CTV Danlambao - Sau 44 năm dưới sự cai trị của tập đoàn bất cứ thứ gì cũng ăn, diện tích sân bay Tân Sơn Nhất bị "giải phóng" hết 4/5, chỉ còn bằng 1/5 so với năm 1975.
Theo Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) thì hậu quả mất hết 4/5 diện tích phi trường là do sự phát triển đô thị hóa. Tuy nhiên, dưới chế độ "đất đai là tài sản của nhân dân" nhưng "nhà nước quản lý" thì không có một người dân nào có thể nhúng tay vào tiến trình đô thị hoá này. Thủ phạm chính là những kẻ "quản lý" - những quan tham tư bản đỏ của đảng cộng sản.
Với sự teo tóp thảm hại của một phi trường từng đứng đầu Đông Nam Á dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Tân Sơn Nhất hiện nay trở thành một trong những phi trường lạc hậu nhất của khu vực. Theo VATM, hiện Tân Sơn Nhất chỉ có hai đường cất hạ cánh song song và chỉ duy nhất một máy bay được cất cánh hoặc hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trong cùng một thời điểm. Tình trạng này đã kéo dài thời gian bay của máy bay trên không, phải bay vòng vòng để chờ đợi đáp.
Hệ thống đường lăn độc đạo, sân đỗ của sân bay nằm sát nhau đã biến Tân Sơn Nhất thành một trong những phi trường bị quá tải và dồn ứ nhất.
Tuy nhiên, tình trạng xâm thực khiến Tân Sơn Nhất không còn đất mở rộng và nâng cấp, đáp ứng những yêu cầu phải có của một sân bay quốc tế trong thời đại ngày hôm nay.
Những năm về trước, các quan tham dự trù sẽ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành để thay thế Tân Sơn Nhất nhưng đề án bị sự chống đối của dư luận và nhiều chuyên gia vì thấy rõ đây chỉ là âm mưu để khai thác đất vàng TSN sau khi phi trường này bị thay thế bởi sân bay Long Thành.
Ngày 9 tháng 3 năm 2015, bất chấp dư luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý cho chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành. Sau đó, tại buổi bế mạc hội nghị BCH Trung ương khóa XI lần thứ 11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố BCH Trung ương tiếp tục khẳng định chủ trương tiến hành xây dựng sân bay Long Thành. Ngày 25 tháng 6 năm Quốc hội CS biểu quyết thông qua dự án này.
24.08.2019