Chửi - Dân Làm Báo

Chửi

Nguyên Thạch (Danlambao) - Mục đích của chửi và tác dụng của nó, và chửi có quan trọng không? Hẳn các bạn cũng đồng thuận với người viết rằng: Vâng, chửi rất quan trọng, bởi những ý nghĩ chửi bới, rủa xả... đó là sự nung nấu trong tình cảm, sự căm hờn trong ý chí... đó là những chuỗi phản kháng ngấm ngầm trong tư tưởng chỉ chờ cơ hội và điều kiện, nó sẽ bộc phát bằng hành động cụ thể. Ai đó đã bảo rằng: "Tư tưởng chỉ đạo hành động", điều đó quả không sai. Từ bất đồng, căm hận (mà người viết nói nôm na là CHỬI) đến hành động là một sự tương quan lô-gíc. Chửi lũ hèn đốn, ngu dốt, phản quốc, bán nước cũng cùng một thể tương quan ấy...


Nhằm tiếp nối với bài "Diễn văn khai mạc Đại hội Chửi" của tác giả Vũ Đông Hà, Nguyên Thạch mong được bổ sung thêm vài ý. 

Định nghĩa: Trước tiên, hầu hết chúng ta ai cũng hiểu rằng: Chửi (nói chung) là sự biểu hiện biểu hiện tình cảm khi người ta cảm thấy sự bất đồng hoặc những nỗi bất bình ở mức độ cao khiến người ta không còn có thể kiềm chế được. Hay nói một cách khác chính xác hơn là: Chửi là sự thể hiện của sự giận dữ được biểu hiện qua ngôn từ nóng giận và ẩn chứa sự hằn học. Chửi là từ diễn nôm na, ngắn gọn nhưng rất phổ thông của hầu hết mọi giới, mọi thành phần. Còn giới trí thức thì gọi là phê phán, phê bình, giới văn chương thì gọi là nhục mạ, mạ lỵ, giới dân dã thì gọi là xỉ vả, chửi mắng. Riêng giới cầm quyền như ĐCSVN thì thay vì dùng từ phổ thông là "chửi" thì họ dùng cụm từ "Diễn biến hòa bình" của "Thế lực thù địch". Đây là loại ngôn từ mà thoạt nghe thì tưởng là có văn hóa nhưng thực chất là một thứ văn hóa đầy màu mè và bốc mùi thum thủm từ những cái mồm của ĐCSVN độc tài nói ra, mà Ban tư tưởng trung ương là dại diện. 

Mục đích của chửi và tác dụng của nó: Khi sự bất đồng thuận và mức độ bất bình lên tột đỉnh, vượt qua sự kiên nhẫn chịu đựng của con người thì điểm đến cuối cùng là chửi. Sự chửi này, nó còn tuỳ thuộc vào sự chịu đựng của mỗi cá nhân, và lời chửi cùng nội dung chửi lại còn tùy thuộc vào trình độ dụng ngữ của mỗi thành phần và tầng lớp của con người trong xã hội. Như bạn đã biết, trong một tập thể xã hội gồm có nhiều tầng lớp không đồng nhất, do đó sự nhận thức và cách dụng từ cũng khác nhau. Trí thức, Giáo sư, Tiến sĩ, cá nhà mô phạm... họ phê phán theo cách của họ. Lớp dân dã chân lấm tay bùn... chửi theo cung cách... Nhưng tựu chung lại thì cho dù là trí thức làm việc bằng kiến thức hay lao động bằng chân tay, điều quan trọng hơn cả là sự chân thật. Nghĩa là sự chửi sẽ đúng nghĩa và có giá trị bằng cảm nhận, bằng con tim chứ không bằng những thứ từ ngữ hoa lá cành đủ màu đủ sắc nhưng không mang ý nghĩa thật sự. Đây được xem là thước đo căn bản của việc chửi. 

Chúng ta hãy cùng nhau đưa ra vài hình ảnh rất phổ thông của sự chửi để làm thí dụ: 

1- Hai gia đình hàng xóm xích mích vì một vài vấn đề nào đó rồi kéo nhau ra chửi, sau cùng là lôi đầu nhau đánh một trận. 

2- Vài băng nhóm kình chống, kênh kiệu nhau, sau màn chửi là rượt nhau chém đổ ruột hoặc ngay cả mất mạng. 

3- Chửi trên cục diện quốc gia thì trên bàn thương thuyết giữa 2 bên tố giác, nhục mạ lẫn nhau, sau đó nếu không thành thì 2 bên sẽ giải quyết vấn đề xung đột bằng chiến tranh, bằng pháo nổ đạn bay, đầu rơi, máu đổ. 

Chửi có quan trọng không? Xin thưa ngay là nó rất quan trọng. Trong đời sống, không thiếu những con người biết tự trọng sẽ chọn cái chết khi bị chửi. Nếu chửi không quan trọng thì tại sao ĐCSVN lập hẳn ra một ban bệ có tầm mức vô cùng quan trọng, đó là Ban tư tưởng (Ban tuyên giáo) trung ương? Ban này có trọng trách là tuyên truyền, định hướng guồng máy cầm quyền, cũng như mọi thành viên khác trong xã hội là tận dụng sự mụ mị của đảng, của thành phần gian trá cai trị để chống lại những cái gọi là "phản động", phản đảng của dân chúng mà đảng luôn cho là "Thế lực thù địch" đối với đảng. Nếu chửi không quan trọng thì tại sao Ban tuyên giáo lại thành lập cả một Sư đoàn có tên gọi là AK-47, gồm hơn 10.000 dư luận viên để ra sức phản biện lại những lời chửi từ quần chúng? Nếu việc chửi trong quần chúng không quan trọng, không ảnh hưởng gì đến khối đảng viên thì sao ĐCSVN lại thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chính trị để không bị lung lay bởi dư luận bất đồng từ quần chúng? 

Trong bài viết "Diễn văn khai mạc Đại hội Chửi", tôi đồng nhận thức với nhiều điểm nhưng tôi đặc biệt tán thành cao ở điểm thứ 3 và câu kết luận, mạn phép được trích như sau: 

"Đang chửi thằng ăn cướp, đứa hiếp dâm - giận quá quay qua mắng nhiếc luôn cả đám bị cướp là ngu, cả lũ bị hiếp là hèn. Vói miệng, vung mồm chửi luôn các cụ côn đồ cướp-hiếp ngày xưa, ngày nay đã cải tà quy chánh nhưng chưa chơi tới bến, chưa bơi tới bờ (vì đã sắp sụm), chưa lập thành tích đoái công chuộc tội như ta mong đợi. Cái này gọi là chửi lộn sòng và chửi không bao dung. Cũng cần phải khắc phục. 

Vậy thì các bác cùng chúng em vừa chửi vừa làm. Miệng chửi, chân đi, tay hành động. Đi đâu, làm gì? Các bác và em biết rõ quá đấy chứ. Tại miệt mài chửi quá nên quên thôi." (Vũ Đông Hà).

Kết luận: Tóm lại, mục đích của chửi và tác dụng của nó, và chửi có quan trọng không? Hẳn các bạn cũng đồng thuận với người viết rằng: Vâng, chửi rất quan trọng, bởi những ý nghĩ chửi bới, rủa xả... đó là sự nung nấu trong tình cảm, sự căm hờn trong ý chí... đó là những chuỗi phản kháng ngấm ngầm trong tư tưởng chỉ chờ cơ hội và điều kiện, nó sẽ bộc phát bằng hành động cụ thể. Ai đó đã bảo rằng: "Tư tưởng chỉ đạo hành động", điều đó quả không sai. Từ bất đồng, căm hận (mà người viết nói nôm na là CHỬI) đến hành động là một sự tương quan lô-gíc. Chửi lũ hèn đốn, ngu dốt, phản quốc, bán nước cũng cùng một thể tương quan ấy. 

14.10.2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo