Đánh tráo khái niệm - Dân Làm Báo

Đánh tráo khái niệm

Chân Như (Danlambao) - Ngày 11/11/2019 vừa qua, trong buổi thảo luận tại Quốc hội lấy ý kiến về dự án Luật Đầu tư xem có nên đổi sang phương thức Đối tác công tư (PPP) hay không, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có phát biểu rằng: “Cần gỡ các rào cản thể chế để các nhà đầu tư tư nhân yên tâm, từ đó thu hút các nguồn lực trong dân đầu tư vào các dự án công mà nhà nước thiếu nguồn lực đầu tư.” (1)

Mô hình PPP là gì?

PPP (Public - Private Partnership) là mô hình Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện dự án trên cơ sở hợp đồng. Theo phương thức PPP thì vai trò đầu tư của nhà nước cần phải giảm xuống, thay vào đó là một phần góp vốn của vai trò tư nhân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vốn... Cờ Lờ nên đã “thật thà khai báo” qua phát biểu: “Chính phủ không nên ôm dự án, công trình, nếu ôm hết từ A đến Z thì làm sao được. Tính thị trường là không để Nhà nước bảo lãnh hết, nếu bảo lãnh hết thì nợ công, nợ Chính phủ đội lên”.

Đọc xong câu này là hiểu ngay, theo thể chế cũ từ trước đến nay thì nhà nước toàn thực hiện dự án trọn gói, vừa ăn vừa phá khiến nợ công vượt trần, nay phải thay đổi sang thể chế mới là kêu gọi tư nhân vào để cùng chia xẻ nợ nần. 

Cứ nhà nước sờ vào chỗ nào thì lỗ nặng chỗ đó, nguyên nhân là do quản lý thấp kém, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, chiếm hữu của công... gây ra thất thoát nặng nề. Vào xem báo Tuổi Trẻ thống kê sơ sơ mới thấy hết tài ảo thuật hô biến vô cùng tài tình của Đảng (2):

- 12 đại dự án thua lỗ 20.499 tỷ đồng thuộc ngành Công thương.

- Tập đoàn Điện lực VN (EVN) lỗ 547 tỉ đồng; công ty mẹ MobiFone lỗ 510 tỉ đồng.

- Tập đoàn Dầu Khí PVN 11.368 lỗ tỉ đồng; công ty mẹ - MobiFone lỗ 322 tỉ đồng. 

- Công ty Chính phủ Phát triển địa ốc Sài Gòn lỗ 5.191 tỉ đồng.

- Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) lỗ 266 tỉ đồng.

Đặc biệt, gây thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng trong nước chưa đủ, Tập đoàn Dầu khí PVN còn đầu tư ra nước ngoài 24 dự án tìm kiếm thăm dò phát triển dầu khí không thành công đã gây nhiều thất thoát:

- 773 triệu USD cho dự án Danan-Iran.

- 660 triệu USD cho dự án Junin-Venezuela. 

- 849 triệu USD cho 2 dự án tại Peru.

Rồi những cú đấm thép như 2 dự án Bauxite thua lỗ đến nay gần 7.000 tỷ đồng, như Vinashin làm thất thoát 107.000 tỷ đồng, Vinalines gây lỗ 3.600 tỷ đồng; dự án đường sắt Cát Linh ngốn gần hết 12.000 tỷ đồng mà chưa đi vào hoạt động; dự án đóng tàu vỏ thép (mỗi tàu thép trị giá 20 tỷ ) từ 12 năm nay chưa hạ thủy chiếc nào mà đã bị hoen rỉ, mà có xong cũng không thể ra khơi vì tàu Lạ đang vây kín bờ biển VN...

Thế nợ công của chính phủ là bao nhiêu? 

Trong một báo cáo của chính phủ trình Quốc hội hôm 17/06/19, cho hay năm 2018, nợ công VN đạt ngưỡng 3,2 triệu tỷ đồng, bình quân mỗi người dân gánh hơn 32 triệu đồng nợ công, tương đương 1.390USD. 

Cộng sản vốn nổi tiếng chơi toàn ‘ma số liệu’ cắt đầu cắt đuôi chỉ kê khai nợ nước ngoài từ Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Nhật Bản mà không tính số nợ chính phủ mượn từ các nguồn trong nước như Quỹ Bảo hiểm Xã hội, Quỹ Trợ cấp Hưu trí... Gộp chung lại, số nợ thực tế của VN mới đây được tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody's) thông báo đã lên đến gấp ba lần, nghĩa là 10 triệu tỷ đồng, mỗi người dân phải “đồng cam cộng khổ” với chính phủ 100 triệu đồng tiền nợ, tương đương 4.350 USD (3).

Một con số nợ công báo động như thế nên Thủ tướng nhà sản mới phải đánh tráo khái niệm “Tháo gỡ thể chế” trong phương thức đầu tư để bòn rút tiền dân chứ cái thể chế chính trị cộng sản độc đảng, độc tài, độc ác thì vẫn cứ giữ nguyên.

(Nhắn riêng với Đảng, nợ tiền thì có thể trả được chứ nợ máu với nhân dân từ 1945 đến nay thì không bao giờ trả cho hết. Hãy nhớ lấy!)

Chú thích:




12.11.2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo