Dân Đen (Danlambao) - "Phải bán cho thế giới thứ nhiều tiền nhất chứ không phải bán nhiều thứ nhất" - Đó là phát biểu chỉ đạo của ông Nguyễn Xuân Cường, bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và... Tàn phá Nông thôn.
Trước nguy cơ đại dịch Tàu gây khó khăn cho việc xuất khẩu nông sản sang thị trường Tàu cộng, ông bộ trưởng chỉ đạo đây là cơ hội để tái cơ cấu nông nghiệp.
Phương hướng tái cơ cầu của ông là thứ gì rẻ tiền thì dẹp, chỉ bán thứ mắc tiền.
Nghe lời ông này chắc nông dân bán lúa giống mà ăn!
Sản phẩm tốt, hấp dẫn, giá thành cạnh tranh mạnh, hệ thống phân phối hiệu quả thì khách hàng mua chứ tại sao lại có tư duy cầu cạnh người ta? Đây chính là căn bệnh truyền thống chư hầu luôn phải cầu cạnh thiên triều đã lây lan sang cửa hàng nông nghiệp.
Một nền sản xuất bền vững là nền sản xuất đa dạng, sản phẩm mắc tiền, rẻ tiền đều có miễn sao phần trăm lợi nhuận cao. Giá trị của một cổ phiếu mắc tiền 100 đô và 100 cổ phiếu rẻ tiền 10 đô mỗi cổ phần hơn nhau ở phần trăm tăng trưởng chứ không phải ở số tiền của mỗi cổ phiếu. Dồn hết nỗ lực vào những mặt hàng chọn lọc là tự sát vì khi sản phẩm có giá thành cao không bán được thì giới nghèo cũng không đủ tiền để mua.
Ông bộ trưởng này là người đã từng phát ngôn "Phân công cho trưởng ngành nào thì ngành đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên (tiền đâu!), nhưng một mình trưởng ngành không thể làm hết được. Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị."
Câu này lại thật chính xác, theo đúng chủ trương lớn của đảng!
Nếu chủ trương bán thứ nhiều tiền dẹp đồ rẻ tiền của ông bộ trưởng bộ nông nghiệp tàn phá nông thôn làm tán gia bại sản nông trường thì đã có cả hệ thống chính trị sẵn sàng.
Đó cũng là một hệ thống chính trị chủ trương bán những thứ có nhiều tiền nhất: bán rừng, bán biển và bán cả giang sơn.
11.02.2020