Xin đừng thất vọng - Dân Làm Báo

Xin đừng thất vọng

Lương Dân Lý (Danlambao) - Thế là năm 2019 đã trôi qua, đánh dấu một năm bùng phát của phong trào đấu tranh chống nạn độc tài trên thế giới trong đó đặc biệt nổi bật là hiện tượng Hồng Kông (ngoài ra còn có Venezuena, Iran,...).

Tại Hồng Kông, phong trào đã bùng phát mạnh mẽ và bền bỉ nhất với con số hàng triệu người bao gồm đủ các thành phần và tầng lớp khác nhau trong xã hội cùng tham gia, và mặc dù bị đàn áp dã man, có bắt bớ giam cầm, có đổ máu, có hy sinh,... nhưng phong trào vẫn không bị dập tắt. 

Đáng buồn là trái với tình hình đã xảy ra sôi động trên thế giới thì ở Việt Nam, năm 2019 lại đánh dấu một năm trầm lắng chưa từng có của phong trào phản kháng, cả năm hầu như không có một cuộc biểu dương lực lượng đáng kể nào xảy ra (ngoài một vài cuộc bày tỏ thái độ theo kiểu “du kích”). 

Tình hình trên đã làm cho nhiều người trở nên bi quan, thất vọng về tương lai tươi sáng của Việt Nam, thậm sâu trong suy nghĩ một số người còn cho rằng dân Việt Nam xứng đáng phải sống trong gông xiềng dài lâu của cộng sản. 

Thật sự có phải là như vậy không? 

Cá nhân người viết bài viết này xin thưa rằng không hẳn là như vậy. Và để hiểu rõ căn nguyên của vấn đề thì chúng ta cần đi sâu tìm hiểu chi tiết từng khía cạnh của vấn đề để tìm ra nguồn ánh sáng. 

Xin hãy cùng nhau đặt vấn đề: 

1/ Nếu như ở Hồng Kông người dân vừa được hưởng 100 năm tự do dưới sự bảo hộ của Vương quốc Anh, trình độ dân trí cụ thể là sự hiểu về giá trị của Tự do và Nhân quyền là rất cao thì ở Việt Nam người dân lại vừa phải trải qua 70 năm kềm kẹp bằng chính sách “Ngu dân để trị” của cộng sản nên sự hiểu về giá trị của Tự do và Nhân quyền là còn rất lơ mơ và rất thấp so Hồng Kông. 

2/ Nếu ở Hồng Kông không có lãnh đạo trường học nào dám vận động học sinh sinh viên chớ đi biểu tình thì ở Việt Nam việc nghiêm cấm học sinh, sinh viên đi biểu tình lại là một chủ trương rộng khắp khiến lực lượng nòng cốt này bị tê liệt. 

3/ Nếu ở Hồng Kông không bao giờ có chuyện cảnh sát đến canh me nhà người dân thì ở Việt Nam chuyện đó lại trở thành phổ biến và được thi hành rất triệt để nên đã triệt tiêu được những ngọn lửa nhỏ có khả năng châm ngòi đám cháy lớn. 

4/ Nếu ở Hồng Kông các hội đoàn vẫn được tự do thì ở Việt Nam các hội đoàn lại luôn bị nhà cầm quyền đánh phá quyết liệt khiến sự hoạt động không phát huy hiệu quả. 

5/ Nếu ở Hồng Kông các quan toà vẫn “nhân danh công lý”, giới luật sư vẫn hoạt động tư do và được tôn trọng thì ở Việt Nam giới luật sư lại bị nhà cầm quyền khinh miệt khống chế, các quan toà thì nhân danh “nước cộng hoà xã hội khốn nạn VN” và luôn xử kiểu án “Kanguru”. Điều đó đánh rất mạnh vào tâm lý và tinh thần của những người tranh đấu và có ý định tranh đấu. 

Còn rất nhiều điều trái ngược phi lý khác nữa, nhưng chỉ 5 điều kể trên thôi cũng đã đủ. Chúng ta hiểu rằng trình độ dân trí của người dân Việt Nam tuy có thấp hơn dân Hồng Kông nhưng không hẳn người dân không hiểu rằng họ đang phải sống trong một xã hội đầy bất công phi lý cần phải thay đổi. Càng không hẳn dũng khí của dân ta quá hèn không dám đứng lên đập tan xiềng xích mà chẳng qua là họ đang bị chặn hết mọi ngả đường tiến ra mặt trận, để đem “Khí Hùng” đã được truyền thống ông cha truyền lại quyết đấu với con quái thú độc tài cộng sản gian manh xảo trá ác độc đã áp bức họ mấy chục năm qua mà thôi. 

Hiểu rõ bản chất xấu xa tàn bạo của chế độ cộng sản tại Việt Nam, hướng kiềm chế nó nên nhiều năm qua chính phủ Mỹ qua các đời Tổng thống đều đã có đưa ra bàn thảo về một dự luật Nhân quyền dành cho Việt Nam, song vì nhiều lý do khác nhau mà các bản dự thảo nhân quyền nói trên vẫn chưa lần nào được thông qua để đến tay Tổng thống ký ban hành thành luật. 

Năm 2020 đã tới, một thời kỳ mới đang mở ra, đó là thời kỳ cả thế giới văn minh đang đứng cùng nước Mỹ chung lòng đấu tranh nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội thối tha trên phạm vi toàn thế giới. 

Thiết nghĩ rằng: 

1/ Nếu như Việt Nam mà mạng xã hội internet không còn bị kiểm duyệt để người dân có thể tăng cường khai dân trí? 

2/ Nếu như Việt Nam không còn những tên ngáo sư hiệu trưởng dám công khai nghiêm cấm sinh viên đi biểu tình để cho giới học sinh sinh viên có được chút không gian tự do trong hành động? 

3/ Nếu như Việt Nam không còn hoặc bớt đi cảnh an ninh giả danh côn đồ đến canh me nhà dân để những ngọn lửa nhỏ tranh đấu cho tự do và quyền làm người có cơ hội được đi lại tự do đến những nơi cần đến? 

4/ Nếu như Việt Nam không còn những tên quan toà dám công khai ngồi xổm lên pháp luật để tuyên những bản án kiểu “Kanguru” tàn độc nhằm răn đe kiềm chế tinh thần người phán kháng? 

5/ Và Nếu như ở Việt Nam mà người dân có được chút không gian tự do hoạt động hội nhóm và đảng phái để tập hợp lực lượng nhằm đối trọng với cộng sản độc tài? 

Để từng bước tiến tới có được những điều vừa kể trên, trong bối cảnh tình hình hiện tại thì một trong những phương cách có thể tác động nhất là vận động để chính phủ Mỹ sớm ban hành một Dự luật Nhân quyền. 

Cá nhân người viết bài viết này hoàn toàn ủng hộ một cuộc vận động để chính phủ Mỹ sớm ban hành một Dự luật Nhân quyền thật nghiêm khắc dành cho CSVN. Người viết cũng ước mong sao cộng đồng người Việt đang sống tại Mỹ hãy bỏ qua những khác biệt về quan điểm mà cùng nhau hướng tới sự ra đời của bản dự luật Nhân quyền nói trên. 

Hãy hy vọng rằng một ngày không xa, những ngọn lửa nhỏ bị đè nén và vùi dập nhưng vẫn đang âm ỉ cháy tại Việt Nam sẽ có cơ thổi bùng lên thành đám cháy lớn, có thể không được như Hồng Kông, nhưng cũng sẽ đủ để đưa chế độ độc tài gian manh độc ác cộng sản Việt Nam lên giàn thiêu của thời đại. 

06.02.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo