Chân Như (Danlambao) - RedOxy-3C là một chế phẩm của công ty Watch Water GmbH tại Đức (gọi tắt WWG) với công dụng làm sạch nước ao, hồ đã bị ô nhiễm.
Theo báo cáo, năm 2016, đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội là ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, có chuyến công tác tại Đức và nhận thấy các ao hồ bên đó rất sạch sẽ, nên tìm hiểu công nghệ xử lý nước để đưa về áp dụng cho Việt Nam.
Sau khi điều nghiên, lãnh đạo TP. Hà Nội đã mời công ty WWG của Đức sang nghiên cứu tình trạng ô nhiễm ao hồ của Hà Nội. Sau khi kiểm tra các chỉ số về thổ nhưỡng, khí hậu… công ty WWG đã cho ra chế phẩm RedOxy-3C phù hợp với việc xử lý ô nhiễm ao hồ của Hà Nội. Tính sơ sơ, chỉ riêng năm 2016, Hà Nội cho nhập khoảng 150 tấn RedOxy-3C về để làm sạch hàng trăm ao hồ trong địa bàn thủ đô.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tưởng với con chủ bài RedOxy-3C thì “Father & Son Company” tha hồ nuốt trôi dự án béo bở độc quyền phân phối hàng trăm tấn RedOxy-3C, nhưng trong thời gian gần đây, RedOxy-3C lại bị dư luận đưa lên bàn mổ, đặt ra nhiều nghi vấn về tính minh bạch quanh chế phẩm này.
Không minh bạch chỗ nào?
1. Không minh bạch ở xuất xứ
Nguyễn Đức Chung luôn miệng đánh bóng cho “Tập đoàn” Watch Water GmbH (WWG), nơi sản xuất Redoxy-3C, lên tận mây xanh. Nào là chính bản thân Chung đã sang tận Đức để tham quan “Tập đoàn” WWG hiện đang sở hữu một Trung tâm nghiên cứu có đến 2.000 nhà khoa học Đức, với 43 năm kinh nghiệm, chuyên cung cấp sản phẩm cho 55 nước trên toàn thế giới...
Ai ngờ tuần trước, nhà văn Phạm Thị Hoài, hiện định cư tại Đức đã bóc mẽ mọi dối trá của Nguyễn Đức Chung về công ty WWG và được trang mạng Tiếng Dân đăng lại như sau:
"Đó là Công ti Trách nhiệm Hữu hạn Watch Water (Watch Water GmbH, www.watchwater.de), sau đây viết tắt là WWG. Trụ sở tại Fahrlachstr. 14, 68165 Mannheim. Vốn điều lệ là 51.200 Euro (khoảng 1,3 tỉ VND).
Chủ sở hữu WWG là ông Deepak Chopra, sống ở Mannheim, gốc Ấn Độ. Giám đốc điều hành từ đầu năm 2015 đến nay là ông Rouven Chopra, tốt nghiệp cử nhân ngành kinh doanh quốc tế và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại London. Ông cũng gốc Ấn Độ và cùng họ với chủ sở hữu.
Giám đốc sản phẩm từ 2016 là ông Milan Sanghani, cũng gốc Ấn Độ, tốt nghiệp cử nhân điện tử và viễn thông tại Gujarat năm 2012, tốt nghiệp thạc sĩ kĩ thuật tin học tại Mannheim năm 2015. Một giám đốc sản phẩm nữa từ 2016 là ông Danny Ly, gốc Việt, học khoa học máy tính tại California, 2015-2018 học quản trị kinh doanh quốc tế.
Ngoài các vị trí lãnh đạo chủ yếu là các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc ngành quản trị kinh doanh hoặc công nghệ tin học này, WWG còn 4 nhân viên khác, tổng cộng nhân sự là 9 người. Công ti có đại diện tại Mexiko, Ghana và Thổ Nhĩ Kỳ.
Với quy mô như vậy, WWG là một doanh nghiệp nhỏ, không thể gọi là một “tập đoàn”, không có một lịch sử 43 năm, cũng không có một trung tâm nghiên cứu khoa học nào cả." (1)
Công ty WWG tổng cộng nhân sự có 9 người mà Chung “bốc” lên tới 2000 nhà khoa học, công ty mới thành lập từ 2015 mà Chung “nổ” có từ 43 năm, đối tác có 3 nước mà Chung “hét” WWG liên hệ buôn bán với 55 nước???
Nếu ra cuộc thi nói dối, bảo đảm Nguyễn Đức Chung chỉ còn thua một tên nằm trong lăng thôi đấy.
2. Không minh bạch trong đấu thầu
Theo hồ sơ, số tiền thành phố Hà Nội bỏ ra để mua chế phẩm RedOxy-3C rất lớn, lên đến gần 100 tỷ Hồ tệ và đều phải mua độc quyền qua một đơn vị duy nhất là Công ty Arktic do con trai của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung là Nguyễn Đức Hạnh làm giám đốc!
Liên hệ với Công ty Arktic tại số 12 Đặng Tiến Đông, Hà Nội để tìm hiểu về công ty thì không thấy công ty nào ở đây, mà chỉ thấy siêu thị Minh Hoa của bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa, vợ của Nguyễn Đức Chung, đang tọa lạc tại địa chỉ này!(2)
Cha làm Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành và các doanh nghiệp cấp thoát nước trên địa bàn thành phố phải dùng ngân sách nhà nước mua độc quyền chất hóa học RedOxy-3C tại Công ty Arktic của con trai mình mà không cần phải qua đấu thầu công khai nào cả, để con cái nhận được những hợp đồng béo bở, trục lợi hàng chục tỷ đồng cho mỗi lần phân phối, thì chỉ có ở những nước độc tài cộng sản mới thực hiện được.
3. Không minh bạch về hậu quả sử dụng
Nhập hàng trăm tấn hóa chất về đổ bừa bãi xuống các ao hồ tại Hà Nội mà đến nay đã có một công bố nào của Hội đồng Khoa học đánh giá nghiêm túc về tác hại việc sử dụng chất RedOxy-3C lên môi trường và sức khỏe của con người chưa? Chưa!
Về nguyên lý, "chế phẩm" nào cũng có 2 mặt, nếu làm nước trong, sạch thì chắc chắn dư lượng hàng tấn các chất hóa học trong đó sẽ gây hại cho hệ sinh thái và người dùng nước về lâu dài khi các chất độc này đã thấm sâu vào mạch nước ngầm. Thế cơ quan Y tế và cơ quan Môi trường đã kiểm tra thẩm định độ an toàn của nước trong các ao hồ quanh địa bàn Hà Nội sau khi đổ RedOxy-3C xuống chưa? Chưa!
Chưa hết, RedOxy-3C chỉ xử lý ở hồ nước "tĩnh", trong khi sông Tô Lịch nước chảy liên tục thì không lẽ năm nào cũng đổ hàng tấn hóa học xuống?
Người thủ đô có câu “Hà Nội không vội được đâu”, thế thì từ đầu năm 2019 đến nay, Hà Nội được xếp vào bảng các thủ đô “ô nhiễm nhất thế giới”, nhà máy lọc nước sông Đà cung cấp nước bẩn đầy dầu thải, ao hồ chứa hàng trăm tấn hóa học do chính Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đổ xuống thì người Hà Nội còn thong thả được đến bao lâu?
Chú thích:
11/12/2019