Chúng ta liệu có đi lạc đường? - Dân Làm Báo

Chúng ta liệu có đi lạc đường?

Mẹ Nấm (Danlambao) - Đến tận hôm nay, vẫn chưa có thông tin chính thức về cách xứ lý hành vi ấu dâm của cựu Viện phó VKSND Tp Đà Nẵng. Dư luận sôi sục, nhiều người lên tiếng và phản đối, và đương nhiên cũng có lắm người bênh vực vị cựu quan chức kia. Giữa luồng thông tin ấy, có ý kiến cho rằng việc lên tiếng, đấu tranh để tệ nạn ấu dâm phải chấm dứt, để kẻ có hành vi bệnh hoạn phải bị xử lý là đi chệch mục tiêu, theo đúng ý đồ của cộng sản?! Vậy cuối cùng, chúng ta đang đấu tranh vì cái gì?

Công bằng, công lý đó là thứ mà những người dấn thân vì Việt Nam mong muốn và đương nhiên các giá trị này khó nằm trong chuẩn mực của cộng sản. Bởi một chế độ độc tài luôn muốn thuần phục người dân, gieo rắc sự sợ hãi và triệt tiêu ý thức phản kháng. Chính vì như vậy cho nên dù bạn đấu tranh cho bất kỳ việc gì đúng đắn trong xã hội, xuất phát từ sai phạm của nhà nước, bất công tràn lan đều bị xem là “chống nhà nước”, “bôi nhọ đảng”.

Những người lên tiếng bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh tại Vườn quốc gia Tam Đảo bị đánh, bị trói và bị cướp tài sản. Họ đang đấu tranh cho tương lai để giữ gìn màu xanh cho Việt Nam, từ bao giờ bị xem là “đối tượng nguy hiểm”?

Những người bất bình trước tệ nạn ấu dâm, làn sóng phẫn nộ ấy là dấu hiệu cho thấy sự nhận thức đúng đắn về quyền con người, quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và là tín hiệu đáng mừng khi họ dám lên tiếng. Tại sao lại cho rằng họ đi lạc đường, xa rời mục tiêu?

Bất kỳ một hành vi phản kháng nào trước những sai trái bất công, đều được xem là dấu hiệu của quyền được sống đúng nghĩa với những giá trị nhân bản của con người. Và đương nhiên với các chế độ độc tài, họ hoàn toàn không hề muốn điều này xảy ra.

Tại sao người ta lên án những người xịt sơn, check-in, treo đồ lót trước nhà tên ấu dâm Nguyễn Hữu Linh? Vì họ muốn chứng tỏ mình đạo đức hơn người? Hay chỉ đơn giản là nói ngược với tâm lý đám đông là lựa chọn khác biệt?

Tôi không bàn đến việc ông Linh có sờ soạng bé gái 7 tuổi kia hay không, tôi chỉ muốn nói hành động giữ vai, chụp cổ bé gái khi nghe điện thoại là hành vi tồi bại. Và những lý lẽ nhằm bào chữa, bênh vực cho kẻ bệnh hoạn này như “hình ảnh trích xuất từ camera không rõ”, “tâm lý đám đông hung hãn”, hay “đi lạc mục tiêu” đều được xem là những lời nguỵ biện có chủ đích sâu xa nhằm chạy tội cho Nguyễn Hữu Linh.

Người ta không bao giờ đi lạc đường khi lên tiếng, khi có hành động phản kháng trước cái sai, cái xấu. Chỉ có những người đưa ra ý kiến mong muốn đám đông thôi phẫn nộ, hay lựa chọn sự im lặng thoả hiệp mới là những kẻ đi lạc đường.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo