Mẹ Nấm (Danlambao) - Trong công bố sáng 1/10 về hiện trạng không khí ở Hà Nội từ ngày 12 đến 29/9 (18 ngày), Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, chỉ số bụi PM2.5 (loại bụi mịn có thể xâm nhập vào cơ thể người) liên tục cao hơn 50 - ngưỡng an toàn theo Quy chuẩn Việt Nam năm 2013. Người phát ngôn UBND TP Hà Nội, cũng chỉ ra 12 nguyên nhân chính gây ô nhiễm. Vì sao ô nhiễm và sự xuất hiện của bụi mịn PM2.5 trong không khí là hai vấn đề cần làm rõ.
Khí xả thải từ xe hơi, xe máy, nấu bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng, phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận; tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa. Đây là 12 nguyên nhân chính gây ô nhiễm do ông Vũ Đăng Định người phát ngôn UBND TP Hà Nội cung cấp cho báo chí. (1)
Liên quan đến tình trạng ô nhiễm hiện tại, xu hướng dư luận là đổ tại ông Trời và khí xả thải từ xe máy đang chiếm ưu thế. (2)
Đây là phép ngụy biện, bởi song song với việc xác định ô nhiễm thì nguyên nhân chỉ số bụi mịn PM2.5 trong không khí tăng cao cần phải được tách bạch và làm rõ.
Bụi mịn từ đâu ra?
Nguyên chính yếu được xem là tác nhân khiến chỉ số bụi mịn PM2.5 xuất hiện ngày càng cao trong không khí là các nhà máy nhiệt điện than trải dài khắp chiều dài đất nước. Nếu bạn thử làm một phép tìm kiếm nhỏ trên Google với cụm "Bắc Kinh ô nhiễm", hẳn bạn sẽ thấy có khá nhiều thông tin tương đồng với Hà Nội những ngày "mù sương" gần đây. Chỉ khác có một điều, ở Bắc Kinh, báo chí gọi hẳn tên đó là ô nhiễm khói bụi, còn Việt Nam thì gọi là "chìm trong sương mù". Để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm, từ cuối 2015 đến năm 2017, Bắc Kinh đã đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than với hy vọng trả lại bầu trời trong xanh vốn có. Còn Ba Đình, lại giang tay đón tiếp công nghệ nhiệt điện than từ Trung Quốc về trải dài khắp cả nước.
Tại hội thảo "Nhiệt điện than và vấn đề an ninh năng lượng, môi trường và sức khỏe con người" diễn ra trong năm 2018, ông Nguyễn Trọng An, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) đưa ra một con số đáng báo động, theo tài liệu có uy tín được công bố vào tháng 1/2017 số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca năm 2011 lên đến 15.700 ca năm 2030. Dẫn chứng cụ thể hơn, ông An cho biết, tại xã Hải Hà, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, cạnh nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn toàn bộ xã và 18 - 20km xung quanh nằm trong cột khói cao 200 m, tình trạng sức khỏe, số người tử vong do ung thư phổi, gan, ung thư dạ dày của xã chiếm số lượng cao nhất trong tổng số những cái bệnh tật người chết hàng năm. (3)
Thời tiết đảo nhiệt, nghịch mùa khiến không khí không phát tán được cũng là một cách giải thích vấn đề loanh quanh bởi bụi mịn PM2.5 là thứ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Và nói như lời một nhiếp ảnh gia chuyên sử dụng drone để thu cảnh bầu trời thì Hà Nội những năm gần đây khó bắt gặp được những khoảng trời trong xanh như các quốc gia khác, bởi không khí ô nhiễm. Sự xuất hiện bụi mịn PM2.5 trong không khí, không còn là vấn đề đơn giản khi đây chính là một trong những nguyên nhân có thể gây ung thư. Và với hệ thống tuyên truyền, đài Truyền hình Quốc gia VTV cũng đưa Thái Lan ra làm bằng chứng cho kiểu lý luận "ở đâu mà chẳng ô nhiễm". Tuy nhiên, thực tế là thủ tướng Thái Lan cũng đã đăng đàn trên Facebook để kêu gọi công dân tại Bangkok nên mang khẩu trang đặc biệt khi ra đường trong những ngày ô nhiễm. Còn thủ tướng Việt Nam thì đang bận đi bán vịt quay, lợn quay ở Lạng Sơn.
Đổ lỗi cho người dân, cho ông trời, cho thời tiết bao giờ cũng là giải pháp tối ưu nhất mà đảng Cộng sản sẽ lựa chọn. Trong khi nguyên nhân chính là chủ trương phát triển nhiệt điện than với công nghệ nhập từ Trung Quốc đã gây tranh cãi suốt nhiều năm qua. Các chuyên gia đã từng đưa ra cảnh báo, nhiệt điện than đang gây nguy cơ ô nhiễm rất cao và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Trong 12 nguyên nhân chính gây ô nhiễm do người phát ngôn UBND Tp Hà Nội đưa ra không sai, nhưng thiếu! Bởi nguyên nhân chủ yếu chính là các nhà máy nhiệt điện than dưới sự tiếp tay của tập đoàn bán rẻ đất nước, coi thường sinh mạng của người dân.
Trước khi đi vào tranh cãi, kêu gọi những người xung quanh có ý thức bảo vệ môi trường, chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề, không né tránh sự thật!
Chú thích: