Kết quả nào cho G20-2019 tại Osaka - Japan - Dân Làm Báo

Kết quả nào cho G20-2019 tại Osaka - Japan

Thành Đỗ (Danlambao) - Tại Âu Châu, nhất là tại Pháp, giới thạo tin quốc tế rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một Donald Trump bất ngờ trở nên “dịu dàng” với những nguyên thủ các quốc gia đến tham dự G20 năm nay 2019 tại OSAKA, Nhật Bản.

Hai hồ sơ khó khăn cho G20 năm nay 2019 là kinh tế và khí hậu.

Về kinh tế, hội nghị thượng đỉnh Osaka năm nay diễn ra gần như chỉ là để cứu vãn bộ mặt cho G20, nơi mà sự chia rẽ càng lúc càng trầm trọng trong cuộc chiến thương mại mà Mỹ đã khai pháo vào ngày 21/01/2018. 

Người ta đến Osaka để lắng nghe và để hoạch định những bước kế tiếp và tạo thế đứng sao cho ít tổn thương nhất trong cuộc chiến Trump - Xi.

Thủ tướng Nhật, ông Shino Abe nói: “Những lo lắng và bất mãn do toàn cầu hóa thương mại đã tạo ra cách chính sách bảo hộ mậu dịch và gây chia rẽ các nước. Sẽ không một nước nào có lợi trong một cuộc đối đầu thương mại, ngược lại, sẽ kéo lùi sự phát triển toàn cầu lại 2,6% thay vì 3% cho năm trước.

Riêng cá nhân ông Trump thì một sự nhượng bộ Trung Quốc gần như là bắt buộc phải có để xoa dịu thị trường chứng khoán, nếu không nói là cần thiết nên ông đã đồng ý “tạm ngưng chiến” để tìm con đường mới thông qua các cuộc thương thuyết mới, nghĩa là làm lại từ đầu sau 13 lần gặp gỡ Mỹ- Trung Quốc không có kết quả nào đáng kể ngoài việc sự phát triển kinh tế thế giới thụt lùi lại và bảo hộ mậu dịch tăng cấp số nhân. Trump đã can đảm hứng chỉ trích của các nghị sĩ Mỹ có quan điểm cứng rắn về vấn đề an ninh, khi ông ra lệnh dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Huawei để đổi lấy một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. 

Việc D. Trump để các công kỹ thuật số của Mỹ bán hàng trở lại cho Huawei dường như là bước ngoặc quan trọng để phát đi tín hiệu rằng ông vẫn "American First", việc bán các sản phẩm Mỹ cho Trung Quốc thu tiền về vẫn hơn là đẩy hai nước vào một cuộc "Chiến tranh Lạnh công nghệ" khốc liệt không kém chiến tranh thương mại.

Hồ sơ Iran và Bắc Triều Tiên cũng được thế giới ghi nhận là một bước lùi vĩ đại của ông Trump khi chính ông chấp nhận bước chân đến lãnh thổ Bắc Triều Tiên để tìm cách nối lại cuộc đàm phán với tên bạo chúa ba đời đồ tể Kim yong Un và là bạn “hôn hít thấm thiết” của cả lú Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam.

Riêng hồ sơ Đài Loan, hình như Trump ghi bàn thắng khi gần đây, phương tây gửi tầu chiến qua lại eo biển Formose hay còn gọi là eo biển Đài Loan (Detroit Taiwan) bất chấp những lớn tiếng đe dọa của Trung cộng và chuyến công du của bà tổng thống Đài, bà Thái Anh Văn đã ghé nghĩ 4 đêm tại Mỹ trong chuyến đi và về tại Caraibes... Một điểm quan trọng mà toàn thế giới đang theo dõi và ủng hộ.

Về khí hậu, ông Donald Trump, vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đã tìm cách lung lạc các nước còn do dự để họ từ chối ký vào hiệp ước về biến đổi khí hậu, từ chối ký vào một tuyên bố chung về việc chống lại sự ô nhiễm đại dương bởi xử dụng sản phẩm nhựa và khai thác dầu trên biển tràn lan. 

Hoa Kỳ tìm mọi cách để tránh bị xem như một con cừu đen giữa bầy cừu trắng, những nước còn đang do dự là: Brezil, Thổ Nhĩ kỳ và Arabie Soaudite, Indonesia.

Đối nghịch với đường hướng của Donald Trump là Cộng Đồng chung Âu Châu, Canada và một dè dặt cố hữu, do có nhiều cân nhắc là Trung Quốc. 

Tổng thống Pháp, ông E.Macron tuyên bố: Trong một cộng đồng 20 nước giàu nhất, nếu không có được tầm nhìn chung về biến đổi khí hậu cũng không thể chấp nhận một truyền nhiễm “Tư tưởng ích kỷ” và sẽ không có nước Pháp nếu có một bước lùi so với kết quả kỳ trước tại Buenos Aires tháng 12 năm 2018 là 19+1. Ông nói, không thể để trở thành 18+2 hay 17+3... và kết quả cuối cùng cho thượng đỉnh kỳ này, 2019 vẫn là 19+1. Nước Mỹ của D.Trump vẫn phải cỡi ngựa một mình và ông Trump càng lúc càng bị xem như là một chuyên gia thọt gậy bánh xe hơn là tìm cách đóng góp chung cho nhân loại. 

G20 đã chấm dứt, ông Trump hiện như người ngồi trên lửa đỏ và ông Xi (Tập Cận Bình) sẽ là người ngồi quạt than cho hồng lên bên dưới vì trọng điểm sắp đến cho ông Donald Trump sẽ là nhiệm kỳ hai 2021-2025 và thời gian cho ông XI sẽ là suốt đời nếu không bị lật nhào và bị đem ra xử tội như trường hợp Hoa Quốc Phong trước đó.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam, thì ông vẫn tiếp tục làm trò cười cho cả nước và cho thế giới với nhiều giai thoại được loan truyền trên mạng như đeo máy dịch ngược ngạo bị nhà báo Anh chụp hình, rồi đến chuyện xum xoe đến sờ tay “giao hữu” với ông Trump trong khi ông này vẫn khoanh tay và không thèm đứng lên theo phép lịch sự giữa các nguyên thủ quốc gia... và kết quả của chuyến đi Osaka của Thủ tướng Phúc có thể chỉ là được một tô Miso súp, bưng húp thấy tội nghiệp cho thể diện quốc gia dân tộc. Mà phóng viên nào đó chụp hình thủ tướng Phúc hình như cũng đầy ác ý hay là họ biết thói quen của thủ tướng Việt Nam mà theo dõi.

Paris 03/07/2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo