Một góc nhìn về ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 - Dân Làm Báo

Một góc nhìn về ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7

Kiến Minh (Danlambao) Bài viết này tôi không đưa ra những số liệu thống kê về sự tổn thất nhân mạng hay số thương bệnh binh còn lại của cuộc chiến Việt Nam kéo dài từ khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời (1945-1979).Vì những số liệu ấy làm tôi đau xót và nghẹt ngào. Vào những ngày tháng này tôi vẫn luôn đặt ra câu hỏi rằng; Đất Mẹ, dân tộc Việt Nam có đáng phải hy sinh nhiều nhân mạng đến vậy không?

Từ khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 2/9/1945, với chủ trương cách mạng bạo động của đảng CSVN họ đã đưa dân tộc vào một cuộc chiến trường kỳ với thực dân Pháp và ngày 27/7/1947 được chọn là ngày tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh.

Điều mà tôi thấy ở sự hy sinh trong công cuộc kháng chiến kháng Pháp ấy bị đảng CS lợi dụng vào việc giành quyền lãnh đạo đất nước hơn là giải phóng ách thống trị. Vì trong lịch sử ngày ấy, Việt Nam đã có một chính phủ riêng giải quyết vấn đề dân tộc theo cách trao trả độc lập hòa bình - Chính phủ do Vua Bảo Đại ra lệnh thành lập vào tháng 3/1945.

Vậy tại sao chúng ta không chọn con đường trao trả độc lập theo cách hòa bình mà phải hao tổn biết bao xương máu đồng bào?!

Không dừng lại ở đó trong cuộc chiến 1954-1975 cũng chính đảng CS đã vi phạm hiệp định Geneve quyết tâm cưỡng chiếm miền Nam, kéo dài  sự cai trị lên toàn lãnh thổ. Đây là một cuộc chiến đau thương khó lành cho dân tộc vì phải chịu cảnh "nồi da xáo thịt" chia ly và phân tán khiến hàng triệu con dân đất Việt thương vong trong cuộc chiến này.

Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại khi kết thúc cuộc chiến tranh vào năm 1975. Cũng vì "không tự cường, tự chủ" mà đảng CSVN đã đưa dân tộc vào hai cuộc chiến tranh "phi nghĩa" khác.

Chiến tranh biên giới Tây-Nam 1978 với số thương vong lên tới hàng triệu.

Và cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 vì chính sách xoay hướng sang Liên Xô mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu tổn thất từ lời hiệu triệu "Dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình.

Vậy những hy sinh ấy mang lại điều gì khi nhiều năm sau, lịch sử vẫn né tránh gọi tên kẻ thù xâm lược chính là "người anh em láng giềng" cùng mối quan hệ 16 chữ vàng 4 tốt - Cộng sản Trung Quốc.

Chúng ta hãy thẳng thắn trả lời câu hỏi ấy.?

Để chúng ta nhận định ra rằng; Ngay tại thời điểm này Trung Quốc đang tiếp tục gây hấn và xâm phạm lãnh hải của ta ở vùng biển phía Đông Nam của ta.

Chúng ta phải tỉnh táo nhận định rằng lòng yêu nước sự hy sinh cho Tổ Quốc là thiêng liêng và không bị bất cứ tổ chức đảng phái nào lợi dụng sự thiêng liêng ấy.

Kẻ thù phải gọi đúng tên!



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo