Sát cánh cùng Hong Kong là chung vai vì nhân quyền - Dân Làm Báo

Sát cánh cùng Hong Kong là chung vai vì nhân quyền

Joshua Wong và Billy Fung * Mẹ Nấm (Danlambao) dịch - Vài ngày trước, những đồng đội của tôi đã đánh dấu ngày kỷ niệm 22 năm chuyển giao Hong Kong bằng cách xông vào cơ quan lập pháp để thể hiện sự bất mãn của họ không chỉ với việc chính phủ từ chối rút hoàn toàn dự luật dẫn độ, với việc truy tố người biểu tình đang diễn ra, mà chính là vì Chính phủ phi dân chủ và vô nhân đạo.

Những người biểu tình đến từ mọi tầng lớp. Một học giả trẻ đã tháo mặt nạ và hét lên lý do tại sao mọi người phải chiếm đóng: hoặc để giành chiến thắng ngay bây giờ hoặc mất Hồng Kông. Nếu chúng ta thất bại, chính quyền sẽ thanh trừng các nhà bất đồng chính kiến ​​và các nhà thủ lĩnh trẻ. Chúng ta không thể quay đầu.

Mục đích của họ rất đơn giản: chính phủ rút toàn bộ dự luật dẫn độ, ngừng cáo buộc các cuộc biểu tình gần đây là bạo loạn, bỏ mọi cáo buộc chống lại người biểu tình, buộc cảnh sát phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ lực và kêu gọi cải cách dân chủ.

Tuy nhiên, vì chính quyền đã nhắm mắt làm ngơ trước tất cả những lời kêu gọi hợp lý này, những người biểu tình trẻ tuổi đầy thất vọng cuối cùng phải dùng đến một phương thức khác khiến cho tiếng nói của họ được lắng nghe. Trong vòng 2 tuần, ba người biểu tình đã tự tử với mục đích thể hiện niềm tin của họ và làm dấy lên mối lo ngại trong nước và quốc tế về hoàn cảnh hiện tại của Hồng Kông.

Thủ phạm thực sự đã giết chết những người trẻ tuổi này và duy trì "sự bất ổn" xã hội không phải là những người phản đối mà là chính quyền của Hồng Kông. Rõ ràng, sự ổn định của Hồng Kông không liên quan đến Vương quốc Anh và các nước phương Tây.

Tuy nhiên, sự thật phũ phàng là Hồng Kông từ lâu đã trở thành một tiền đồn của thế giới tự do đối với phương Tây. Vương quốc Anh và các nước phương Tây quan tâm và đầu tư rất nhiều vào thị trường Hồng Kông và chú trọng đến sự ổn định của Hồng Kông.

Cộng đồng quốc tế cần giữ gìn tiêu chuẩn của Vương quốc Anh bằng cách cấm xuất khẩu hơi cay và đạn cao su sang Hồng Kông cho đến khi việc sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát Hồng Kông được giải quyết triệt để.

Và để duy trì ảnh hưởng và mối quan tâm của Anh đối với châu Á sau Brexit, chính phủ Anh nên cân nhắc đối thoại kỹ càng về vấn đề nhân quyền của Hồng Kông trong khi thực hiện các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong tương lai.

Bao gồm các điều khoản nhân quyền trong các thỏa thuận thương mại trong tương lai và kết hợp các quyền con người và hợp tác kinh tế sẽ tăng cường hiệu quả và công cụ đòn bẩy của Vương quốc Anh đối với Trung Quốc.

Vương quốc Anh và Hồng Kông đã có quan hệ mật thiết với nhau kể từ sau cuộc chiến nha phiến đầu tiên. Năm 1841, Đại úy Charles Elliot nói rằng Hoàng gia Anh có nghĩa vụ giữ lại Hồng Kông, không chỉ vì lợi ích thương mại và chiến lược, mà như một hành động Công lý và bảo vệ cho người dân bản địa mà chúng ta đã phụ thuộc quá lâu vào việc hỗ trợ và cung cấp.

Và bây giờ khi Hồng Kông đang ở cơn nguy cấp, đây chính là lúc chính phủ Anh sát cánh bảo vệ Hồng Kông - vì công lý, tình cảm, tương quan kinh tế và quan trọng nhất là nhân quyền.


Nguồn:




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo