Khi Bộ trưởng "ngu một cách tự tin" - Dân Làm Báo

Khi Bộ trưởng "ngu một cách tự tin"

Mẹ Nấm (Danlambao) - Trước hàng loạt sai phạm, yếu kém của ngành y tế trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2019, việc Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn nghiễm nhiên tại chức mặc dù bà tuyên bố "rất khổ tâm" cho thấy quyết tâm chính trị của bà bộ trưởng rất "cao độ".

Từ vaccine Quinvaxem 5 trong 1 (2013) đến vaccine Combe FIVE (2019) gây biến chứng và khiến nhiều trẻ tử vong hàng loạt, không thấy ai đặt vấn đề về trách nhiệm của Bộ Y tế trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Năm 2014, dịch sởi bùng phát tại 63 tỉnh thành, số trẻ em tử vong cao bất thường. Tỷ lệ sản phụ qua đời sau khi sinh do sự tắc trách của bệnh viện cũng trở thành vấn nạn nhức nhối.

Năm 2015, khi phong trào "Bộ trưởng Bộ Y tế phải từ chức" được đẩy mạnh, an ninh ráo riết vào cuộc săn lùng, triệu tập những người ký tên vào Thư kiến nghị để bảo vệ bà Tiến. Ngoài việc bị cách chức Ủy viên BCH TƯ thì bà Bộ trưởng vẫn tiếp tục tại vị.

Năm 2019, trước khi vụ việc buôn bán thuốc giả chữa bệnh ung thư bị chuyển sang Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, bà bộ trưởng Tiến đã kịp thời bổ nhiệm con trai cả của mình ngồi vào vị trí Viện Phó Viện Pasteur Tp. HCM. Hoàng Quốc Cường (37 tuổi) - tốt nghiệp Đại học Y dược Tp. HCM (2000-2006), sau đó học tiếp lên thạc sĩ tại Pháp (2007-2009), và lấy bằng tiến sĩ tại Anh (2011-2016) sẽ giữ chức Viện phó trong 5 năm. Nhiều người đặt dấu hỏi về quá trình công tác và kinh nghiệm thực tế của "hạt giống đỏ" này nhưng chưa có câu trả lời.

Bà Tiến trở thành tâm điểm của truyền thông với tuyên bố "Đổi tên Đại học Y dược Tp. HCM thành ĐH Sức khỏe để không bị tụt hậu so với Lào và Campuchia". Bất kỳ ai có chuyên môn về ngành y cũng đều biết chữ "Health" trong tiếng Anh có nghĩa là Y tế. Trong ngữ cảnh đó, Hoa Kỳ có NIH (National Insitute of Health - Viện Y tế quốc gia), Anh có NHS (National Health Service). Chữ "Health" hay Y tế trong ngữ cảnh này thiên về Y tế cộng đồng, như chính cái tên Khoa Public Health (Y tế công cộng) vậy. Bên cạnh đó, chữ "Medicine" là Y khoa, y học, để chỉ khoa học lâm sàng, cận lâm sàng của Y khoa. Người ta gọi Medical University là Đại học Y khoa, không ai gọi là ĐH Y tế hay ĐH Sức khỏe - Health University (vì "Y tế" nghiêng về hướng cộng đồng, còn "Sức khỏe" thì vô chừng: ĐH Thể thao, viện Thẩm mỹ, massage tiêu mỡ, nắn bóp phục hồi sức khỏe... cũng thuộc phạm trù này). Và không ai gọi Y tế lâm sàng (Clinical Health) cả.

"Health" là sức khỏe theo đúng nghĩa của từ điển. Nhưng đặt nó trong bối cảnh để "gợi ý, định hướng" cho việc đổi tên Đại học Y khoa Sài Gòn, ngôi trường đã có truyền thống 100 năm, là nơi đã được tổng thống Ngô Đình Diệm đặt viên đá đầu tiên năm 1962, là ngu dốt và hợm hĩnh.

Trước thềm đại hội đảng 13 sắp tới, trước những thông tin yêu cầu xử lý trách nhiệm của Bộ Y tế trong vụ cung cấp thuốc giả tại VN Pharma, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến có khả năng sẽ trở thành tâm điểm trong những ngày tới, và liệu lần này bà còn có thể đương nhiệm hay không?

Tại sao bà Bộ trưởng có thể "ngu một cách tự tin" hết từ lần này đến lần khác như vậy? Là vì cả hệ thống chính trị sẵn sàng nhắm mắt ngó lơ cho bà thao túng trên sinh mạng của những đứa trẻ, của các sản phụ, và của hàng ngàn người mắc bệnh ung thư mà không xử lý trong nhiều năm qua.

19.09.2019


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo