"Dân chủ ngay bây giờ, tự do cho Hồng Kông" - Dân Làm Báo

"Dân chủ ngay bây giờ, tự do cho Hồng Kông"

Dân chủ ngay bây giờ, tự do cho Hồng Kông: 
Hàng ngàn người biểu tình kêu gọi G20 ủng hộ phong trào chống dự luật dẫn độ
Jennifer Creery - Hành Nhân (Danlambao) dịch - Hàng ngàn người đã tập trung tại Edinburgh Place vào chiều tối thứ tư kêu gọi các quốc gia trong nhóm G20 để nêu lên mối quan ngại về Hồng Kông tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 vào thứ Sáu, vài giờ sau khi tổ chức một cuộc tuần hành lớn tới các lãnh sự quán nước ngoài để vận động cho các đại diện những quốc gia G20 một cách trực tiếp.

Đám đông những người mặc áo toàn màu đen tràn ra ngoài quảng trường công cộng, nhiều người cầm các biển hiệu ghi “Tự do cho Hồng Kông” và “Dân chủ ngay bây giờ”.

Ảnh: Apple Daily


Những nhà tổ chức, Mặt trận Dân quyền Nhân quyền (CHRF), đã ban hành một tuyên bố kêu gọi rút lại dự luật dẫn độ đã bị đình chỉ của chính phủ: “Nếu bạn tin vào các giá trị như dân chủ, tự do, nhân quyền và luật pháp như chúng tôi, chúng tôi kêu gọi tất cả các bạn vui lòng lên tiếng trong Hội nghị thượng đỉnh G20 và bảo vệ các quyền của chúng tôi cùng với người dân Hồng Kông”.

Photo: Ng Tin Hung/CHRF.

Liên minh ủng hộ dân chủ đã dẫn dắt hàng triệu người tuần hành trong những tuần gần đây chống lại dự luật, khi các yêu cầu đã phát triển thành việckêu gọi quyền bầu cử phổ quát trước cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ngày 1 tháng 7.

Photo: Reuters.


Bên ngoài Tòa thị chính, Baggio Leung và Tony Chung từ Phong trào Liên hội Sinh viên và nhà hoạt động Joe Yeung kêu gọi mọi người bao vây trụ sở cảnh sát ở Wan Chai sau cuộc biểu tình của CHRF.

Cô Josephine Ho, một nhà thiết kế trò chơi 39 tuổi, nói với HKFP rằng cô ấy nghĩ rằng điều quan trọng đối với các chính phủ nước ngoài có lợi ích kinh doanh ở Hồng Kông là nói lên mối quan tâm của họ về thành phố trong hội nghị G20 sắp tới: “Hồng Kông là một thành phố quốc tế và những quyền căn bản thiết yếu rất là quan trọng đối với mọi người ở đây”, cô nói.

Bà Yuen Chang, 50 tuổi, cũng nói với HKFP rằng bà đã tham dự một vài cuộc biểu tình chống lại dự luật dẫn độ và hoan nghênh sự quan tâm chú ý của quốc tế, nói rằng bà hy vọng các nước G20 sẽ lên tiếng thay mặt Hồng Kông.

“Mặc dù tôi đã ở gần như phía sau và tôi không thể nghe được nhiều điều mà [những người biểu tình] người ta đang nói, nhưng tôi nghĩ nó vẫn rất quan trọng để ra ngoài đó và thể hiện sự ủng hộ của tôi”, anh Chang nói. “Chính phủ đình chỉ dự luật thôi là không đủ, họ phải rút bỏ hoàn toàn mới được”.

Ảnh: Apple Daily


Chính phủ đã đề xuất những sửa đổi pháp lý vào tháng Hai, cho phép Đặc khu trưởng và Tòa án địa phương xử lý các yêu cầu chuyển giao theo từng trường hợp từ các khu vực tài phán mà không có những thỏa thuận ưu tiên trước, đặc biệt là Trung Quốc.

Các luật sư, nhà báo, chính trị gia nước ngoài và các doanh nghiệp đã làm dấy lên những mối lo ngại về nguy cơ cư dân Hồng Kông bị dẫn độ về đại lục, nơi thiếu các biện pháp bảo vệ nhân quyền.

Dự luật đã bị đình chỉ vào ngày 15 tháng 6, mặc dù những người biểu tình đã kêu gọi phải rút bỏ hoàn toàn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Geng Shuang, đã cảnh báo trước đó vào hôm thứ Tư chống lại việc các nước ngoài can thiệp vào các vấn đề quốc tế của họ, thêm rằng chính phủ sẽ phản đối chủ đề các cuộc biểu tình ở Hồng Kông được đưa ra tại Hội nghị G20.

“Trung Quốc chắc chắn sẽ không đồng ý để Hội nghị G20 thảo luận về các vấn đề Hồng Kông. Đây hoàn toàn là chuyện nội bộ của Trung Quốc”, ông nói.

Ảnh: CHRF


Nguồn: 


Người dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo