Trúc Giang MN (Danlambao) - Trung Cộng dùng chiến lược Ba Bước Lấn Tới để cướp nước, Việt Cộng cũng dùng chiến lược nầy để bán nước. Lê Đức Anh dâng đảo Gạc Ma và các đảo khác ở Trường Sa cho Trung Cộng, Nguyễn Phú Trọng bắt đầu dâng Bãi Tư Chính cho quan thầy Tàu khựa. Đó là một âm mưu bán nước rất tinh vi.
Trung Cộng thực hiện chiến lược Ba Bước Lấn Tới kết hợp với chiến thuật Cây Gậy Nhỏ và chiến thuật Cắt Lát Salami để chiếm toàn bộ vùng biển hình lưỡi bò, chiếm 80% 2 triệu Km2 của Biển Đông.
Thời gian gần đây, Nguyễn Phú Trọng mạnh miệng lớn tiếng tuyên bố bảo vệ chủ quyền, một số người dân nghe rất khoái chí, tin tưởng đảng CSVN và Nguyễn Phú Trọng yêu nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Cú bịp bán nước nầy của Nguyễn Phú Trọng rất độc đáo. Vì trong bước thứ hai của chiến lược Ba Bước Lấn Tới, là “Gác tranh chấp chủ quyền, hợp tác khai thác chung”. Gác tranh chấp chủ quyền là để chủ quyền qua một bên, mạnh ai nấy giữ chủ quyền của mình. Việt Cộng nói Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng được. Trung Cộng nói vùng biển hình lưỡi bò của họ cũng OK.
Việt Cộng bảo vệ chủ quyền đất nước bằng những lời phản đối. Đưa tàu ra đứng nhìn gọi là “đối đầu” để cho tàu Trung Cộng tự do “thao tác nghiệp vụ”. VC cho rằng tạo môi trường ổn định, không gây phức tạp để giữ hòa bình theo tinh thần “hợp tác chiến lược toàn diện”, và chủ trương 16 chữ vàng và 4 tốt.
Theo hãng tin RFI, thì từ bãi Tư Chính, tàu Hải Dương 8 tự do thoải mái đi ngược lên phía bắc để khảo sát một dải biển dài dọc theo bờ biển miền Nam Trung Bộ, ngang tầm từ Phan Thiết, Bình Định, và càng ngày càng áp sát vào bờ biển Việt Nam, có lúc cách bờ biển 150Km, để đến Đá Chữ Thập.
Chiến lược Ba Bước Lấn Tới
Ba bước lấn tới (Strategy 3 Steps to encroachment) là chiến lược nham hiểm nhất của Trung Cộng, mang tính lừa bịp rất cao. Trung Cộng và Việt Cộng đang thực hiện chiến lược nầy để cướp nước và bán nước.
“Ba bước lấn tới”. Đó là tạo ra tranh chấp chủ quyền. Rồi kêu gọi gác tranh chấp khai thác chung. Bước thứ ba là dùng thủ đoạn tuyên bố chủ quyền.
Bước một: Tạo ra tranh chấp.
Trung Cộng tự ý vẽ ra vùng biển hình lưỡi bò rồi tuyên bố có chủ quyền trên đó. Tự ý đưa tàu Hải Dương địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) đến Bãi Tư Chính, tức là tạo ra tranh chấp. (Thật ra đường 9 đọan đã có từ thời Tưởng Giới Thạch), trước khi chính quyền Trung Cộng được thành lập ngày 1-10-1949
Bước hai: Gác tranh chấp chủ quyền, khai thác chung.
Đã nhiều lần Trung Cộng kêu gọi hãy gác tranh chấp chủ quyền qua một bên, cùng nhau hợp tác khai thác chung để tạo ổn định hòa bình và phát triển lợi ích chung của hai nước.
Trung Cộng dùng bước thứ hai của chiến lược nầy để cướp nước, Việt Cộng cũng dùng bước nầy để bán nước một cách rất tinh vi là công khai và hợp pháp.
Vì gác tranh chấp chủ quyền, chủ quyền ai nấy giữ cho nên Nguyễn Phú Trọng mạnh miệng lớn tiếng tuyên bố bảo vệ chủ quyền với “tinh thần quyết chiến, quyết thắng”.
Bước ba: Tuyên bố chủ quyền toàn bộ vùng biển tranh chấp, ở đây là chủ quyền vùng biển hình lưỡi bò ở Biển Đông.
Trong thời gian khai thác chung, Trung Cộng dùng chiến thuật Cắt Lát Salami (Đồng nghĩa với chiến thuật tằm ăn dâu) để chiếm trọn vùng biển hình lưỡi bò và tuyên bố các quyền trên đó.
Tạo ra tranh chấp
Ngày 3-7-2019, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 đã đến bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (Continental Margin), thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ông Ryan Martinson, Phó GS tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ Newport, Rhode Island, cho biết, tàu Hải Dương 8 được một tàu bảo vệ bờ biển (Coast Guard) lớn nhất của Trung Quốc, trọng tải 12,000 tấn mang số 3901 trang bị vũ khí nặng, và một tàu cảnh sát biển 2,200 tấn, mang số 37111. Đoàn tàu hộ tống được trực thăng bảo vệ.
Việt Nam đưa 6 tàu, gồm tàu cảnh sát biển và tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 mang tên Trần Hưng Đạo và Quang Trung ra đối đầu. Thời buổi nầy, dưới sự cai trị của đảng CSVN cho thấy hai ông Quang Trung và Trần Hưng Đạo cũng bó tay, chạy mặt Tàu khựa. Vậy cần phải đặt tên lại là tàu Lê Chiêu Thống và tàu Trần Ích Tắc.
Hải quân Việt Nam vô cùng kiên nhẫn!
Tàu thăm dò địa chất HD 8 vào bãi Tư Chính, “thao tác nghiệp vụ”, kế đó tự do thoải mái đi khảo sát dọc theo bờ biển Việt Nam để đến Đá Chữ Thập, được cho là tiếp nhận nhiên liệu, rồi HD 8 trở lại bãi Tư Chính, tổng số thời gian là 3 tháng, (Vào bãi Tư Chính ngày 3-7-2019, rút ra về Tàu ngày 24-10-2019). thế mà tàu chiến Việt Nam vẫn kiên nhẩn đối đầu. Nếu như tàu Trung Cộng thả neo ở lại bãi Tư Chính suốt một năm để câu cá thì có thể tàu Việt Nam vẫn đối đầu, vì tàu Việt Nam không có hành động nào để xua đuổi tàu của Khựa cả.
Đối đầu là 4 mắt nhìn nhau mà không nói nên lời, vì chủ trương 16 chữ vàng và 4 tốt, và “đối tác chiến lược toàn diện” đã nói lên đầy đủ rồi.
Quân đội đệ nhất anh hùng trốn đâu mất rồi?
Việt Cộng hãnh diện tự ca ngợi: “Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”.
Trung Cộng kêu gọi đối thoại, đàm phán, hợp tác khai thác chung
Tập Cận Bình nói với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, trong chuyến viếng thăm của bà ở Trung Cộng: “Chúng tôi cam kết sự khác biệt thông qua các cuộc đàm phán với các quốc gia liên quan. Hai nước nên bảo vệ hòa bình và ổn định hàng hải bằng các hành động cụ thể”. Bà Ngân không biết “hành động cụ thể” là gì, nên nín thinh và cười cầu tài. Cho dù có biết cũng không dám nói ra vì sợ bị tặng miễn phí phóng xạ VX như Trần Đại Quang đã nhận.
“Hành động cụ thể” được hiểu là gác tranh chấp, hợp tác khai thác chung, cụ thể là cho tàu Trung Cộng được tự do đi lại trong vùng biển của Việt Nam để thực hiện các cuộc thăm dò, khai thác, xây dựng các cơ sở cho nhân viên cư trú, thực phẩm...
Chỉ vài ngày sau khi Trung Cộng áp lực buộc Việt Nam phải hủy bỏ hợp đồng dự án Cá Rồng Đỏ của tập đoàn Repsol (Tây Ban Nha) ở bãi Tư Chính, thì ngày 2-4-2018, Ngoại trưởng Trung Cộng, Vương Nghị, có chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam. Vương Nghị đề xuất hai nước cùng giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển bằng giải pháp đàm phán, khai thác chung.
Nguyễn Phú Trọng trình báo “hai nước xử lý vấn đề Biển Đông một cách đúng đắn thông qua các biện pháp tham vấn lương thiện, hai nước cùng phát triển, khai thác chung và cùng nhau bảo vệ hòa bình, ổn định trên biển”. Ông Trọng tuyên bố bang giao Việt-Trung ở thời điểm nầy tốt nhất lịch sử. Nói rất đúng. Vì ở thời điểm nầy đảng CSVN ngoan ngoãn vâng lời Trung Cộng hơn bao giờ hết.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cũng trả lời với người đồng nhiệm Trung Cộng: “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề mà Trung Quốc đưa ra”, hãng tin AFP dẫn lời ông Phạm Bình Minh.
Nguyễn Phú Trọng và Phạm Bình Minh hãnh diện bắt tay ông chủ Vương Nghị
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, trả lời báo chí lề đảng bằng cách nói chung chung (Vì VC cử nói đến hai tiếng xui xẻo là Trung Quốc), như sau: “Chúng ta một mặt đấu tranh bảo vệ chủ quyền, mặt khác đấu tranh bảo vệ môi trường hòa bình và lợi ích chung ở Biển Đông”. “Lợi ích chung” của hai bên là “hợp tác khai thác chung”.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh không dám nói đến cái tên xui xẻo “Trung Cộng”, mà ngay cả Phạm Bình Minh cũng không dám nói đến cái tên húy kỵ nầy trước Đại Hội Đồng LHQ. Đại Hội Đồng LHQ là kỳ họp của 193 thành viên của tổ chức nầy. Đâu có phải tất cả đại diện của các thành viên LHQ đều biết việc Trung Cộng cướp biển đảo của Việt Nam và gây bất ổn ở Biển Đông, vì thế họ chỉ biết quốc gia mà Phạm Bình Minh nói là “nước lạ”.
Ngày 16-10-2019 báo South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng) dẫn lời của phát ngôn viên Trung Cộng là Cảnh Sảng: “Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua đối thoại và đàm phán để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua hành động thiết thực”.
Tập Cận Bình khẳng định: “Hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc không thể tranh cãi được”.
“Không thể tranh cãi được” vậy đối thoại, đàm phán về việc gì?. Cảnh Sảng nhấn mạnh: “Bằng hành động thiết thực”. Được hiểu đó là “Gác tranh chấp chủ quyền, hợp tác khai thác chung”.
Trên căn bản, Việt Cộng đã đồng thuận gác tranh chấp chủ quyền, hợp tác khai thác chung.
Nguyễn Phú Trọng, Phạm Bình Minh và Nguyễn Chí Vịnh đã xác nhận hợp tác khai thác chung rồi thì bãi Tư Chính trước sau gì cũng là nơi thực hiện mà Trung Cộng đã chọn, và đã khảo sát của Hải Dương 8.
Một ủy ban đại diện hai bên sẽ được thành lập để bàn thảo chi tiết hóa bằng hành động cụ thể về toàn bộ khai thác, trong đó quan trọng nhất là ăn chia như thế nào. Việc nầy không đơn giản vì hai bên tuyên bố chủ quyền của mình. Nếu hai bên có sức mạnh bằng nhau thì ăn đồng chia đủ 5/5 (50%&/50%). Do đó có thể gây sức mạnh bằng cách “vừa đánh vừa đàm”.
Ở Philippines, Tập Cận Bình dụ khị Tổng thống Rodrigo Duterte bằng ăn chia 6/4, nghĩa là Phi được hưởng 60%, Trung Cộng 40%. Văn bản là như thế, nhưng trên thực tế, tất cả mọi việc từ thăm dò đến khai thác đều do Trung Cộng thực hiện.
Ngoài việc ăn chia, còn nhiều điều kiện có liên quan đến vấn đề chủ quyền như tàu bè Trung Cộng được tự do đi lại trong vùng biển của Việt Nam, và những cơ sở hạ tầng được thực hiện để phục vụ cho công nhân dầu khí phải đặt ở vị trí nào... Tàu bè phục vụ khai thác dầu khí có thể sử dụng cảng Côn Sơn, Vũng Tàu hay một hải cảng nào đó mà Trung Cộng muốn.
Chủ tớ đánh giặc miệng
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng, nói với báo lề đảng: “Mọi hoạt động của nước ngoài (Nước lạ) trên vùng biển Việt Nam, nếu không được phép của Việt Nam thì vô giá trị. Xâm phạm vùng biển Việt Nam là vi phạm luật quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình”. Trả bài thuộc lòng mà không có một hành động cụ thể để bảo vệ chủ quyền cả, ngoài việc đối đầu.
Thực tế là Việt Nam đưa tàu ra bãi Tư Chính để đối đầu, đối diện và bất động, nhìn xem tàu Hải Dương 8 tự do thực hiện tác vụ.
Bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Việt Nam bác bỏ hoàn toàn nội dung phát biểu của người phát ngôn Trung Quốc ngày 8-11-2019 về chủ quyền ở Trường Sa”.
Bà Hằng nhắc lại: “Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Ngày 8-11-2019, phát ngôn viên Tàu khựa, Cảnh Sảng nói rằng: “Bắc Kinh muốn Hà Nội phải tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc tại các vùng biển liên quan và không được hành động làm phức tạp tình hình và mất ổn định. Ông hy vọng rằng phía Việt Nam phải đối diện với thực tế lịch sử, giữ sự đồng thuận của lãnh đạo cao cấp hai nước”.
Lãnh đạo cao cấp hai nước là ai? Đó là Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng với công hàm ngày 14-9-1958. Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng và Đỗ Mười với mật ước Thành Đô 1990. Không thể thiếu những tên bán nước như Lê Đức Anh với khẩu lịnh “ra trận cấm nổ súng” để dâng đảo Gạc Ma, Đá Chữ Thập và các đảo khác. Nguyễn Phú Trọng đã ký 15 văn kiện “hợp tác” với thân phận Việt Nam là một tỉnh thuộc Bắc Kinh.
Vài định nghĩa về các quyền trên biển
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Lê Thị Thu Hằng, liên tiếp đưa ra các tuyên bố khẳng định: chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Chủ quyền. Là quyền của một quốc gia độc lập có quyền thực hiện pháp luật do quốc gia đó lập ra.
Quyền chủ quyền. Là quyền của một quốc gia ở ven biển có quyền làm chủ những tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa, cụ thể là có thẩm quyền đối với các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.
Quyền tài phán. Là quyền của tòa án có thẩm quyền xét xử các hoạt động vi phạm chủ quyền của các quốc gia khác. Có quyền cấp giấy phép cho những hoạt động trên vùng biển của quốc gia và xử lý các vi phạm chủ quyền.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Công ước Liên Hiệp Quốc 1982 (UNCLOS=United Nations Convention on Law of the Sea) được ký có hiệu lực vào ngày 10-12-1982, quy định chủ quyền trên biển của một quốc gia.
- Lãnh hãi. (Territorial sea) nói chung cho dễ hiểu là vùng nước cách bờ biển 12 hải lý. (Một hải lý bằng 1Km 852)
- Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone), cách bờ biển 24 hải lý.
- Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ=Exclusive Economic Zone), cách bờ biển 200 hải lý. Trong vùng nầy quốc gia được độc quyền khai thác tất cả những tài nguyên thiên nhiên và đánh cá.
- Thềm lục địa (Continental Margin), cách bờ biển 350 hải lý. Nước có chủ quyền độc quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên.
- Vùng biển quốc tế (High sea) ngoài 350 hải lý.
Chiến thuật Cây Gậy Nhỏ
Chiến thuật Cây Gậy Nhỏ (Small whip tactic) là dùng sức mạnh nhỏ để đạt được mục đích lớn.
Trên biển, Trung Cộng sử dụng những tàu phi quân sự như tàu cảnh sát biển, tàu bảo vệ ven biển và cả tàu cá của dân quân biển để bao vây và chiếm biển đảo.
Ngày 3-7-2019, tàu bảo vệ ven biển, tàu cảnh sát biển và một số tàu cá đã hộ tống tàu thăm dò địa chất HD 8 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Không có tàu chiến mang tên lửa hù dọa, không có máy bay chiến đấu đe dọa ném bom.
Trung Cộng không dùng tàu hải quân để tránh tiếng là nước lớn ăn hiếp nước nhỏ mà Hoa Kỳ thường xuyên tố cáo.
Trung Cộng dùng tàu phi quân sự, nếu có đụng độ thì dùng vòi rồng áp suất cao để chống, hoặc đuổi tàu đối phương, khi cần thì dùng tàu đâm vào hông tàu của Việt Nam như trường hợp vụ giàn khoan HD 981 hồi tháng 5 năm 2014.
Đó được xem như những đụng độ nhỏ trên biển chớ không phải là chiến tranh trên biển, để cho các “thế lực thù địch” lấy cớ xen vào gây chiến.
Chiến thuật Cát Lát Salami
Chiến thuật Cắt Lát Salami (Sliced salami tactics) đồng nghĩa với chiến thuật tằm ăn dâu (Silkworms eat mulberry) là gậm nhấm lần lần, âm thầm dùng những bước nhỏ để đạt được mục đích lớn.
Thay vì lấy trọn cây xúc xích một lần, mà dùng dao cắt từng lát mỏng và cuối cùng ăn trọn cây xúc xích. Tằm ăn dâu cũng vậy, tằm con lần lần gậm nhấm như không có gì, đến khi rộ lớn lên thì ăn nhanh chóng thấy rõ.
Về Biển Đông, Trung Cộng bắt đầu âm thầm nạo vét, cơi nới, xây đảo nhân tạo, xây đường băng, lắp đặt các giàn phóng hỏa tiễn, radar và khinh khí cầu quan sát trong khu vực Biển Đông. Khinh khí cầu khổng lồ được triển khai ở Đá Vành Khăn, hoạt động trong mọi thời tiết. Chiếc bong bóng được gắn những radar quan sát cả hai khu vực, trên không và trên mặt đất có bán kinh 300km.
Phải xây đảo nhân tạo, vì luật quốc tế chỉ công nhận một hòn đảo là phần đất luôn luôn nổi lên khỏi mặt nước trong hai trường hợp, là nước lớn và cả nước ròng.
Về việc cướp đảo. Chiếm Hoàng Sa (19-1-1974). Chiếm đá Vành Khăn của Philippines (1994), chiếm bãi cạn Scarborough (tháng 6 năm 2014. Và hiện tại đang hợp tác với Phi khai thác chung ở hai địa điểm là lô SC-57 và SC-72 của đảo Cỏ Rong (Reed Bank)
Vài nét tổng quát về bãi Tư Chính
Về địa lý của bãi Tư Chính:
Bãi Tư Chính (Vanguad Bank) và nhà giàn
Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) là một cụm rạn san hô nằm ở phía nam Biển Đông, cách Vũng Tàu 160 hải lý. Cách đảo Hải Nam của Trung Cộng 600 hải lý. Đảo Côn Sơn cách Vũng Tàu 78 hải lý.
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) thì bãi Tư Chính thuộc Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng nó lại nằm trên đường 9 đoạn vùng biển hình lưỡi bò mà Trung Cộng tuyên bố có chủ quyền.
Như vậy, bãi Tư Chính là vùng biển tranh chấp.
Bãi Tư Chính dài 63km, rộng 11km. Phần mặt bằng có thể quan sát được có diện tích 33.88Km2. Nơi cạn nhất đo được 16m.
Về hành chánh của Việt Nam, thì bãi nầy thuộc phạm vi quản hạt của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Việt Nam có 3 căn cứ gọi là tiền đồn, (Trước kia có 14 tiền đồn) đóng quân được xây theo kiểu giàn khoan, gọi là nhà giàn. Binh sĩ trú đóng trên đó trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân VN. Việt Cộng chứng minh chủ quyền của mình bằng sự hiện diện của hải quân trong những nhà giàn nầy. Gió thổi cũng bay, huống chi là bão biển. Tàu cá Trung Cộng bao vây cắt đứt tiếp tế mọi thứ thì nhà giàn cũng chết. Trung Cộng chứng minh sự có mặt trên vùng biển của họ bằng 50 ngàn tàu cá có trang bị vũ khí và các phương tiện radar nhận tin và phát tin. Đó là lực lượng dân quân biển.
Bãi Tư Chính có 2 hải đăng cao 22m của Việt Nam.
Tranh chấp chủ quyền của bãi Tư Chính.
Hồi cuối tháng 7 năm 2017, đài BBC đưa tin, tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha bị Việt Nam hủy bỏ hợp đồng, mặc dù công ty nầy đã đầu tư vào dự án Cá Rồng Đỏ 300 triệu USD. Repsol tuyên bố sẽ kiện Việt Nam vì tự ý phá hủy hợp đồng và đòi tiền lại.
Con ếch chết vì cái miệng. Tập đoàn dầu khí Repsol tuyên bố đã tìm được mỏ dầu khí trị giá cả tỷ đô la. Trữ lượng khoảng 45 triệu thùng dầu thô. Mỗi thùng 200 lít trị giá trên 60USD/thùng. Có 4.9 tỷ m3 khí đốt và 2.3 triệu thùng dầu thô siêu nhẹ gọi là Condensate.
Trung Cộng chơi lưu manh. Chờ cho tập đoàn Repsol thành công trong việc dò tìm, chuẩn bị khai thác thì ra lịnh cho tên tay sai phía Nam hủy bỏ hợp đồng và đuổi ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Ông Miguel Martinez, giám đốc tập đoàn Repsol cho biết: “Chúng tôi đang đàm phán với Petrovietnam và chính quyền Việt Nam để yêu cầu bồi thường thiệt hại do tự ý hủy hợp đồng”.
Lý do việc hủy bỏ hợp đồng là do Trung Cộng áp lực bằng cách đe dọa sẽ tấn công các các căn cứ quân sự Việt Nam ở các đảo Trường Sa.
Do chủ trương duy trì môi trường ổn định, bảo vệ hòa bình trên tinh thần 16 chữ vàng và 4 tốt, và “đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai bên. Một câu nhịn bằng 9 câu cự, dù mất biển đảo nhưng chính ghĩa thuộc về ta thôi. Nhất quán nhường một bước để lùi ba bước thì tình hữu nghị Việt-Trung sẽ bền vững mãi mãi. Dĩ hòa vi quý trong trường hợp nầy là bản chất hèn hạ trước kẻ cướp. Có câu hèn với giặc, ác với dân thật đúng 100%.
Nguyễn Phú Trọng là tay sai của Trung Cộng
Nguyễn Phú Trọng đứng hàng hai. Hãng tin Reuters đăng tải, ngày 15-10-2019, khi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, (Hà Nội) Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Xử lý mối quan hệ Việt-Trung không đơn giản, nặng về bên nào cũng bị phê phán”.
Trong vụ việc ở Biển Đông, bãi Tư Chính, Trung Cộng là kẻ cướp, cướp tài nguyên và vùng biển của Việt Nam. Người Việt Nam lương thiện, người lãnh đạo yêu nước, thì chỉ có một bên để đứng, đó là bên dân tộc, tổ quốc. Nguyễn Phú Trọng đứng chàng hảng, một chân bên Việt Nam, một chân bên Tàu khựa. Theo kẻ cướp, nhận giặc làm cha chính là tên bán nước Nguyễn Phú Trọng. Nếu như ông Trọng đứng về bên dân tộc và tổ quốc Việt Nam thì ai dám phê phán đây? Muốn tránh bị phê phán thì ông nặng cả hai bên: Việt-Trung.
Bán nước là truyền thống của đảng CSVN cho nên ông Trọng bán nước chỉ là việc thường tình của đảng mà thôi. Không có gì đáng ngạc nhiên cả. Nguyễn Phú Trọng tự nhận mình là Hán ngụy.
Nguyễn Phú Trọng tuyên bố bịp. Bước thứ hai của chiến lược Ba Bước Lấn Tới là gác tranh chấp chủ quyền, hợp tác khai thác chung.
Vì việc gác tranh chấp chủ quyền, chủ quyền ai nấy giữ cho nên Nguyễn Phú Trọng có những tuyên bố ngon lành lắm. “Đất nước không bao giờ thỏa hiệp chủ quyền của mình nhưng cần duy trì môi trường hòa bình. Không bao giờ thỏa hiệp chủ quyền. Bảo vệ chủ quyền với tinh thần quyết chiến, quyết thắng”.
Chương trình 30 năm Thành Đô sắp hoàn tất
Chương trình 30 năm Thành Đô là thời gian mà Trung Cộng cho Việt Cộng chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng sáp nhập vào Trung Cộng, theo thỉnh nguyện của Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng và Đỗ Mười ở cuộc họp ngày 3&4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên.
Giang Trạch Dân ngụy trang chương trình nầy bằng phương châm 16 chữ (Thập lục tự phương châm).
Thập lục tự phương châm: "Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan" nghĩa là sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh, được dịch là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".
Trung Cộng lập ra Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Song Phương (Vietnam-China Bilateral Cooperation Steering Committee) để kiểm soát, thúc đẩy việc thi hành các bước để hội nhập vào năm 2020.
Cả nước Việt Nam bắt đầu sử dụng đồng nhân dân tệ
Việt Cộng ngụy trang việc nầy bằng nghị định cho 7 tỉnh biên giới phía bắc được sử dụng tiền của Trung Cộng, là đồng nhân dân tệ.
Vì 7 tỉnh biên giới nầy không có đủ phương tiện như các hãng xưởng, máy móc sản xuất các hàng hóa mà thương lái Trung Cộng cần mua. Trên thực tế, hàng hóa trên cả nước được mua bán ở 7 tỉnh biên giới bằng đồng nhân dân tệ của Trung Cộng.
Để chứng minh cho quan thầy Tàu khựa biết là khu tự trị của sắc tộc Việt Nam chỉ sử đồng tệ thôi.
Vào trưa ngày 30/01/18, ông Nguyễn Cà Rê, ở Cần Thơ mang 100 USD đến tiệm vàng Thảo Lực đổi sang tiền đồng với giá 2,260,000Vnđ. Nhân viên Phòng Cảnh sát kinh tế thành phố Cần Thơ được nói là bắt quả tang việc mua bán ngoại tệ này, tịch thu tờ 100USD và tài sản của chủ tiệm vàng Thảo Lực.
Âm mưu xóa bỏ văn hóa và chữ viết Việt Nam
- “Công nghệ giáo dục” của hai tên Hán ngụy
Hai tên Hán ngụy Bùi Hiền và Hồ Ngọc Đại đưa ra cách đánh vần mới, chữ viết mới gọi là “Công nghệ giáo dục”. Trước năm học 2018-2019, nhà nước cho in 3 triệu cuốn sách dạy đánh vần và chữ viết lớp 1, cụ thể như sau:
Luật giáo dục. Luật Záo Zụk
Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ. Được viết như sau:
Điều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác
*1. Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.
* Ngôn ngữ: Qôn pữ * Tiếng nói: Tiếq nói * Giáo dục: Záo zụt
Trục trặc: Cụk cặk * Anh chức: An’ cứk * Phục chức: Fụk cứk
Kiều thăm mộ Đạm Tiên - Kiều qăm mộ Đạm Tiên
Trăm năm trong cõi người ta - Căm năm cow kõi wười ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau - Cữ tài cữ mệnh xéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu - Cải kua một kuộk bể zâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng - Nhữw điều côw qấy mà đau dớn lòw.
Dân tộc Việt Nam ta, từ xưa tới nay đã trải qua nhiều triều đại phong kiến, trải qua 998 năm trong 4 thời Bắc thuộc, rồi dưới sự cai trị của thực dân Pháp, nhưng ngôn ngữ, tập quán, văn hóa của dân tộc ta vẫn tồn tại, phát triển. Việt Nam vẫn là Việt Nam.
Thế nhưng hiện nay, ngôn ngữ của dân tộc ta đang bị đe dọa bởi những tên Hán ngụy, tay sai bán nước.
“Thâm ý của tên phản quốc nầy (Xác định bởi bà Trần Thị Hoàng Trúc) là Hồ Ngọc Đại, con rể của Lê Duẩn, ám chỉ Việt Nam sẽ là một sắc tộc thiểu số của khu tự trị Việt Nam, mang quốc tịch Trung Quốc”.
Quốc Hội không chấp nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
Ngày 16-4-2019, Quốc hội CSVN không chấp nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Lý do là Việt Nam có nhiều sắc tộc thiểu số. Tào lao quá! Theo kế hoạch thì tiếng Tàu (Tiếng Hoa, tiếng Trung) sẽ được dạy từ lớp ba bậc tiểu học.
Chứng minh hành vi lệ thuộc vào Trung Cộng
- Nguyễn Phú Trong cho Trung Cộng thuê cảng Hải Phòng và Đặc khu Vân Đồn 99 năm để Trung Cộng sử dụng trong chiến lược Vành đai-Con đường (Nhất đới-Nhất lộ)
- Việt Cộng không thể chối cãi khi dùng cờ 6 ngôi sao để chào mừng Tập Cận Bình
- Người Tàu di dân vào Việt Nam
Lấy lý do đi du lịch, người Tàu đến Việt Nam thành lập những khu phố Tàu trên cả nước Việt Nam. Hiện có 3,000 trẻ em lai Tàu sinh ra tại tỉnh Lâm Đồng. Ngày 20-12-2019, người dân Hải Phòng bất ngờ trước sự có mặt của 2,000 người Tàu tổ chức ăn tiệc tại một cơ sở trung tâm tổ chức tiệc cưới tên Hải Đăng, Hải Phòng.
Họ dùng 60 xe khách qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) rồi đến Hải Phòng. Tổ chức ăn tiệc gọi là cám ơn 3 công ty du lịch của người Tàu ở Việt Nam.
Sở Công an, sở Văn hóa du lịch và Ủy ban nhân dân Hải Phòng không biết gì hết, và sau đó mới mở cuộc điều tra và trả lời báo chí là họ du lịch bình thường.
- Cán bộ lãnh đạo Việt Nam phải qua trình diện xin phép Trung Cộng trước khi đi Mỹ. Có chứng cớ rõ ràng về ngày tháng, cụ thể là Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Phạm Quang Nghị, Phạm Bình Minh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc.
- Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức ăn mừng ngày quốc khánh của Trung Cộng (1-10-1949). Ăn chơi tưng bừng suốt 10 ngảy đêm, lấy lý do kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long.
Trung Cộng ra lịnh ”định hướng dư luận”
Ngày 30-6-2011, Tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham Mưu QĐ Trung Cộng đến VN, chỉ thị cho Hà Nội: ”Xử lý một cách thích đáng, và hướng dẫn công luận và tình cảm dân chúng một cách đúng đắn, không để biểu tình xảy ra, không để đa phương hoá và quốc tế hoá vấn đề Biển Đông”.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố: “VN kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người với tinh thần không để cho sự việc tái diễn. Tình yêu nước của một số người dân đã bị các thế lực thù địch lợi dụng, gây nên những vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, và trật tự xã hội. VN luôn luôn cảnh giác trước những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch gây chia rẻ tình đoàn kết giữa VN và TQ”
Sau đó chính phủ cấm tất cả những cuộc tụ tập, biểu tình chống Trung Cộng. Những ai dám nói “Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam”, thì bị bắt bớ, đánh đập dã man.
Truyền thông Trung Cộng mở chiến dịch chống Việt Nam, cho rằng Việt Nam cướp biển đảo của họ ở Biển Đông. Họ chửi bới Việt Cộng te tua như cái mền rách, tàu xà lúp chở không hết.
GS Vũ Cao Đàm dịch bài viết tựa đề “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ”: “Hãy giết bọn Việt Nam và đánh cho chúng trở tay không kịp. Phải giết bọn giặc cỏ (Thảo khấu) Việt Nam để làm lễ tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa. (Trường Sa). Việt Cộng vong ân bội nghĩa, lòng lang dạ sói, tiểu nhân bỉ ổi, lừa thầy phản bạn, không biết xấu hổ. Cần phải cho chúng bài học thứ hai”. GS Vũ Cao Đàm dịch.
Che giấu hành động bán nước bằng chiến dịch bài trừ tham nhũng. Để vớt vát hành vi bán nước của đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng thực hiện chiến dịch bài trừ tham nhũng, được gọi là lò hỏa táng, vừa bài trừ tham nhũng, vừa triệt hạ phe nhóm của Nguyễn Tấn Dũng.
Lệ thuộc kinh tế vào Trung Cộng. Hầu hết những gói thầu trọn gói hay chìa khóa trao tay (EPC=Engineering-Procurement and Construction) đều trao cho nhà thầu Trung Cộng. Thầu trọn gói là nhà thầu thực hiện tất cả mọi thứ, khi xong trao chìa khóa lại cho Việt Nam. Bọn nhà thầu Trung Cộng gian manh, mua những vật liệu và trang thiết bị phẩm chất kém, cho nên hàng chục nhà máy nhiệt điện, khi đưa vào xử dụng thì chạy ì ạch, bữa đực bữa cái. Xây nhà máy điện xong thì phải chạy qua Tàu mua điện.
Cụ thể là dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. Khởi công năm 2008, dự trù sẽ đưa vào sử dụng năm 2013. Với số tiền 552 triệu USD vốn ODA của Trung Cộng. (ODA = Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức). Nhà thầu làm ăn bê bối sinh ra đội vốn, nợ Trung Cộng từ 552 triệu, tăng lên đến 986 triệu USD. Thời gian sẽ đưa vào sử dụng là năm 2021. Đoạn đường 13Km xây trong thời gian 13 năm.
Vì sao Việt Cộng lại công bố Sách Trắng vào cuối năm 2019?
Né tránh con con số 2020. Ngày 25-11-2019, Thứ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố Sách Trắng năm 2019 chỉ còn một tháng trước năm 2020. Chính sách “3 không” được thêm một không là chính sách quốc phòng “4 không”. Chính sách quốc phòng 4 không bao gồm:
1. Không tham gia các liên minh quân sự.
2. Không theo nước nầy để chống lại nước khác.
3. Không cho nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam
4. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Sách Trắng 2019 (Cũng còn né tránh con số 2020) là lời cam kết, cho năm 2020, tức là chương trình 30 năm Thành Đô (1990-2020) Việt Nam trực thuộc vào Trung Cộng.
Chủ yếu của Sách Trắng là cam kết của năm 2020, cam kết sáp nhập vào đại gia đình các sắc tộc trực thuộc chính quyền Bắc Kinh, vì khi đã trực thuộc vào Trung Cộng thì không còn lý do nào dùng vũ khí chống chính quyền trung ương cả.
Việt Nam được xem như một cường quốc trong khu vực, so với Campuchia, Lào, Philippines, Indonesia, Malaysia… Các nước nầy không có bất cứ lý do nào để dùng vũ lực đánh Việt Nam cả. Chỉ có Trung Cộng đã dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm các đảo của Việt Nam ở Trường Sa, cụ thể là đánh chiếm đảo Gạc Ma.
Năm 2020 Việt Nam đã sáp nhập và nước mẹ Trung Cộng, nên không có lý do nào để tên đầy tớ tạo phản dùng vũ lực đánh nhau với quan thầy vì thế phải bày tỏ và cam kết là không dùng vũ lực.
Đối với Hoa Kỳ, “điều 4 không” cho thấy Việt Nam đã thuộc về Trung Cộng rồi. Như vậy Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ không đi Mỹ.
Vì sao phải đưa con số vô duyên 2020 vào lễ kỷ niệm quân đội nhân dân lần thứ 75 vào ngày 20-12-2019?
Lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập quân đội Việt Cộng không có ăn nhậu gì tới con số 2020 cả.
Ngày 20-12-2019, đài RFA đưa tin, Thứ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã tiếp đón Trung tướng Thiệu Quang Minh, Phó chủ nhiệm QĐ/TC trong dịp lễ kỷ niệm 75 năm thành lập QĐ/VC.
Theo thông lệ ngoại giao, Thứ trưởng QP/VN phải đón người đồng nhiệm Trung Cộng cũng là thứ trưởng. Điều nầy cho thấy TC đã xem VN là một tỉnh của họ.
Thứ trưởng QP Nguyễn Chí Vịnh cam kết với Phó chủ nhiệm Thiệu Quang Minh rằng quan hệ quốc phòng hai nước sẽ có nhiều hiệu quả hơn trong năm 2020. Con số 2020 nầy không có dính líu, không có ăn nhậu gì tới lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập quân đội Việt Cộng cả.
“Có nhiều hiệu quả hơn” có nghĩa là chính thức áp dụng khi đã trực thuộc Trung Cộng.
Kết luận
Chiến lược Ba Bước Lấn Tới là một âm mưu rất nham hiểm của Trung Cộng, để chiếm Biển Đông một cách chậm chạp mà chắc ăn.
Trọng điểm của chiến lược nầy ở bước thứ hai, đó là “Gác tranh chấp chủ quyền, hợp tác khai thác chung”.
Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (PCA = Permanent Court of Arbitration) phán quyết, Trung Cộng không có chủ quyền ở vùng biển hình lưỡi bò ở Biển Đông.
Khi Việt Cộng chấp nhận hợp tác khai thác chung với Trung Cộng, tức là rước giặc vào nhà, cho phép Trung Cộng công khai và hợp pháp khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, theo Công Ước LHQ về Luật Biển. Do âm mưu nham hiểm của nước lớn, Trung Cộng từng bước làm chủ cả vùng biển hình lưỡi bò ở Biển Đông.
Trong khi gác tranh chấp qua một bên, chủ quyền ai nấy giữ, cụ thể là Việt Nam vẫn giữ chủ quyền ở Biển Đông. Trung Cộng cũng vậy.
Vì thế, Nguyễn Phú Trọng mạnh miệng lớn tiếng tuyên bố: “Bảo vệ chủ quyền với tinh thần quyết chiến, quyết thắng”.
“Hợp tác khai thác chung” là rước giặc vào nhà, bán nước một cách rất tinh vi trong một thời gian dài.
01.01.2019