Nguyễn Thị Kim Tiến bị cho về... giường săn sóc Nguyễn Phú Trọng - Dân Làm Báo

Nguyễn Thị Kim Tiến bị cho về... giường săn sóc Nguyễn Phú Trọng

CTV Danlambao - Vào tháng 7, 2019 bà bộ trưởng chết người của Bộ Y tế được Nguyễn Phú Trọng dọn đường để về trung ương đảm nhận chức vụ Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương. Đây là chỉ dấu dọn đường băng để Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hạ cánh an toàn sau khi vụ tiếp tay với VN-Pharma bán thuốc ung thư giả bị phanh phui. Nguyễn Thị Kim Tiến đã tạm thời hạ cánh với thông báo từ Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc: bà Tiến sẽ được "miễn nhiệm" thôi làm Bộ trưởng Y tế trong kỳ họp Quốc hội thứ 8 diễn ra vào tuần tới.

Nguyễn Thị Kim Tiến với nhiều "thành tích" bê bối và khả năng điều hành giết người đã trở thành nhân vật bị dư luận chỉ trích và yêu cầu phải từ chức trong nhiều năm qua. Trong vụ án mua bán thuốc ung thư giả xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma (VN Pharma, nhờ vào sự chống lưng của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Tiến đã được lọt sổ trong danh sách những người liên quan trong vụ bán thuốc ung thư giả. 

Vấn đề cần được đặt ra là liệu các "thế lực thù địch" trong đảng có tiếp tục "đào tận gốc, trốc tận rễ" bà y tá thân cận, gần kề với tổng tịch này hay không sau khi phe nhóm của bà đã "xuống nước" chịu "miễn nhiệm" tên đồng bọn nhiều tai tiếng này? 

Trong chuyến công tác tại Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Tiến tuyên bố: “Có lẽ hôm nay là chuyến công tác cuối cùng trên cương vị Bộ trưởng Y tế, sau đó tôi sẽ tập trung cho công việc tại Ban Bảo vệ sức khỏe T.Ư...” 

Hy vọng rằng bà bộ trưởng về vườn - hay về giường Nguyễn Phú Trọng này sẽ tập trung khả năng kim châm chết người đối với các lãnh đạo trung ương như đã từng đối với người dân! 

Trong giờ phút "lâm chung" của vai trò Bộ trưởng xin ghi lại vài mẫu chuyện lăng quăng của bộ trưởng về vườn Nguyễn Thị Kim Tiến... 

Dịch sởi hoành hành: 

Tháng 01/2014, dịch sởi hoành hành khắp 61/63 tỉnh thành Việt Nam. Hơn 22.000 trẻ em mắc sởi, 142 trẻ tử vong. Bộ trưởng Kim Tiến muốn che giấu những trách nhiệm đã nhất định không công bố nguyên nhân gây nên dịch, bất chất sinh mạng người dân, với lý do: “Chưa công bố dịch là hợp lý, vì nếu công bố dịch sởi trên toàn thành phố thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành, đi lại, du lịch... của thành phố.” 

Khóc lóc không thể từ chức: 

Vào tối 29-4-2014, tại buổi họp báo thường kỳ chính phủ, Nguyễn Thị Kim Tiến đóng vai Hồ Chí Minh khóc trước toàn dân khi trả lời báo chí về trách nhiệm của người đứng đầu ngành trước dịch sởi cướp đi sinh mạng của hàng trăm trẻ em: Lúc này tôi chưa thể từ chức được

Việc em chồng - không thành có, có cũng như không: 

Tháng 8, 2017, sau khi công ty VN Pharma bị phát giác buôn bán thuốc "ung thư dỏm" (chữ dùng của bà Tiến), bà bộ trưởng đã trả lời phỏng vấn báo chí: 

"Trong gia đình tôi không ai tham gia công ty này cả. Đây là công ty nhỏ, tôi còn không biết nó như thế nào đến khi vụ việc nhập thuốc có nhiều nghi vấn được Cục Quản lý dược báo cáo và Bộ đã chủ động đề nghị với cơ quan có thẩm quyền ở Bộ Công an làm rõ." 

"Tôi khẳng định là công ty này không liên quan gì đến người thân của tôi. Tôi cũng không can thiệp, ưu ái trong đấu thầu như trên mạng thêu dệt. 

Tất cả những thông tin này đều xuất phát từ nước ngoài, họ muốn xuyên tạc, làm xấu hình ảnh và tình hình trong nước nói chung và Bộ Y tế nói riêng. Thậm chí người ta còn lập ra hẳn cả trang mạng bêu xấu tôi." 

Sau khi "khẳng định" không liên quan, gia đình không có ai trong VN Pharma, thì cựu Chủ tịch VN Pharma xác nhận em chồng bà Tiến từng là phó giám đốc VN Pharma. Nguyễn Thị Kim Tiến (cộng thêm sự tiếp tay của đàn em) đành phải đăng đàn để "khẳng định" lại: 

Đàn em Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến trả lời báo chí

“Về việc em chồng của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng "không nói" chứ không phải nói "không có", hai việc này khác nhau. Bên cạnh đó, luật chỉ quy định cha, mẹ, vợ, chồng, con không được làm chứ không nhắc đến em chồng. Bộ trưởng cũng không báo cáo gì trong Ban Cán sự đảng”. 

Bà Bộ trưởng trả lời phóng viên qua điện thoại và phóng viên lề đảng tường thuật lại: 

"Theo bộ trưởng Tiến, trước đó bà có nói gia đình không liên quan đến hoạt động của công ty VN Pharma vì thực tế Luật Phòng, chống tham nhũng không cấm em chồng tham gia công ty thuộc lĩnh vực có người thân quản lí, nên việc này là không vi phạm. Theo luật thì em chồng tham gia công ty nào đó là quyền cá nhân..." 

"Theo lời bà Tiến, em chồng bà tham gia công ty VN Pharma 10 tháng và nghỉ sau khi công ty xảy ra sự việc bị cơ quan chức năng xác minh làm rõ vụ nhập thuốc ung thư... Em chồng bà "không phụ trách gì liên quan đến lĩnh vực đấu thầu thuốc hay lĩnh vực dược". Bản thân bà "không hề can thiệp hay biết gì về công việc kinh doanh cá nhân em chồng". Việc đấu thầu phân cấp cho địa phương và công khai. Bản thân bà “không có động cơ, không liên quan gì cả". 

Việc xin được công nhận chức danh Giáo sư 

Tháng 3, 2018, Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS nhà nước đã ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 đối với 1.226 hồ sơ. Tuy nhiên, sau khi dư luận phản ứng, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Hội đồng đã rà soát lại. 

Sau khi rà soát, có 41 hồ sơ không đạt tiêu chuẩn, trong đó có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, ứng viên PGS Trương Xuân Cừ - Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc và một số cục trưởng, giám đốc. 

Trong số 10 hồ sơ của ngành Y chưa được thanh tra Bộ thông qua, có 2 trường hợp xin rút. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nằm trong số 10 hồ sơ này, tức là thiếu minh chứng giờ giảng dạy. 

16.10.2019




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo