Corona và Con Đường Tơ Lụa mới - Dân Làm Báo

Corona và Con Đường Tơ Lụa mới

Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao) - Xưa nay, trong lịch sử nhân loại, bệnh dịch không phải là điều mới lạ. Từ thời Trung cổ, và gần đây hơn, vào đầu thế kỷ XX, nhiều người vẫn chưa quên cơn dịch cúm Tây Ban Nha (grippe espagnole) xảy ra khi Đại thế chiến I vừa kết thúc, sát hại hết 50 triệu người. Suốt thời gian dài, người ta cầu nguyện thánh thần phù hộ tránh khởi bệnh dịch.

Ngày nay, khi dịch Corona xảy ra ở Vũ Hán, dân Tàu không khấn vái Thổ thần và Hà bá nữa mà lại réo gọi đảng và nhà nước cộng sản ra chửi rủa vì đã không quản lý được dịch Corona để cả 750 triệu dân tàu bị cô lập, người chết lăng cù ra khắp nơi. Từ vụ dịch SARS năm 2003, cách phản ứng của đảng cộng sản và nhà nước Tàu vẫn không có gì khá hơn. Vẫn đàn áp người dân nói sự thật, vẫn độc quyền thông tin, vẫn tuyên truyền dối trá. Nhân dân ngày càng thêm thù ghét đảng và nhà nước cộng sản.

Từ Vũ Hán là cái nôi, nay dịch Wuhan Corona lây lan ra 105 nước trên thế giới, nhiễm bệnh 114151 người, chết hơn 4012 người (AFP, 10/3). Ở Âu châu có Ý và Pháp bị ảnh hưởng nặng hơn hết. Riêng Ý hiện nay có 11 tỉnh thành với 15 triệu người, tức ¼ dân số, bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Chính phủ Ý vừa ban hành nhiều biện pháp nghiêm ngặt hơn để đối phó với bệnh dịch.

Dịch Cronavirus đang làm xáo trộn mạnh đời sống xã hội và kinh tế toàn cầu. Nhưng khi nó chấm dứt hẵn, hết lây nhiễm, hết chết chóc, liệu thế giới sẽ trở lại với sinh hoạt bình thường như trước đây hay không? Và dự án đầy tham vọng “1 Con đường 1 Vành đai” của Xi sẽ được thực hiện như ước mơ hay không?

Một con virus có thể làm thay đổi dòng lịch sử?

Có thể lắm chớ khi một số đông dân chúng thế giới bị sát hại như trường hợp trận dịch “La Peste noire” (Dịch hạch đen) đã giết người hàng loạt tứ Á sang Âu và cả Phi châu. Nay dịch Corona đang lây nhiễm gần khắp thế giới nhưng lại không làm thiệt mạng nhiều người đến như vậy. Thật phước đức cho nhân loại! Tuy nhiên nó lại phá vỡ hệ thống kinh tế và địa chính đang chi phối thế giới. Pháp tỏ ra lo ngại. Ông Bruno Le Maire, Tổng trưởng Kinh tế và Tài chính, cho rằng con virus Corona từ Wuhan này là một thứ “game-changer”, nghĩa là con virus làm thay đổi hẳn những qui luật của cuộc chơi từ trước đến nay.

Thật sự có đúng như vậy không?

Chỉ trong vòng vài tuần lễ, trong lúc dịch bệnh chưa tới đỉnh điểm, thế mà người ta thấy ảnh hưởng của nó đã làm xáo trộn nước Tàu của Xi như chưa bao giờ đã xảy ra như vậy, làm chao đảo Iran, hăm dọa sự tăng trưởng của thế giới, ngấm ngầm len lỏi ảnh hưởng cuộc bầu cử ở Mỹ, nơi mà kinh tế vừa lấy lại đà phát triển và vấn đề bảo vệ sức khỏe cho toàn dân đang trở thành thời sự. Dịch Wuhan Corona tuy chưa phải là cúm Tây Ban Nha nhưng thế giới chắc chắn sẽ khó vận hành theo đường lối cũ một khi dịch ngưng tác hại!

Thật vậy một số hệ quả của bệnh dịch để lại rất hiển nhiên. Ở Tàu, nơi phát xuất bệnh dịch, con virus Wuhan làm bộc lộ sự bất tín nhiệm và chống đối ngầm của dân chúng đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh mặc dầu họ bị kiểm soát nghiêm ngặt bằng hệ thống công an dày đặc và cả hệ thống công nghệ cao. Sự giận dữ của dân chúng nổi lên đều khắp trên mạng về cái chết của Bác sĩ nhãn khoa Li Wenliang, nhất là khi biết ông báo động bệnh dịch đang lây nhiễm cho các bạn của ông làm việc ở nhà thương mà ông bị công an bắt nhốt về “tội loan truyền tin thất thiệt gây hoang mang dân chúng” và ông phải làm tờ “tự kiểm”. Lẽ ra nhà cầm quyền đã nghe lời báo động của ông mà phản ứng thích hợp thì đã tránh được cho nước Tàu và thế giới cái tai vạ như hiện nay. Phản ứng mãnh liệt của dân chúng chống đối nhà cầm quyền lần đầu tiên làm tổn thương nhóm lãnh đạo chóp bu và đặt Xi trước một thách thức khó lường trước được.

Thấy được lòng dân, bộ máy tuyên truyền của Nhà nước liền tăng cường hết tốc lực nhằm thuyết phục nhân dân Tàu về khả năng ưu việt của bộ máy cầm quyền đã động viên mọi phương tiện để chặn đứng cơn dịch. Nhưng nói dối ban đầu và lấy quyết định chậm trễ của đảng và nhà nước vẫn còn là vết đen làm hoen ố hình ảnh nhà lãnh tụ độc nhất đầy quyền lực. Và điều chắc chắn mà người dân ai cũng thấy là các nhà lãnh đạo đang hoang mang, mất tự tin và hoảng sợ. Chính họ cũng thấy rõ điều này ở họ!

Về mặt kinh tế, hậu quả quan trọng của dịch Wuhan Corona là các nước làm ăn với Tàu đã ý thức rõ sự lệ thuộc quá nhiều đối với “xưởng của thế giới ” (usine du monde) là rất nguy hiểm nên họ đã bắt đầu di chuyển cơ sở tới những nơi khác an toàn, giá rẻ hơn và cách làm ăn thoải mái hơn. 

Hệ thống toàn cầu từ nay bắt đầu xét lại sâu sắc tuy chưa có thể nói nó sẽ thay đổi tới đâu, hay dở tới đâu. Hy vọng con virus corona Tàu từ Vũ Hán sẽ là điều kiện bắt buộc nhiều người suy nghĩ tìm cách chuẩn bị ngày mai này thế giới phát triển tốt đẹp hơn, an lành hơn.

Corona và “1 vành đai 1 con đường”?

Xưa nay, bệnh dịch vẫn thường mượn con đường thương mãi mà tới viếng thăm nhiều nước (Theo nhà địa dư học, Michel Foucher, Les Frontières, CNRS, Paris 2016). Và Corona nay có mặt tại trên 100 nước cũng bằng con đường giao thương, dĩ nhiên không giống như xưa, mà cụ thể là hệ thống kinh tế toàn cầu.

Nhà địa dư học Michel Foucher nói điều đó để nhằm cổ võ cho thuyết tháo gỡ hệ thống toàn cầu hóa (la démondialisation). Năm sau, sử gia người Mỹ, Giáo sư Peter Frankopan dạy Oxford, Harvard, Yale, trong cuốn sách best-seller quốc tế “Con đường tơ lụa” (Les routes de la soie, Nevicata, 2017), được báo chí quốc tế đánh giá là quan trọng nhất từ nhiều thập niên nay, sau phần nhắc lại trận dịch hạch thế kỷ XIV bằng cách nào nó từ những đồng cỏ (steppes) Âu-Á lan qua tới Âu châu nhanh chóng, làm đảo lộn trật tự thế giới lúc bấy giờ, ông đề cập dịch Corona đang phát tán khắp địa cầu ngày nay.

Sử gia Frankopan suy nghĩ dựa trên những số liệu vững chắc, khác với những số liệu được phổ biến, về qui mô của bệnh dịch. Trước tiên ông đau lòng cho những gia đình mất người thân yêu. Kế đến, ông báo động dịch Corona làm xáo trộn trật tự thế giới. Và trong lịch sử, những mầm gây bệnh vẫn có thể giết chết nhiều nền kinh tế, làm biến đổi xã hội chớ không riêng gì chỉ sinh mạng con người mà thôi. Ông nhắc lại hệ quả ghi nhận được từ cuộc chinh phục của quân Mông Cổ, đó là làm thay đổi Âu châu lúc đó không do thương mãi, không do chiến tranh, không do văn hóa hay tiền tệ, mà lại do dịch hạch đen. Mặc dầu người ta vẫn chưa biết từ đâu nó xuất hiện, cái nôi sơ khởi của nó ở đâu, nhưng người ta thấy nó lây lan cực nhanh, do những con rận, con chuột, con lạc đà, từ những cánh đồng cỏ Âu-Á đem qua tới Âu châu, Iran, Cận Đông, Ai Cập và bán đảo Á Rập. Và hiển nhiên là những con đường thương mãi nối liền Âu châu với phần còn lại của thế giới đã trở thành những con đường đưa bệnh dịch tới xâm nhập. Người ta ước tính Âu châu phải mất ít lắm là 1/3 dân số vì cơn dịch hạch đen ấy, tức 25 triệu người trên tổng số dân 75 triệu.

Vậy đoàn quân Mông Cổ lúc đó chỉ mượn con đường buôn bán mà chinh phục Âu châu hay họ đã biết chiến tranh vi trùng rồi?

Chắc họ đã nghĩ ra làm chiến tranh tiến chiếm xứ khác bằng sức mạnh của vi trùng. Khi tới trước thành của một nước muốn đánh chiếm, quân Mông Cổ dùng xe trang bị giàn bắn đá, một thứ trọng pháo thời đó, bắn xác chết nhiễm dịch hạch đen vào bên trong thành của địch. Thế là bệnh dịch bắt đầu phát tán, bám lấy người trong thành. Chỉ ít lâu sau đó là đối phương im lìm, quân Mông Cổ từ từ tiến vào và chiếm thành. Cũng như dùng thuốc độc. Khi thành bị vây, một thời gian sau, trong thành cần tiếp tế lương thực. Nhất là nước uống.

Giặc sẽ đầu độc nước. Khi có vài người trong thành bị ngộ độc thì cấp chỉ huy sẽ có biện pháp phản ứng. Nhưng cách công thành của quân Mông Cổ bằng xác chết đầy vi trùng thì đối phương không thể không mở cửa thành và xin đầu hàng. Biến cố năm 1346 của quân Mông Cổ cho thấy mầm bệnh làm được thứ vũ khí cực mạnh, rất hữu hiệu để đánh chiếm nước khác. 

Tập Cận Bình nuôi Coronavirus ở Vũ Hán chắc phải có ý đồ gì chớ?

Ngay từ thế kỷ thứ XIV, con đường thương mãi nối liền Âu châu với phần còn lại của thế giới vận chuyển hàng hóa, làm cho những nước trên tuyến đường đó trở nên giàu có nhưng đồng thời nó cũng đem tới những nơi đó những vi trùng bệnh dịch. Và một lúc nào đó biết đâu những vi trùng bệnh dịch lại không được biến thành vũ khí chiếm đất?

Chuyện bất ngờ là Ý vốn là cửa ngỏ của “Con đường tơ lụa xưa”, cách nay vài tháng, lại là nước bị nhiễm dịch Tập Cận Bình trước tiên ở Âu châu, và nặng nhất, rồi từ đây, Wuhan corona mới từ từ bay qua các nước khác.

Vậy thử nghĩ “1 vành đai 1 con đường” một khi hoàn thành và đi vào hoạt động, Tập sử dụng nó để chuyên chở hàng hóa cùng với virus đem tới các nước nằm dọc theo lộ trình, hàng hóa thì bán, virus thì cho không để thực hiện “giấc mơ Tàu” mà Tập từng ôm ấp từ lúc lên ngai hoàng đế. Tiến sĩ Francis Boyle, tác giả Luật của Mỹ về vũ khí vi trùng, xác nhận Wuhan Coronavirus là thứ vũ khí chiến tranh. Vậy khi con virus này được thí nghiệm đầy đủ và từ đó, tìm ra được thuốc chủng, thì ai ngăn cấm Tập sử dụng nó như vũ khí?

Nhưng đó là người tính. Còn ông Trời nữa chớ. Ông có chịu đứng về phía người ác hay không?

Thái độ của Âu châu

Những nước trước đây từng coi Tập Cận Bình là đồng minh có thể chia sẻ những vần đề thế giới thì nay họ chẳng những không tín nhiệm Tập nữa mà còn chống lại vì thấy Tập ngày càng tỏ ra độc đoán.

Tại diễn đàn Davos ở Thụy sĩ, Tập ca ngợi chủ trương đa phương, trao đổi tự do và tranh đấu bảo vệ khí hậu. Nhiều nước Âu châu thấy Tập hấp dẫn hơn ông Trump, không chỉ trích OTAN. Dự án “1 vành đai 1 con đường” làm cho nhiều nước khao khát tham dự. Nhưng sự hồ hởi ban đầu ấy dần dần lắng dịu trong lúc Âu châu phải đối phó với đà vượt lên siêu cường của Tàu và toan tính áp đặt lên Âu châu một trật tự mới theo lý thuyết của Tập.

Ở trong nước Tập đàn áp dân chúng, bên ngoài, như ở Âu châu, đảng và nhà nước của Tập tìm cách dập tắt mọi phê phán. Âu châu đã phản ứng mạnh mẽ chống lại việc Tập muốn gây ảnh hưởng lên Âu châu, làm áp lực Âu châu hướng theo mô hình của Tàu. Các nước Âu châu đã phải khẳng định với Tập về sự khác biệt căn bản hệ thống chính trị của Tàu với các nền dân chủ Tây phương. Cũng như Tây phương tôn trọng tính phổ quát của nhân quyền còn Bắc Kinh thì vượt qua và mặc nhiên vi phạm nhân quyền, cụ thể như trong vụ đồng hóa người Duy Ngô Nhỉ, tiêu diệt Pháp Luân Công, bài trừ Thiên Chúa giáo, Phật giáo...

Theo ông Volker Perthes, Cố vấn Chính phủ Đức về vấn đề quốc tế, các nước Âu châu thấy rõ Bắc Kinh ngày càng làm áp lực mạnh lên Âu châu để khống chế Âu châu theo đường lối của họ nên đã phản tỉnh, chống lại nhà cầm quyền Tàu, không chỉ chống như khách hàng, chống lại thị trường lớn và xưởng sản xuất cho Âu châu, mà Âu châu chống Tàu vì thế địa-chính và tác nhân địa-kinh tế, kẻ thách thức với những giá trị truyền thống của Âu châu.

Theo kết quả thăm dò thì những cảm tình hay quan điểm tích cực đối với Tàu đã giảm mất rất nhiều từ năm rồi ở phần lớn các nước Âu châu. Ba chính đảng ở Thụy Điển đã đồng thanh lên tiếng yêu cầu chính phủ hãy trục xuất Đại sứ Tàu ở Stockholm về nước vì tên này đã dám hăm dọa công khai giới chức Thụy Điển, truyền thông và tổ chức nhân quyền. Họ kêu gọi các xí nghiệp Thụy Điển hãy quan tâm quan điểm của dân Thụy Điển mà rút khỏi Tàu, một xứ khủng khiếp.

Hồi tháng 3 năm rồi, lần đầu tiên, Ủy Hội Âu châu xác nhận Tàu là “một nước tranh chấp có hệ thống” tìm cách áp đặt lên Âu châu cách cai trị của họ, xóa bỏ hẳn các ý niệm dân chủ, tự do, nhân quyền truyền thống của Âu châu. Một diễn tiến khá xa vì trước đây là quan hệ thương mại cùng có lợi. Từ nay các nhà lãnh đạo Âu châu làm việc để đi đến một lập trường chung trước khi có chương trình họp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Tập với 27 nước ở Leipzig, Đức vào tháng 9 tới đây.

Với thái độ mới này, uu tiên tuyệt đối của Âu châu là tránh để bị Tàu dẵm chân. Nếu các nước khác cũng lần lược lấy thái độ cứng rắn đối với Tàu thì họ phải thay đổi cách ứng xử của họ. Sáng kiến “1 vành đai 1 con đường” chắc chắn sẽ phải xét lại, khó thực hiện vì hiện tình kinh tề Tàu đang suy thoái, nhà cầm quyền đánh mất lòng tin với cả thế giới, sự tăng trưởng toàn cầu suy giảm nặng. Món vũ khí coronavirus để đánh chiếm thế giới bị bể ngang. Ngoài ra ai dám chắc thanh niên Tàu sẽ không nổi lên vì bất mãn, chống lại đảng cộng sản, đòi thực thi dân chủ tự do như thanh niên Hồng Kông, như dân Đài Loan?

Trời phải thương những kẻ lương thiện chớ!

13.03.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo