Photo: RTHK screenshot |
Kris Cheng - Hành Nhân (Danlambao) dịch - Mấy chục người biểu tình ủng hộ Bắc Kinh diễn hành tới các lãnh sự quán nước ngoài để kêu gọi ngừng can thiệp vào Hồng Kông. Những người biểu tình giương cao các biểu ngữ có nội dung "Hồng Kông thuộc về Trung Quốc", "Chấm dứt việc phá hoại Hồng Kông", "Đừng can thiệp vào các vấn đề của HK" và nhiều biểu ngữ khác.
Hàng chục người biểu tình đã tuần hành đến các lãnh sự quán nước ngoài để yêu cầu quốc tế không can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông.
Họ tập trung tại Chater Garden ở khu vực trung tâm và đi bộ đến lãnh sự quán Hoa Kỳ, văn phòng EU, lãnh sự quán Anh và lãnh sự quán Đức vào sáng thứ Tư.
Những người biểu tình giương cao các biểu ngữ có nội dung "Hồng Kông thuộc về Trung Quốc", "Chấm dứt việc phá hoại Hồng Kông", "Đừng can thiệp vào các vấn đề của HK" và nhiều biểu ngữ khác.
Người đàn ông họ Lâm, phát ngôn viên của nhóm này cho hay cuộc tuần hành được tổ chức trực tuyến và có khoảng 200 người tham gia.
Ông nói cuộc tuần hành là phản ứng đối với cuộc biểu tình của những người chống Dự luật Dẫn độ tới 19 lãnh sự quán để gửi thư kiến nghị được tổ chức hồi thứ Tư . “Những người biểu tình chống dự luật dẫn độ đã kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế trước hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản vào thứ Sáu. Họ yêu cầu Hoa Kỳ giải phóng Hồng Kông - điều này không thể chấp nhận được. Hầu hết người dân Hồng Kông, bao gồm cả những người ở đây với chúng tôi, tin rằng Hồng Kông thuộc về Trung Quốc và nước ngoài không nên can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi” - ông Lâm cho hay.
“Trong hai tháng qua, chính phủ Hoa Kỳ thường xuyên bày tỏ những quan điểm bất thường về Hồng Kông. Liệu có động cơ sâu xa nào không? Bạn có thể thấy rằng Hoa Kỳ muốn sử dụng Hồng Kông để đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại.” - ông Lâm nói thêm,
Ba lãnh sự quán nước ngoài và văn phòng EU cử đại diện để nhận thư kiến nghị của họ.
Đại diện sứ quán Đức Photo: HKFP. |
Đại diện sứ quán Hoa Kỳ Photo: HKFP (Screenshot) |
Các quan chức và chính phủ nước ngoài trước đây đã bày tỏ sự quan ngại về dự luật gây tranh cãi.
Dự luật dẫn độ. lần đầu tiên được đề xuất vào tháng Hai nhằm cho phép thành phố xử lý các yêu cầu dẫn độ từng trường hợp từ các khu vực tài phán mà không có thỏa thuận trước. Tuy nhiên, đã xảy ra các cuộc biểu tình rầm rộ và chỉ trích công khai về nguy cơ cư dân bị dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, là nơi thiếu vắng những biện pháp bảo vệ nhân quyền. Dự luật đã bị đình chỉ sau các cuộc biểu tình lớn, nhưng chưa bị huỷ bỏ.
Một cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ sẽ được tổ chức vào tối thứ Sáu bên ngoài cơ quan lập pháp trong thời gian hội nghị thượng đỉnh G20 xảy ra.
Nguồn:
Người dịch: