Từ Sa Huỳnh đến... Lộc Hưng! - Dân Làm Báo

Từ Sa Huỳnh đến... Lộc Hưng!

Đỗ Thành Nhân (Danlambao) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng từng nói "Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" ("chúng ta" trong ngữ cảnh này được hiểu là quan chức). Câu nói phản ảnh đúng bản chất chế độ đảng độc quyền lãnh đạo: luật pháp sinh ra chỉ để trừng phạt người dân.

Cứ tưởng câu nói đó đã là sự khốn nạn tột cùng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa!. 

Nhưng chưa đâu, 

Câu nói trên là của quan chức cấp trung ương; xuống nhiều địa phương được vận dụng thành "Nếu chúng ta sai, thì cài bẫy cho dân sai. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".

I. Dẫn chứng từ Sa Huỳnh

Nhà máy rác Sa Huỳnh gây ô nhiễm, người dân bức xúc phản ứng tập thể như chặn xe chở rác, gây ách tắc giao thông.

Thì ông Trần Ngọc Căng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về Sa Huỳnh chỉ đạo Công an tỉnh xử lý "những kẻ cầm đầu kích động"; điều này càng làm cho người dân phẫn nộ có khả năng dẫn đến manh động. Trong khi lỗi hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước không tuân thủ đúng các quy định pháp luật về đầu tư, môi trường.



Như vậy: "Nếu chúng ta sai, thì cài bẫy cho dân sai"

Người dân càng bức xúc, quyết hơn thua đủ với chính quyền vì đằng nào cũng chết bởi phải sống trong môi trường vô cùng ô nhiễm. Dân tập trung gây cản trở giao thông, vây ép tạo áp lực với chính quyền cấp xã, thậm chí còn có cả bom xăng, làm tình trạng tồi tệ thêm... Vậy là chính quyền có lý do bắt người.


Như vậy: "Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" (đương nhiên)

Không còn gì để mất, 

Người dân tiếp tục đấu tranh để buộc chính quyền phải điều tra, công bố các sai phạm của nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước liên quan trong quá trình thực hiện dự án.


Vụ việc chưa kết thúc, hệ lụy còn kéo dài, khi những người dân bị đẩy vào đường cùng buộc phải đấu tranh và bị bắt giữ. Vào tay công an nếu không chịu tự tử thì phải nhận tội theo yêu cầu, con đường tiếp theo là tù đày.

Ai là người phải chịu trách nhiệm đã đẩy người dân vào tù?

II. Đến Vườn rau Lộc Hưng

Nhìn rộng ra trên bình diện xã hội của Việt Nam thì Bãi rác Sa Huỳnh và Vườn rau Lộc Hưng cũng có những nét tương đồng:

1. Sa Huỳnh là vùng cộng sản qua 2 cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ; còn Lộc Hưng là cộng đồng thiên chúa giáo qua các thời kỳ. Người dân gắn bó với nhau qua nhiều thế hệ.

2. Người dân Sa Huỳnh và Lộc Hưng đều bị tước đoạt những quyền sống căn bản là môi trường sống và đất đai. 

3. Nguyên nhân đều xuất phát từ cái sai của chính quyền. Nhưng ban đầu chính quyền không nhận sai mà theo quan điểm "Nếu chúng ta sai, thì cài bẫy cho dân sai".

4. Cùng đường, người dân Sa Huỳnh và Lộc Hưng sẽ đấu tranh, bị quy chụp cho những hành vi vi phạm pháp luật để trừng phạt theo đùng quan điểm "Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" 

5. Dư luận, đặc biệt là mạng xã hội Facebook ủng hộ mạnh cho người dân Sa Huỳnh và Lộc Hưng.

Tuy nhiên, 

Người dân Bãi rác Sa Huỳnh đã đoàn kết đấu tranh, Và bước đầu thành công.

Người dân Vườn rau Lộc Hưng hãy nhìn ra Sa Huỳnh - Đức Phổ - Quảng Ngãi, và cũng nên học tập tư tưởng của "người": "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất đất, không chịu sống trong môi trường ô nhiễm."

Mong bà con Vườn rau Lộc Hưng sẽ có ngày được như bà con ở Bãi rác Sa Huỳnh.

Tất nhiên, sự đấu tranh nào cũng phải trả giá, bởi vì quan điểm của chính quyền cai trị "Nếu chúng ta sai, thì cài bẫy cho dân sai. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" - đằng nào người dân cũng phải sai, chấp nhận hy sinh.


____________________________________

Các bài viết liên quan: 

- Dấu ấn Trần Ngọc Căng:

- Thượng tôn pháp luật: Ngoài pháp lý ra còn có đạo lý!

- Thượng tôn pháp luật: Vườn rau Lộc Hưng 

- Thượng tôn pháp luật: Trách nhiệm của chính quyền 

Ghi chú: kèm theo 2 clip


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo