Trúc Giang MN (Danlambao) - Tranh chấp ở Biển Đông là tranh chấp chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Cộng là đầu mối gây ra bất ổn trong khu vực. Trung Cộng tuyên bố có chủ quyền ở hai quần đảo nầy và vùng biển hình lưỡi bò ở Biển Đông.
Đối với Trung Cộng, Biển Đông là một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, vì đó là con đường để tàu ngầm của họ từ căn cứ Du Lâm, thuộc đảo Hải Nam, ra biển lớn, đồng thời giám sát tuyến đường hàng hải quốc tế nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương qua eo biển Malacca.
Ngoài ra, Biển Đông có một nguồn tài nguyên phong phú gồm các mỏ dầu khí và ngư trường dồi dào, vì thế Trung Cộng dùng vũ lực đánh chiếm, quấy phá, đe dọa, ngăn cản các dự án dầu khí mà Việt Nam đã hợp tác với các quốc gia khác.
Các tranh chấp gây căng thẳng làm bất ổn, đe dọa hòa bình, có thể tạo ra chiến tranh trong khu vực. Mười quốc gia trong tổ chức Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN=Association of Southeast Asian Nations) nổ lực tìm ra một giải pháp để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ổn định và hòa bình trong khu vực. Nghĩa là ngăn chặn những hành động bất chấp luật lệ quốc tế của chủ nghĩa bành trướng Hán tộc. Với chức vụ chủ tịch ASEAN, Việt Cộng không bao giờ thực hiện được sự đoàn kết của khối ASEAN để đạt được một bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Cộng.
Vì sao Trung Cộng buộc Việt Cộng phải giải quyết song phương?
Trung Cộng muốn cái gì thì được cái nấy. Làm gì có tranh chấp?
Trung Cộng muốn Việt Cộng công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của họ, thì Hồ Chí Minh tán thành ngay bằng công hàm ngày 14-9-1958.
Trung Cộng muốn đất thì có đất ngay, đất ở Ải Nam Quan. Trung Cộng muốn biển thì có biển ở Vịnh Bắc Bộ do Lê Khả Phiêu cống nạp. Trung Cộng muốn đảo ở Trường Sa thì có đảo Gạc Ma, Đá Chữ Thập, và các đảo khác, do Lê Đức Anh dâng nạp. Trung Cộng muốn có dầu khí thì có Nguyễn Phú Trọng mời vào hợp tác khai thác chung, đó là bước thứ hai của chiến lược Ba Bước Lấn Tới, để Trung Cộng chiếm toàn bộ Việt Nam.
Trên thực tế Việt Nam đang ở thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm.
Bọn Hán ngụy đã đặt Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm, kể từ Hội nghị Thành Đô năm 1990. Việt Nam hiện lệ thuộc vào Trung Cộng về tất cả mọi mặt. Bán chính thức cho dùng đồng nhân dân tệ của Tàu trên cả nước, dùng cờ 6 ngôi sao. Bật đèn xanh cho hai Hán nô Bùi Hiền và Hồ Ngọc Đại thực hiện Hán hóa chữ viết và văn hóa Việt Nam.
Hán ngụy Nguyễn Phú Trọng dâng cảng Hải Phòng và khu kinh tế Vân Đồn cho bọn khựa 99 năm. Lãnh đạo đảng phải qua Tàu trình diện cam kết trung thành với ông chủ khựa, trước khi đi Mỹ. Có bằng chứng về tên họ và ngày tháng đi Mỹ của các lãnh đạo đảng CSVN.
Việt Nam lệ thuộc Trung Cộng về kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự. Người Tàu di dân tạo những phố Tàu trên cả nước Việt Nam. Về chính trị thì Việt Cộng phải đưa cán bộ cao cấp sang thụ huấn ở Bắc Kinh.
Người Việt mất chủ quyền trên quê hương của mình. Năm 2015, tại Đà Nẵng có hai cửa hàng do người Tàu làm chủ, ngang ngược trương tấm bảng “Không bán hàng cho người Việt”.
Người Tàu xâm chiếm các công ty của người Việt bằng cách mua nhiều cổ phiếu để trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của công ty.
Ông Vương Gia Thụy, Trưởng ban đối ngoại Trung Cộng đã nêu bằng chứng Việt Nam đã sáp nhập vào Trung Cộng: “Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác chiến lược toàn diện. Cơ chế xã hội giống hệt như nhau. Con đường phát triển tương tự như một. Quan hệ hai bên ổn định, và cùng một mục đích phát triển chấn hưng sự nghiệp Xã Hội Chủ Nghĩa”. Tuy hai mà một.
Giải quyết song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông rất dễ dàng vì thân phận chủ Tàu, tớ Việt. Hơn nữa, năm 2011 Nguyễn Phú Trọng đã cử Hồ Xuân Sơn sang trình với Hồ Cẩm Đào là Việt Nam nhất quán chủ trương đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Cộng buộc Việt Cộng phải thi hành sự đồng thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước
a) Bắc Kinh muốn Hà Nội phải tuân theo sự đồng thuận của lãnh đạo hai nước.
Ngày 8-11-2019, dựa trên căn bản làm chủ Biển Đông, phát ngôn viên Tàu khựa, Cảnh Sảng, nói rằng: « Bắc Kinh muốn Hà Nội phải tôn trọng quyền chủ quyền, và quyền tài phán của Trung Quốc tại các vùng biển liên quan, không được hành động làm phức tạp tình hình và mất ổn định. Ông hy vọng rằng phía Việt Nam phải đối diện với thực tế lịch sử, giữ sự đồng thuận của lãnh đạo cao cấp hai nước.
b) Việt Cộng kiên quyết trấn áp việc tụ tập đông người
Ngày 30-6-2011, Tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham Mưu QĐ Trung Cộng đến VN, chỉ thị cho Hà Nội: "Phải xử lý một cách thích đáng, và hướng dẫn công luận và tình cảm dân chúng một cách đúng đắn, không để biểu tình xảy ra, không để đa phương hoá và quốc tế hoá vấn đề Biển Đông".
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, cam kết: "VN kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người với tinh thần không để cho sự việc tái diễn. Tình yêu nước của một số người dân đã bị các thế lực thù địch lợi dụng, gây nên những vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, và trật tự xã hội. VN luôn luôn chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp song phương; cảnh giác trước những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, gây chia rẽ tình đoàn kết giữa Việt Nam và Trung Quốc".
Một quốc gia độc lập không phải cúi đầu vâng lời một quốc gia khác. Cam kết “không để cho sự việc tái diễn” có nghĩa là “xin chừa, từ nay xin chừa” của kẻ bị phạt, cho thấy sự phục tùng của một quốc gia lệ thuộc một quốc gia khác. Quyền tự chủ còn đâu?
c). Trung Cộng đưa công hàm Hồ Chí Minh ra thì Việt Cộng cứng họng
Trong biện pháp song phương Việt-Trung, Trung Cộng đưa công hàm Hồ Chí Minh do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký tên, công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng, thì Việt Cộng cứng họng.
Những lời tuyên bố và những bằng chứng cụ thể như sau:
Ung Văn Khiêm tuyên bố: "Thứ trưởng ngoại giao Ung văn Khiêm nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".
Lê Lộc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao VN, Hoàng Tùng, Trưởng Ban Tư tưởng TW đảng CSVN. Sách địa lý, báo Nhân Dân, Cục Đo Đạc, báo Sài Gòn Giải Phóng đồng loạt công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
Như trên cho thấy không phải chỉ một Phạm Văn Đồng công nhận HS/TS là của Trung Cộng, mà cả Đảng và Nhà nước CSVN từ trên xuống dưới, đã có cùng một chủ trương bán nước cho Tàu Cộng.
Sự thật rành rành như thế. Vô phương chối cãi. Bút sa gà chết! Há miệng mắc quai.
d) Há miệng mắc quai, bút sa gà chết
Ngày thứ hai 9-6-2014, tại LHQ, hãng tin AP tường thuật việc Phó Đại sứ Trung Cộng, Vương Minh, yêu cầu Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon chuyển đến 193 thành viên của tổ chức nầy, văn kiện chứa “những tài liệu mà Việt Nam lâu nay đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa”.
Rõ ràng là Trung Cộng dùng công hàm Phạm Văn Đồng và những lời tuyên bố của các lãnh đạo đảng công nhận HS/TS là của Trung Cộng để chứng minh chủ quyền của họ ở Biển Đông.
Phạm Văn Đồng ký ngày 14-9-1958, bút sa gà chết. Giấy trắng mực đen con dấu “màu đỏ” còn sờ sờ trước mắt. Ngụy biện cách mấy cũng vô phương chối cãi.
Hồ Chí Minh là "cha già dân tộc" từ lúc 50 tuổi, chớ đâu có phải tên cà lơ phát phơ, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, đá cá lăn dưa, bỏ vợ từ con đâu, mà công hàm không có giá trị?
e). Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ ranh giới quốc gia.
Hồ Chí Minh chỉ trích chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tiến lên thế giới đại đồng. Khi viếng đền Kiếp Bạc, thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cha nội đó tự nhận là bạn của Đức Thánh Trần, viết bài thơ Vịnh Đền Kiếp Bạc như sau:
"Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng,
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mạng đã thành công."
Cha nội nầy tuyên bố lếu láo, không biết trời cao đất rộng, tự cho mình có quyền lực làm thay đổi thế giới, loài người. Thật là ngông cuồng.
Ngày 5-6-1911, tại bến tàu Nhà Rồng, Sài Gòn, một anh tên Ba xin được xuống làm bồi dưới tàu Amiral La Touche – Tréville của thực dân Pháp. Được giao nhiệm vụ làm sạch sẽ nhà bếp và nhà vệ sinh, nói đơn giản cho dễ hiểu là lau chùi cầu tiêu, thế mà tự nhận mình “Tôi dắt năm châu đến đại đồng”. Đại đồng là cả thế giới, 5 châu, 4 biển gộp lại thành một, không còn ranh giới quốc gia của “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”.
Ngông cuồng trở thành điên cuồng, thất học.
Hiện nay, biên giới Việt-Trung mở cửa cho người Tàu tự do qua Việt Nam như qua một tỉnh ở nội địa Trung Quốc.
Nguyễn Phú Trọng cam kết công nhận công hàm Hồ Chí Minh
Ngay sau khi được “đắc cử” vào chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, ngày 25-6-2011, Nguyễn Phú Trọng cử Thứ trưởng Ngoại giao, Hồ Xuân Sơn, làm đặc sứ sang Tàu cầu phong, gặp Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc Vụ viện TQ. (Quốc Vụ viện là chính phủ. Ủy viên Quốc vụ viện có quyền lực cao hơn bộ trưởng, và dưới quyền phó thủ tướng). Hồ Xuân Sơn trình lên Hồ Cẩm Đào quan điểm, lập trường của Việt Nam, đồng thuận 3 điểm như sau:
a. Đồng thuận giải quyết song phương về Biển Đông
b. Đồng thuận thi hành “định hướng dư luận” (Cấm biểu tình và mọi hình thức chống Trung Cộng khác).
c. Đồng thuận công nhận công hàm ngày 14-9-1958 của Hồ Chí Minh do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký tên.
Ngày 12-9-2018, Tân Hoa Xã đưa tin là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa: “Việt Nam luôn luôn đặt ưu tiên hàng đầu trong hợp tác chiến lược toàn diện mà lãnh đạo hai bên đã đồng thuận”.
Trung Cộng ra lịnh cho Việt Cộng "định hướng dư luận"
Định hướng dư luận là cấm người dân bày tỏ phản đối chống những hành động côn đồ của Trung Cộng ở Biển Đông. Cụ thể là cấm những cuộc biểu tình yêu nước, cấm những bài viết kêu gọi chống ngoại xâm. Cấm tất cả những hình thức thể hiện HS/TS là của Việt Nam. Cấm luôn hai chữ “NO U”. Chữ U chỉ vùng biển hình lưỡi bò giống chữ U, hay đường 9 đoạn.
1. Cấm sinh viên yêu nước biểu tình.
Nhà nước Việt Cộng gởi công văn đến các trường đại học và cao đẳng, cấm sinh viên biểu tình yêu nước. Các phòng, ban và ký túc xá có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo kịp thời. Sinh viên biểu tình bị đuổi học và không cho việc làm.
Các trí thức và tướng lãnh nghỉ hưu phản đối vụ việc, cho rằng vi phạm hiến pháp.
2. Việt Cộng trấn áp người biểu tình yêu nước.
Ngày 21-8-2011, hàng chục người tụ tập tại Hồ Gươm, trương biểu ngữ bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải quốc gia, thì bị công an bắt trọn bộ, 11 người bị giam giữ trong đó có chị Bùi Thị Minh Hằng, anh Nguyễn Tiến Nam, Trịnh Hữu Long, Phương Bích, Nguyễn Quang Thạch, và anh Ngô Duy Quyền (Chồng của luật sư Lê Thị Công Nhân).
Trong năm 2015, có ít nhất 45 nhà hoạt động nhân quyền và blogger bị nhân viên mặc thường phục và côn đồ đánh đập. Trong số đó có: Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, J.B Nguyễn Hữu Vinh, Trần Thị Nga, Nguyễn Chí Tuyến, Trịnh Anh Tuấn, Đinh Quang Tuyến, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Chu Mạnh Sơn, Đinh Thị Phương Thảo, Tạ Trí Hải, Trần Minh Nhật và Nguyễn Văn Đài, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy…
3. Nguyễn Phú Trọng tuyên bố “Không ai có thể chọn láng giềng được”
Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Ta phải ăn đời ở kiếp với Trung Quốc, xúc đất đổ đi được không?. Không ai có thể chọn láng giềng được”.
Ngụy biện trơ trẻn.
Chính văn nô Tố Hữu của đảng CSVN không những chọn láng giềng tốt, mà còn chọn quê cha đất tổ của Việt Nam nữa:
“Bên nây biên giới là nhà
Bên kia biên giới cũng là quê hương”.
Trong khi ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển của mình mà bị bọn Tàu Cộng bắt bớ, đánh đập, bắn giết và cướp tài sản, thì Việt Cộng không biết ngượng mồm, luôn luôn ca ngợi 16 chữ vàng và 4 tốt.
4 tốt. Láng giềng tốt. Bạn bè tốt. Đồng chí tốt. Đối tác tốt.
16 chữ vàng. Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai.
Đề nghị các đồng chí lãnh đạo thành khẩn tự soi rọi lại mình, xem có bao nhiêu lần ca ngợi láng giềng tốt? Không những ca ngợi bằng cái miệng mà còn dùng cái tay ký những văn bản bán nước và nịnh bợ Trung Cộng.
Nguồn gốc 16 chữ “vàng”.
Năm 1991, Giang Trạch Dân đưa ra “Phương châm 16 chữ” (Thập lục tự phương châm. (Không có chữ “Vàng”) và 4 tốt, làm kim chỉ nam để Việt Cộng tiến hành việc sáp nhập vào nước mẹ.
Để tỏ lòng dạ trung thành, Lê Khả Phiêu xem “16 chữ phương châm” là quý báu như ngọc như ngà, như vàng như bạc, nên trân trọng đặt thêm chữ “Vàng” để trở thành “16 chữ vàng”.
"Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan" nghĩa là sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh, được dịch là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".
Vua bịp nói chuyện với dân ngu khu đen
Ngày 2-7-2014, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố với cử tri quận Tây Hồ: “Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ trái phép, chúng ta khẳng định chủ quyền và đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa”.
Cử tri Phạm Văn Tá đề nghị “Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện các biện pháp mạnh mẽ. Yêu cầu Trung Quốc không được vi phạm chủ quyền Việt Nam. Chúng ta giảm bớt chi tiêu, giảm bớt hội họp không cần thiết, để dành tiền hỗ trợ ngư dân bám biển. Tuyên truyền làm cho Trung Quốc nhận ra lẽ phải, biết việc họ đang làm là xấu xa, mà phải rút lui”. (Bản tin của báo Tuổi Trẻ ngày 3-7-2014). Trên đài VOA, ngày 5-3-2019, blogger Nguyễn Hùng cũng nêu ra bài có tựa đề “Tổng Bí thư-Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, tranh đấu để lấy lại Hoàng Sa”.
Lấy lại Hoàng Sa là lấy cái gì? Lấy bằng phương tiện nào? Việt Cộng có dám chơi tay đôi bằng súng đạn với Trung Cộng ở Hoàng Sa hay không?
Trên thế giới nầy, không có một tổ chức hay cơ quan quốc tế nào có thể trục xuất người Tàu đang sinh sống ở thành phố Tam Sa thuộc Hoàng Sa cả.
Lấy lại Hoàng Sa là mò trăng đáy nước. Vua bịp.
“Tuyên truyền làm cho Trung Quốc nhận ra lẽ phải mà phải rút lui” đó là não trạng hẹp hòi của dân ngu cu đen.
Lại có một ông Việt Cộng tuyên bố ẩu - “Nhất định phải đòi lại Hoàng Sa”.
Trong buổi họp đối thoại về khoa học công nghệ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tuyên bố: “Hoàng Sa là của Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa, và nhất định chúng ta phải đòi lại. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi được, thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại”.
Tuyên bố ẩu.
a). “Đời tôi, đời các bạn chưa đòi được”
Cha nội nầy nói ẩu. Bà con thử đi tìm xem có bao giờ đảng của ông ấy, nói trực tiếp với quan thầy Tàu Cộng, đòi lại chủ quyền Hoàng Sa. Ví dụ như “Xin các đồng chí vĩ đại, làm ơn, làm phước trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho cho chúng con”. Trung Cộng nói Việt Nam là đứa con hoang đàng (Prodigal son).
Đốt đuốc đi tìm đỏ con mắt cũng không bao giờ thấy cả, chỉ thấy có tung hô 16 chữ vàng và 4 tốt mà thôi.
Tàu Cộng vốn coi Việt Cộng là đứa con hoang đàng của họ.
Ngày 27-6-2016, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) đưa tin: “Ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) sang Việt Nam để thúc giục đứa con hoang đàng trở về nhà” (Chinese Media: “In Vietnam, Yang calls the prodigal son to return home)
Đã không đòi lại, trái lại còn dâng thêm lãnh thổ cho quan thầy, cụ thể là Nguyễn Phú Trọng cống nạp cảng Hải Phòng và đặc khu (kinh tế) Vân Đồn cho bọn Tàu 99 năm.
b). Nước đã bán hết rồi, còn gì nữa đâu mà đòi.
“thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại”.
Cái gene bán nước di truyền từ thời Hồ Chí Minh đến Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Phú Trọng, nước đã bán hết rồi, còn gì nữa đâu mà đòi lại?.
Hiện nay, người Tàu tràn ngập trên đất nước nầy, những khu phố Tàu có mặt khắp nơi. Chỉ riêng một tỉnh ở Tây Nguyên mà đã có 3,000 trẻ lai Tàu sanh ra ở Việt Nam, tại xã Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, nơi mà có 10,000 công nhân Tàu tại khu vực sản xuất bauxit.
Đồng chí Đại tướng đệ nhất bán nước được làm lễ quốc tang
Đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh chết ngày 22-4-2019, tang lễ được tổ chức theo nghi lễ quốc tang. Cả nước treo cở rủ hai ngày.
Hành động chưa từng thấy trong lịch sử là “Ra trận cấm nổ súng”. Kết quả là đảng CSVN đã dâng đảo Gạc Ma, Đá Chữ Thập và 6 đảo, bãi đá trong vùng biển Trường Sa kể từ ngày 14-3-1988, gọi là đại chiến Trường Sa. Ông tướng nầy lót đường cho Trung Cộng có mặt ở Trường Sa. “Ra trận cấm nổ súng” đã giết chết 64 bộ đội của ông.
Hạ sĩ Nguyễn Văn Luyện, vai mang súng AK, tay cầm cờ đỏ sao vàng bị tên Tàu Cộng giật cờ và dùng lưỡi lê đâm chết. Thiếu úy Trần Văn Phương, cũng mang vũ khí cá nhân (súng AK), chạy ra giật cờ lại thì ăn một loạt đạn cũng AK.
Có câu hỏi: “Hùm chết để da, Lê Đức Anh chết để lại cái gì?”
Bắt thang lên hỏi ông trời
Thằng Lê bán nước có đòi được không?
Trời rằng nhất quán phải xong
Tru di tam tộc hết loài Hán gian.
Phạm Bình Minh tuyên bố mị dân
Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, nói với Ngoại trưởng Vương Nghị như sau: “Chủ trương của Việt Nam là giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Rõ ràng là nói tầm bậy. Như đàn khải tai trâu.
Trung Cộng dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, chà đạp luật quốc tế thì làm gì có sự tuân thủ luật pháp quốc tế?, nhất là tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982?. Làm gì có tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, trong khi quan hệ Việt-Trung là quan hệ “chủ, tớ.”? Biết rằng giải pháp đó tào lao, trớt quớt, nhưng phải nói để lừa bịp người dân.
Thế mà chủ trương giải pháp tranh chấp chủ quyền bằng biện pháp hòa bình thì thật là thiếu hiểu biết. Không biết người, không biết ta, thì thật là có chỉ số thông minh IQ rất khiêm nhường, ở mức khoảng 60. (IQ=Intelligent quotient, người có trí khôn trung bình là 100). Người có IQ cao nhất thế giới (IQ=225) là Christopher Hirata, Hoa Kỳ. Năm 22 tuổi lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Princeton. Giáo sư dạy vật lý thiên văn ở Học viện Công nghệ CIT, California.
Một giải pháp hòa bình nữa là kiện ra tòa án quốc tế, thế mà Việt Cộng lại không dám kiện Tàu Cộng. Sợ Trung Cộng đến nổi không dám nói tên Trung Cộng là người gây rối ở Biển Đông.
Philippines đã kiện Trung Cộng ra tòa Trọng tài Thường trực PCA (PCA=Permanent Court of Arbitration) trụ sở ở The Hague (Hòa Lan).
Ngày 12-7-2016 tòa PCA tuyên bố Trung Cộng không có cơ sở pháp lý nên không có chủ quyền ở vùng biển hình lưỡi bò. Tòa án không có biện pháp chế tài nên Trung Cộng coi phán quyết đó như pha, không có tác dụng gì.
Cùng một “cụm từ” mà hai quan điểm khác nhau nên rất khó giải quyết.
Cụm từ: “Bảo vệ ổn định, an ninh và hòa bình, tránh những hành động làm phức tạp tình hình, gây xáo trộn, có thể gây ra xung đột vũ trang đưa đến chiến tranh ở Biển Đông và khu vực”.
Với chủ quyền “lịch sử”, Trung Cộng tố cáo, chính Việt Cộng là quốc gia cướp đảo của họ, gây xáo trộn, xâm phạm chủ quyền của Trung Cộng, tạo ra mất ổn định, đe dọa hòa bình trên Biển Đông.
Với Công Ước LHQ về Luật Biển năm 1982, Việt Cộng tố cáo “Nước lạ”, Trung Cộng là quốc gia tạo ra phức tạp tình hình, gây bất ổn có thể xảy ra chiến tranh ở Biển Đông.
Quan điểm của Trung Cộng
Trung Cộng tự cho rằng họ có chủ quyền lịch sử của vùng biển hình lưỡi bò, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chiếm 90% diện tích của Biển Đông.
Tập Cận Bình khẳng định: “Hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc không thể tranh cãi được”.
“Chủ quyền lịch sử” của Trung Cộng không có liên hệ gì tới Công Ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Công ước LHQ 1982 áp dụng cho các quốc gia ven biển bằng cách dùng chiều dài trên biển đo bằng hải lý, để xác định các vùng biển của các quốc gia đó có chủ quyền.
Chủ quyền “trời cho” của Trung Cộng bao gồm “quyền chủ quyền” tức là quyền làm chủ các tài nguyên biển như dầu khí, ngư trường. Ngoài ra còn có “quyền tài phán” tức là quyền bắt giữ, đưa ra tòa án xét xử.
Dựa vào chủ quyền trời cho, Trung Cộng ra lịnh cấm đánh bắt cá 3 tháng mùa hè, để các loài thủy sản sinh đẻ.
Ngư dân Việt Nam vi phạm lịnh cấm thì bị bắt giữ, tịch thu dụng cụ hành nghề, tài sản và giam giữ đòi tiền phạt. Nếu ngư dân Việt Nam bỏ chạy, thì bị bắn cháy tàu kể cả cháy người. Trong thời gian qua đã có rất nhiều vụ ngư dân Việt Nam bị chết như thế.
Ngày 5-3-2020, Trung Cộng công bố, đã có 311 tàu cá Việt Nam đã xâm nhập vào lãnh hải và khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ ở Biển Đông. Đó là đánh cá bất hợp pháp và làm gián điệp.
Thực hiện “quyền chủ quyền” tức là quyền làm chủ tài nguyên biển, cụ thể là các mỏ dầu khí, Trung Cộng ngăn cản, phá rối hai tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là tàu Bình Minh 2 và tàu Viking. Tàu Trung Cộng đã cắt dây cáp dẫn tín hiệu của máy thăm dò đặt ở đáy biển đưa tính hiệu lên màn hình trên tàu. Ngoài ra, tàu cá của dân quân biển Trung Cộng bao vây, quấy rối công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Trung Cộng đã tổ chức 50 ngàn tàu cá có trang bị những máy móc phục vụ cho việc thu thập tin tình báo, phá sóng, liên lạc, hiện diện trên biển để xác định chủ quyền của họ. Số dân quân biển nầy có từ 350 ngàn đến 500 ngàn người, được huấn luyện để thực hiện công tác theo nhu cầu.
Tóm lại, căn cứ vào chủ quyền trời cho nầy, Trung Cộng tố cáo Việt Nam đã cướp các đảo của họ, nên chủ trương “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ”. (Tức là giết bọn giặc cỏ Việt Nam để làm lễ tế cờ trong trong cuộc chiến thu hồi Nam Sa). Việt Nam chính là kẻ gây phức tạp tình hình, tạo ra bất ổn có thể đưa tới chiến tranh trong khu vực.
Quan điểm của Việt Cộng
Việt Cộng dựa vào Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 để xác định lãnh hải 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnh hải 24 hải lý tính từ bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa là 350 hải lý, là vùng biển của Việt Nam tính từ bờ biển ra.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng, “nhất quán” tuyên bố: “Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử, khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Bà phát ngôn đồng tính nầy ăn nói hổn láo, dám sửa lưng bác Hồ vô vàn kính yêu, vì bác đã công nhận 2 quần đảo HS/TS thuộc về Trung Quốc, công hàm đề ngày 14-9-1958, đóng dấu, ký tên đàng hoàng.
Tóm lại, căn cứ vào chủ quyền của Công ước LHQ 1982, thì Việt Nam tố cáo “nước lạ” chính là người đã gây xáo trộn, làm phức tạp tình hình, gây bất ổn, đe dọa an ninh và hòa bình ở Biển Đông. Việt Cộng hèn đến nổi Phạm Bình Minh không dám nói tên Trung Quốc là quốc gia đã gây bất ổn, trong khi ông trình bày tại Đại Hội Đồng LHQ.
Trung Cộng căn cứ vào chủ quyền “trời cho” nên cáo buộc Việt Nam là kẻ gây phức tạp tình hình, gây bất ổn, đe dọa an ninh và hòa bình ở Biển Đông.
Trái lại, Việt Nam căn cứ vào Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) để cáo buộc Trung Cộng chính là thủ phạm gây ra mọi mọi sự bất ổn ở Biển Đông. Cùng một cụm từ mà hai quan điểm khác nhau là như thế.
Việt Cộng bị mắc kẹt về công hàm bán nước của Hồ Chí Minh năm 1958. Thêm vào đó, đã có những văn bản bán nước của các lãnh đạo đảng CSVN, và cụ thể nhất là những cam kết và hành động bán nước của Nguyễn Phú Trọng như hiện nay.
Việt Nam làm chủ tịch ASEAN
Kể từ ngày 1-1-2020, Việt Nam làm chủ tịch luân phiên của tổ chức Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN=Association of Southeast Asian Nations) nhiệm kỳ 2020-2021.
Việt Nam chọn chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” (Cohesive and Responsive). Để thực hiện chủ đề nầy, Việt Nam nêu ra 5 ưu tiên lớn là “Tăng cường đoàn kết. Thống nhất ASEAN. Nâng cao khả năng thích ứng. Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển”.
Hai ưu tiên quan trọng là tăng cường đoàn kết và thống nhất ASEAN.
Khối ASEAN bị chia rẽ bởi Trung Cộng
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á có 10 thành viên: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Myanmar, Việt Nam, Brunei, Campuchia, Lào. Mục đích của khối nầy là liên kết về chính trị và kinh tế, văn hóa…
Mục tiêu chủ yếu của ASEAN hiện nay là nỗ lực hoàn tất bộ quy tắc ứng xử COC. (COC=Code of Conduct) giữa ASEAN và Trung Cộng. Mục đích là tránh những hành động gây phức tạp tình hình, đe dọa an ninh và hòa bình trên Biển Đông.
Ba quốc gia trong khối ASEAN là “đồng minh truyền thống” của Trung Cộng, đó là Campuchia, Lào và Myanmar (Miến Điện). Trung Cộng mua chuộc các nước nầy bằng cách viện trợ tài chánh, cho vay nhẹ lãi, xây tặng những công trình lớn, giúp đỡ nâng cao các cơ sở hạ tầng như trường học, bịnh viện, cầu đường…
Thái Lan, Singapore, Brunei, vì quyền lợi riêng nên không muốn ra mặt chống đối Trung Cộng.
Vì thế, từ mấy chục năm nay, ASEAN không đưa ra một đồng thuận nào buộc Trung Cộng phải công nhận và tuân thủ luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS=United Nations Covention on the Law of the Sea). Công ước nầy quy định các vùng biển của các nước ven biển, đó là lãnh hải (12 hải lý), vùng tiếp giáp lãnh hải (24 hải lý tính từ bờ biển), vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa (350 hải lý tính từ bờ biển).
Việt Nam sẽ thất bại trong việc tạo đoàn kết của khối ASEAN
Với khẩu hiệu “Gắn kết”, Việt Nam nỗ lực tạo sự đoàn kết trong nội bộ của khối ASEAN. Trước mắt là thấy Việt Nam sẽ thất bại, không cần phải đợi đến kết thúc nhiệm vụ mới đánh giá được. Việt Cộng không có đủ mọi điều kiện cạnh tranh với Trung Cộng để kéo 3 quốc gia nói trên trở về với ASEAN thuần túy như lúc ban đầu.
Bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Cộng
Mục tiêu chủ yếu và quan trọng nhất của khối ASEAN là đàm phán với Trung Cộng để thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử (COC) mục đích tránh những hành động có thể gây ra bất ổn, đe dọa hòa bình trong khu vực.
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, các tập đoàn, đại công ty, đều có một bộ quy tắc ứng xử, xem như nội quy của công ty. Các thành viên họp lại, đồng ý thống nhất những điều khoản để điều hành và xử lý các tranh chấp. Đó là bộ quy tắc ứng xử của công ty. Nó không có liên hệ trực tiếp nào với luật pháp quốc gia cả.
Hai bước để hoàn thành một bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Cộng và khối ASEAN
- Bước một là tạo đoàn kết trong nội bộ ASEAN.
Với vai trò chủ tịch của ASEAN, Việt Nam chắc chắn sẽ thất bại trong việc tạo lập một khối ASEAN thống nhất, đoàn kết theo như chủ trương mà khối nầy đề ra là liên minh chính trị và kinh tế.
Với sự đánh phá của Trung Cộng, ASEAN hiện nay chỉ là một đống cát rời. Việc đoàn kết chống những hành động gây hấn của Trung Cộng chỉ là một ảo tưởng.
Trong phiên họp thượng đỉnh ASEAN năm 2016, khối nầy không ra được một tuyên bố chung vì Campuchia phản đối Malaysia dùng những lời lẻ cứng rắn đối với Trung Cộng.
Hồi năm 2012, lần đầu tiên tổ chức nầy không đưa ra bản tuyên bố chung được do Campuchia phản đối.
Một nhà ngoại giao nói với AFP “Vấn đề không cần phải theo phe phái nào, mà chỉ cần một nước phản đối thì không có sự đồng thuận”.
- Bước hai là đàm phán với Trung Cộng để hoàn thành bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Tranh chấp ở Biển Đông là tranh chấp chủ quyền biển đảo. Biển Đông là một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với Trung Cộng, vì đó là con đường để tàu ngầm của họ ở căn cứ Du Lâm, thuộc đảo Hải Nam, ra biển lớn, đồng thời giám sát tuyến đường hàng hải quốc tế nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua eo biển Malacca, kể cả tài nguyên biển và ngư trường phong phú.
Chừng nào khối ASEAN đoàn kết lại được, chừng nào Trung Cộng từ bỏ chủ quyền của họ ở Biển Đông, thí chừng đó sẽ có bộ quy tắc ứng xử.
Tuy nhiên, ASEAN vẫn chia rẽ, Trung Cộng không dại gì tự trói tay chịu chết để giả từ chủ quyền vùng biển hình lưỡi bò, thì việc đi tìm một bộ quy tắc ứng xử giữa Asean và Trung Cộng chỉ là một ảo tưởng.
Ngoài việc nội bộ ASEAN chia rẽ, còn có hai nước xé lẽ làm cho ASEAN tan nát, đó là Việt Nam và Philippines, chủ trương hợp tác song phương với Trung Cộng, một điều mà Trung Cộng mong muốn và hoan nghênh.
Kết luận
Cộng Sản Việt Nam có hai bộ mặt, bộ mặt thật là bộ mặt bán nước, được giấu kín, cụ thể là các cơ quan truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ. Báo lề đảng, hay báo quốc doanh, chỉ được đăng những gì mà Ban Tuyên giáo Trung ương cho phép.
Bộ mặt thứ hai là bộ mặt mị dân, lừa bịp. Miệng tuyên bố hùng hồn lắm, ví dụ như Đảng sẽ lấy lại Hoàng Sa, thế mà tay ký lia lịa những văn bản bán nước. Không những "lấy lại" mà còn dâng thêm cảng Hải Phòng và đặc khu Vân Đồn.
Bản hiến pháp xác định các quyền tự do công dân, thế mà đảng tổ chức cho bọn côn đồ, xã hội đen đánh dập người dân yêu nước, ngay cả trẻ em cũng bị đánh phun máu đầu.
Một Tổng giám đốc người Nhật nói chuyện với hàng chục quan khách Việt Nam: “Tôi nghĩ Việt Nam là một thuộc địa của Trung Quốc. Việc âm thầm di dân vào Việt Nam là một bước nhỏ tạo bàn đạp cho người Trung Quốc đồng hóa Việt Nam. Bắc Kinh nắm Hà Nội trong tay”.
Ông Tổng giám đốc kết luận: “Lo lắng cho số phận một quốc gia”. Người Nhật lo lắng, nhưng người Việt thì vô tư thờ ơ.
28.03.2020