khác với triết học, tôn giáo (nhiều khi) nhấn mạnh tới tầm quan trọng của niềm tin hơn là áp dụng lý trí (trg. 18)." Nói một cách đơn giản, tôn giáo và triết học trùng lặp nhau về những câu hỏi cơ bản nhưng tôn giáo tìm câu trả lời trong niềm tin, còn triết học tìm câu trả lời bằng lý trí.
2- Triết học và toán học.
Chính vì triết học là lý luận trừu tượng nên triết học có phần nào giống toán học; cả hai ngành đều có những lý luận hết sức trừu tượng. Đối tượng của triết học không phải là những vật thể cầm nắm được. Đối tượng của toán học là những con số và những hình thể (bộ môn hình học) và chúng ta cũng không cầm nắm được những con số và những hình thể. Nhưng triết học khác toán học ở điểm toán học gia cần cái bút và tờ giấy còn triết gia thì không cần gì cả. Triết gia chỉ cần cái đầu suy nghĩ. Ngoài ra nhà toán học chỉ suy nghĩ về những con số và những hình thể còn triết gia suy nghĩ về tất cả mọi vấn đề liên quan tới con người và vũ trụ. Nhưng điều khác biệt rõ nhất giữa toán học và triết học là kết quả. Một công thức toán học, kết quả của một công trình lý luận là không thể bác bỏ, trái lại triết học không bao giờ có câu trả lời rõ ràng. Nhưng trong lịch sử nhân loại, nhiều triết gia cũng là toán học gia.
3- Triết Học và Khoa Học và Nghệ Thuật.
Trong cuốn A.J. Ayer on Philosophy (tr.g 17), tác giả viết, "Triết học khác các ngành nghệ thuật và khoa học khác ở phương pháp chứ không phải ở chủ đề nghiên cứu (subject matter). Bằng chứng (proof) của một mệnh đề triết học (philosophical statement) không phải, hay ít khi giống như bằng chứng của một mệnh đề toán học... nó cũng không giống bằng chứng của một mệnh đề của bất cứ một khoa học tự nhiên nào (descriptive sciences). Các lý thuyết triết học không thể thử nghiệm (tested) bằng sự quan sát hay thí nghiệm."
Ở trang 18, tác giả viết, "Trong nhiều trường hợp, triết học muốn giải quyết những câu hỏi vượt quá giải pháp mà khoa học cung cấp cho chúng ta. Ví dụ, Tại sao lại có vật chất (Why is there anything at all?) hay câu hỏi "Làm thế nào chúng ta biết được chúng ta không bị mắc kẹt bên trong một thế giới mà chúng ta tưởng rằng thật?" (How can I know that I am not trapped inside a virtual reality?) Chúng ta có linh hồn bất tử hay không? Đạo đức đúng sai là gì (What makes things morally right or wrong? Con người có tự do ý chí hay không? (Do human beings posses free will?)
Mọi giải thích của khoa học thực nghiệm đều dựa trên một giả định (presupposition) như dưới đây. Mà triết học thì muốn tìm câu trả lời vượt qua mọi giả định. Ví dụ, để giải thích mọi hiện tượng thiên nhiên, khoa học thực nghiệm giả định (suppose) rằng năm ngũ quan của con người đủ giúp con người tiếp cận thực tế, chứ khoa học không thể giải quyết câu hỏi liệu con người có là nạn nhân của một ảo ảnh phức tạp hay không (elaborate illusion). Hay là trước câu hỏi tại sao có vũ trụ? (why is there anything at all?) Khoa học giải thích sự hiện diện của vũ trụ bằng hiện tượng big bang xảy ra cách nay khoảng 13 ngàn 500 triệu năm. Theo các nhà khoa học, hiện tượng vũ trụ khác thường đó tạo ra vật chất, năng lượng và cả không và thời gian. Nhưng giải thích khoa học đó cũng không làm trong lòng ta mất đi một thắc mắc về điều huyền bí, tại sao có "bang"? Và điều huyền bí tại sao có vật chất (The mystery of why there is any thing at all?) vẫn chưa được giải quyết.
4-Triết học và khoa học tự nhiên.
Triết học cũng cùng mục tiêu với khoa học tự nhiên, rõ ràng nhất là vật lý. Nhưng Vật lý khác triết lý ở kết quả. Kết quả của vật lý phải được kiểm chứng. Chính vì vậy, những câu hỏi của triết học một khi được kiểm chứng sẽ rời khỏi triết học mà bước vào lãnh vực vật lý. Ví dụ định luật Newton về chuyển động (Newton's laws of motion). Sự gần gũi giữa triết học và vật lý được thể hiện rõ qua tựa đề của tác phẩm của Newton giải thích 3 định luật chuyển động: "Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica (Mathematical Principles of Natural Philosophy), (Những nguyên tắc toán học của Triết học tự nhiên). Trong phần khác của bài chúng ta còn thấy vài tác phẩm khoa học khác cũng có tựa đề mở đầu tương tự bằng chữ "Triết lý, philosophy..."
5-Triết học và nghệ thuật.
Trên lãnh vực nghệ thuật, người nghệ sĩ trình diễn và sản xuất những tác phẩm nghệ thuật. Nhưng triết lý về nghệ thuật (philosopy of art) thì vượt khỏi hoạt động của người nghệ sĩ. Triết lý về nghệ thuật đặt những câu hỏi cơ bản về nghệ thuật. Wikipedia viết rằng triết lý tìm hiểu bản chất của nghệ thuật, của cái đẹp và của ý thích (taste). Triết lý định nghĩa nghệ thuật là gì (What is art?). Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này khi bàn về Mỹ học (Aesthetics).
6-Triết lý được coi như mẹ của tất cả các ngành khoa học (mother of all sciences).
Như ta đã thấy, với mục đích của mình, triết học đã bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống. Triết học bao trùm tôn giáo, nghệ thuật, khoa học và toán học. Như vậy, ngay trong lãnh vực hàn lâm, người ta thấy triết học cũng không phải hoàn toàn trừu tượng. Encyclopedia Americana trang 925 định nghĩa: Triết học là suy nghĩ hợp lý một cách có hệ thống về cuộc sống, về thế giới tự nhiên và về niềm tin (Philosophy can be defined as rational critical thinking, of a more or less systematic kind, about the conduct of life, the general nature of the world, and the justification of belief.)
Trang 212 cuốn The Meaning of Philosophy of Education, tác giả Benjamin Brickman viết, "Liếc qua quyển chương trình (catalogue) của đại học, ta thấy có những lớp (courses) Triết lý lịch sử, triết lý công quyền (government), triết luật, triết học về tôn giáo, triết học về toán (philosophy of mathematics), triết học về khoa học (philosophy of science, triết học về nghệ thuật, triết học về ngôn ngữ (language), và triết học về giáo dục. Các lớp học đó có điểm chung là nghiên cứu những tính chất nền tảng (fundamental character) của từng lãnh vực đó.
Cũng trong cuốn The visual reference guides Philosophy, Stephen Law viết, Triết lý cũng bao trùm nhiều lãnh vực trong những tranh cãi đạo đức hay chính trị hiện đại như các vấn đề phá thai, quyền của súc vật (animal rights), quyền gây chiến (waging war) và quyền tự do phát biểu (freedom of speech.) v.v...
Trong cuốn Dialectical Materialism (A. Spirkin), (https://www.marxists.org/reference/archive/spirkin/works/dialectical-materialism/ch01.html) tác giả viết, Trong thời cổ đại (ancient times) tất cả sự hiểu biết (knowledge) của con người về thế giới (world) và bản thân (himself) được coi là sự thông thái (wisdom) và được gọi là triết lý. Sau đó kiến thức phát triển và chia thành nhiều ngành khác nhau (separate disciplines), hết ngành khoa học này tới ngành khoa học khác phát triển từ triết lý; tất cả được coi là toàn bộ kiến thức của nhân loại. Bằng cách này, các ngành toán học, vật lý, y khoa và các ngành khoa học khác xuất hiện. Như thế triết lý được coi như mẹ của tất cả các ngành khoa học (mother of all sciences). Ý tưởng này cũng được Descartes bày tỏ. Francis Bacon cũng mô tả triết lý là một khoa học phổ quát (the universal science), từ đó tất cả các khoa học khác phát triển như những cành của một cái cây. Ý niệm rộng rãi này của triết lý không chỉ ở thời cổ điển mà ngay cả ở thế kỷ trước. Chúng ta biết, ví dụ, tác phẩm chính của Newton có tên Philosophiae naturalis principia mathematica, trong khi tác phẩm của Linnaeu có tên Philosophia botanica, tác phẩm của Lamarck có tên Philosophie zoologique, và tác phẩm của Laplace có tên Essai philosophique sur les probabilités.
Trong cuốn Encyclopedia Americana ở mục Philosophy, ta đọc thấy, Trong lịch sử kiến thức (intellectual history) phương Tây khởi đầu từ thời triết học cổ Hy lạp, tất cả mọi ngành khoa học, kể cả toán học đều nằm trong lãnh vực triết học. Nhưng dần dần, kiến thức con người phát triển, các ngành học, nghiên cứu khác tách rời khỏi triết học. Khởi đầu là toán học. Tới thế kỷ 17 là khoa học tự nhiên (natural science). Tk18 là khoa học xã hội (social science). và Tk 19 là tâm lý học. Bằng chứng là cách nay không lâu, thỉnh thoảng người ta còn dùng nhóm từ "natural philosophy" để chỉ khoa học tự nhiên (natural science).
7-Triết lý là một tiến trình động (a process) đi tới chân lý.
Trong cuốn The visual reference guides Philosophy, ở trang 16, Stephen Law viết, "Dù rằng triết lý cũng biết rằng lý trí không thể tìm ra hết các câu trả lời, nhưng trong trường hợp đó, lý trí cũng giúp hiểu rằng tại sao câu trả lời chưa được đầy đủ và vì thế cần tìm câu trả lời khác. Và vì thế, triết lý là một tiến trình động (a process) đi tới chân lý (trang. 18)."
Triết lý là phương cách tìm ra chân lý, tìm ra sự thật (truth). Triết lý không mang lại cho người học kiến thức mà triết lý chỉ là phương pháp giúp người ta tìm ra chân lý, tìm ra kiến thức. Triết lý là đối thoại, là truy vấn, là phản biện, và tất cả hành vi đó là phương pháp tìm ra chân lý, tìm ra sự thật, mở rộng kiến thức. Aristote, thủy tổ của triết Tây, từng nói rằng ông không biết gì cả, nhưng bằng phương pháp hỏi, truy vấn, ông giúp người bị truy vấn (học trò) tìm ra chân lý, tìm ra kiến thức. Để tìm ra chân lý, người ta có thể truy vấn người khác. Nhưng người ta cũng có thể truy vấn chính mình. Người không bao giờ đối thoại, không bao giờ tự truy vấn, không bao giờ phản biện thì không học hỏi được gì thêm.
Tham khảo:
34 cuốn sách ở phần tham khảo tại một trong hai trang mạng dưới đây:
https://danlambaovn.blogspot.com/2018/11/triet-ly-giao-duc-la-gi-giao-duc-la-gi.html
Bài đã đăng: