G20 ra tuyên bố nhằm ngăn chặn nội dung bạo lực khủng bố trên mạng xã hội (*) - Dân Làm Báo

G20 ra tuyên bố nhằm ngăn chặn nội dung bạo lực khủng bố trên mạng xã hội (*)

David Crowe - Mẹ Nấm (Danlambao) dịch- Hội nghị thượng đỉnh G20 ra tuyên bố gây áp lực buộc các công ty phải hành động ngay lập tức. khi được chính quyền liên hệ để xóa nội dung khủng bố như video trực tiếp về một cuộc tấn công, hoặc các bài viết bạo lực khác nhằm tìm cách truyền bá khủng bố hoặc tuyển mộ người theo dõi.

Thủ tướng Úc, ông Scott Morrison đã đạt được thỏa thuận với các nhà lãnh đạo thế giới nhằm gây áp lực đối với Facebook và các công ty truyền thông xã hội lớn khác để ngăn chặn sự lây lan của khủng bố bạo lực trực tuyến sau vụ tấn công ở thành phố Christchurch hồi tháng 3.

Tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản là một chiến thắng quan trọng đối với ông Morrison và chính phủ Úc khi yêu cầu tất cả các công ty hành động khẩn cấp để gỡ bỏ những nội dung khủng bố bạo lực.

Hội nghị thượng đỉnh Osaka đã kết thúc vào chiều thứ Bảy với lời cảnh báo tới các công ty truyền thông xã hội nhằm nâng cao tiêu chuẩn của họ. Thông điệp này được tất cả các thành viên của G20, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ sau nhiều tháng nỗ lực vận động ngoại giao từ phía Úc.

Thủ tướng Scott Morrison đã thuyết phục các nhà lãnh đạo thế giới ủng hộ kế hoạch trừng trị các công ty truyền thông xã hội lưu trữ các tài liệu liên quan đến khủng bố bạo lực.

Nguồn hình: ALEX ELLINGHAUSEN
Tuyên bố từ G20 gây áp lực buộc các công ty phải có hành động khẩn cấp khi được chính quyền liên hệ để xóa nội dung khủng bố, như video trực tiếp về một cuộc tấn công, hoặc các bài viết có nội dung bạo lực khác nhằm tìm cách truyền bá khủng bố hoặc tuyển mộ người theo dõi.

Tuyên bố G20 được Úc đề xuất và được thông qua sau khi nhận được sự ủng hộ từ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng như các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu.

Mặc dù tuyên bố G20 không thể đưa ra điều luật hoặc quy tắc cụ thể nào để ràng buộc các công ty, vì điều này tùy thuộc vào luật pháp mỗi quốc gia. Tuy nhiên tuyên bố này là một lời cảnh báo cho các phương tiện truyền thông xã hội và không gian mạng sẽ bị can thiệp trực tiếp từ chính phủ nếu họ không khắc phục vấn đề. 

Ông Morrison đã viết thư cho ông Abe, người tổ chức hội nghị thượng đỉnh cuối tuần này, trong những ngày sau vụ tấn công khủng bố ở thành phố Christchurch hồi tháng 3 khi một tay súng người Úc giết chết 51 người và làm bị thương 49 người. Vụ thảm sát được phát trực tiếp trên Facebook. 

Bức thư đưa ra đề xuất cho một thỏa thuận toàn cầu nhằm dập tắt bạo lực khủng bố trên phương tiện truyền thông xã hội nhưng ý tưởng này vấp phải sự phản đối từ Mỹ và những người khác vì lo ngại nó có thể hạn chế quyền tự do ngôn luận.

Bất chấp những lo ngaị, ông Morríon đã đạt được kết quả là một thỏa thuận đồng thuận.

Luật pháp cứng rắn của Úc đã yêu cầu các công ty truyền thông xã hội hành động theo chỉ thị của cảnh sát và các cơ quan chức năng khác để loại bỏ các tài liệu có nội dung khủng bố bạo lực, theo luật do ông Morrison đưa ra và được Lao động Quốc hội ủng hộ vào đầu tháng Tư. 

Tuyên bố chung là một bước đột phá quan trọng bởi vì ông Trump và các quan chức của ông đã bày tỏ lo ngại về việc hạn chế về quyền tự do ngôn luận.

Các nhà lãnh đạo G20 cho biết họ đã đưa ra tuyên bố của mình để "nâng tầm" cho các nền tảng trực tuyến. 

"Internet không phải là nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ khủng bố muốn tuyển dụng, kích động hoặc chuẩn bị các hành động khủng bố", họ nói. 

"Chúng tôi kêu gọi các diễn đàn trực tuyến đáp ứng mong đợi của công dân rằng họ không được phép sử dụng sân chơi của mình để tạo điều kiện cho khủng bố và [chủ nghĩa cực đoan bạo lực có lợi cho khủng bố]." 

"Các diễn đàn có trách nhiệm quan trọng trong việc bảo vệ người dùng của họ. Đây là một thử thách phức tạp vì độ tinh vi của những tên tội phạm lạm dụng Internet ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các diễn đàn có thể xem nhẹ việc giảm thiểu những nội dung khủng bố có thể gây hại cho xã hội, thông qua sân chơi của họ" 

"Trường hợp nội dung khủng bố được tải lên hoặc phát trực tiếp, chúng tôi yêu cầu các diễn đàn trực tiếp cần giải quyết khẩn cấp để ngăn chặn sự phổ biến, và phải lưu trữ lại các bằng chứng tài liệu. Chúng tôi hoan nghênh việc các công ty giữ đúng cam kết cung cấp báo cáo công khai và minh bạch theo như quy định trong chính sách và thủ tục của họ."

Tuyên bố không có điều khoản ràng buộc đối với các công ty nhưng cảnh báo rằng các thành viên G20 có thể có hành động mạnh mẽ hơn, bao gồm thông qua luật mới, để buộc các công ty loại bỏ nội dung khủng bố nhanh hơn. 

Cơ chế hành động theo tuyên bố G20 trên là Diễn đàn Internet toàn cầu chống khủng bố (GIFCT), dự kiến ​​sẽ đưa ra làm việc với các công ty truyền thông xã hội trong thời gian tới.
(*) Tựa do Danlambao đặt

Nguồn:


30.06.2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo