Bảo Giang (Danlambao) - Bán đất nhà người, chuyện nghe ra rất lạ, nhưng thật ra không lạ một tý nào. Đặc biệt, khi sống ở trong các nước cộng sản, người ta sẽ hiểu việc “ bán đất nhà người”, được các nhà nước cộng sản quy định và thực hiện sách lược chủ yếu này ra sao:
a. Đối nội: Thường thì nhà nước cướp những thứ mình không có bằng phương cách “cưỡng chế”, hay “quy hoạch” để thu tóm tài sản, ruộng vườn, nhà cửa của người dân vào tay giai cấp thống trị.
b. Đối ngoại: Khi đủ mạnh thì đi chiếm đoạt, chế ngự, tước đoạt chủ quyền của các nước cộng sản nhỏ láng giềng. Hai sách lược này là bất di bất dịch, đời đời không bao giờ thay đổi trong cơ chế của CS!
Thật vậy, khi cộng sản Sô Viết chưa sụp đổ, tất cả các nước láng giềng của Liên Sô như Ba Lan, Hungary, Romania... Nói chung là khối Đông Âu, trên danh nghĩa là những quốc gia có chủ quyền riêng biệt, nhưng thực tế, họ lại không được hành sử cái quyền có chủ quyền thuộc quốc gia của mình. Trái lại, mọi sách lược, đường lối của các nước này phải tuyệt đối thi hành theo chủ trương của Liên Sô đề ra.
Khi Ba Lan, Hungary, Romania muốn ngắm nghé nhìn qua Tây phương (dù là mua miếng bánh mỳ) là Liên Sô tự cho mình cái quyền trịch thượng. Đưa quân đội tràn qua chiếm đóng và lập lại cái thế cộng sản thuần thành theo ý của Liên Sô. Việc làm của Liên sô, một mặt là chà đạp chủ quyền của các nước cộng sản trong khối, mặt khác là nghênh ngang thách đố cái sức mạnh và lý lẽ nhân bản của tây phương. Ta đưa quân đi chiếm đóng Ba Lan, Rumani... đấy, ai làm gì được ta nào? Trước cảnh hung hãn này của Liên Sô, Tây phương đứng nhìn cho vui, và các nước cộng sản khác thì như con chuột đã nằm trong vòng tay con mèo đói.
Tuy thế, trong suốt 80 năm “môi hở răng lạnh” của cộng sản, thế giới lại không được chứng kiến cảnh “cưỡng chế” hay “quy hoạch” được Liên Sô đem ra áp dụng với Trung cộng. Và dĩ nhiên, Mao Trạch Đông cũng... ngại, không dám đè lên chủ quyền của Liên Sô. Lý do thật dể hiểu. Cả hai tên cộng sản này đều ” tám lạng nửa cân”, không bên nào khả dĩ đấm gục đối phương, nên tự nhiên là phải cắn răng lại mà giữ lấy hòa khí! Nay Liên sô đã không còn, CSVN không còn cách đu giây giữa Liên Sô và Trung cộng. Theo đó, việc CSVN bị Trung cộng tước đoạt chủ quyền chỉ là chuyện trong sớm tối, phải đến!
Đó là chuyện “đối ngoại” thuộc khối cộng sản quốc tế. Phần mỗi quốc gia bị cộng sản chiếm đóng thì tự hành xử ra sao?
Rõ ràng ai cũng biết, từng chi tiết, từng bước nhảy vọt lớn, nhỏ trong sách lược cưỡng chế, quy hoạch, tịch thu ruộng đất tài sản của nhân dân thuộc các nước cộng sản hầu như đều giống nhau, nên tôi không viết lại ở đây nữa. Riêng ở Việt Nam, ngoài chuyện quy hoạch, cưỡng chế, người người đều biết, nhà nhà đều hay (biết đây là nhìn tận mắt, nghe tận tai, sờ tận tay chứ không phải bằng những bài viết trên báo chí của nhà nước), tất cả mọi người Việt Nam còn biết rõ việc chúng rất tài tình trong cách đứng ra “bán đất nhà người” như thế nào.
Trước hết, Hiệp định Geneve ký vào ngày 20-7-1954 như một nhát dao, hơn là một hiệp định buồn thảm đã phân chia nước Việt Nam ra làm hai phần đất riêng biệt. Từ đó, tổ quốc Việt Nam vừa thoát nạn Pháp đô hộ, nay đã phải bị chia cắt ra thành hai quốc gia với nền hành chánh, pháp lý và chế độ chính trị hoàn toàn khác nhau. Một bên buộc theo khối cộng sản. Một bên đứng về phía Tự Do.
Từ đây, theo căn bản của Công Pháp Quốc Tế, đây là hai quốc gia riêng biệt, không nước nào được xâm phạm chủ quyền về lãnh thổ và cai trị của đối phương. Giống như Đông và Tây Đức. Ngoại trừ trường hợp cả hai chính phủ và người dân cả hai bên cùng tự tổ chức trưng cầu Thống Nhất để hợp thức hóa hệ thống chính trị và địa dư chung. Sở dĩ có điều khoản này là vì hệ thống pháp lý của đôi bên hoan toàn khác biệt, nếu như không muốn nói là chống đối nhau:
1. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Phần lãnh thổ, lãnh hải và dân số của Việt Nam ở phía bắc, từ ải Nam Quan đến bờ bắc sông Bến Hải, nằm trên vĩ tuyến 17, do Hồ Chí Minh và CS xử lý. Từ đây, Việt Minh (tên gọi cộng sản VN lúc bấy giờ) đã xây dựng cơ sở, đặt các hệ thống công quyền theo chế độ cộng sản trên phần đất này và được gọi là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
2. Nước Việt Nam Cộng Hòa
Nửa phần lãnh thổ, lãnh hải và dân số của Việt Nam nằm từ phía nam bờ sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu, do ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Tại phía nam bờ sông Bến Hải này, ông Ngô đình Diệm và quân dân miền Nam đã kiến nghiệp và xây đựng đất nước theo thể chế Cộng Hòa. Trước hết, chính phủ đã thu hồi chủ quyền của đất nước bao gồm phần đất liền, cũng như các hải đảo từ tay của thực dân Pháp, trong đó bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nằm cách bờ đất liền khoảng 200 hải lý. Thứ hai, bãi bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến còn di truyền tại miền nam. Từ đó, miền nam Việt Nam trên trường Quốc Tế là một quốc gia Độc Lập với tên gọi chính thức là nước Việt Nam Cộng Hòa.
Trong thời phân tranh này, cả hai nước đều giữ tên gốc chung là Việt Nam. Mỗi bên đều được một số quốc gia trên thế giới xác minh, công nhận là một quốc gia có chủ quyền, tự trị, độc lập, để họ giao thương với. Tuy nhiên, vào thời điẻm ấy, cả hai đều không phải là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, dù cả hai đã xin tư cách thành viên nhiều lần. Miền nam Việt Nam được nhiều nưóc trên thế giới công nhận hơn, nhưng vẫn không có tư cách thành viên của Liên Hiệp Quốc vì bị Nga và Tàu là thành viên thường trực của tổ chức chống đối việc gia nhập của Việt Nam Cộng Hòa. Phía miền bắc cũng không có ngoại lệ đối với các nước trong khối Tự Do.
Qua việc phân định lằn ranh tạm thời như thế, không cần phải nói thêm, mọi người đều biết, tất cả những gì thuộc về bờ phía bắc sông Bến Hải ra đến ải Nam Quan là bờ cõi của Việt Nam mà tạm thời đảng CSVN đang trấn đóng. Dĩ nhiên, nhất thời họ cũng có trách nhiệm phải bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc và bảo vệ người dân Việt Nam trên phần đất này (nếu họ muốn). Hoặc giả, họ cũng có thể đem bán tống, bán tháo phần đất ấy cho cộng sản quốc tế theo cái thuyết Tam vô mà họ đã theo đuổi.
Ở trong trường hợp họ mang bán đi, chưa chắc gì người miền Nam làm gì được họ (thực tế đã chứng minh như thế), bởi lẽ, cái bản hiệp định kia đã trao cho họ cái quyền quản lý trên phần đất ấy. Và họ đang có trong tay những con dao mã tấu hảo hạng của Nga - Tàu đè ấn xuống trên cổ người dân đất bắc, là những người có công quyền làm việc đó, để không một ai dám phản kháng.
Thật vây, sợ biến, Hồ chí Minh đã ra tay trước. Y mở cuộc tổng đấu tố Phú Nông Địa Hào, vừa chiếm đoạt được toàn bộ đất đai, tài sản của người dân, lại đè bẹp được mọi yêu cầu về nhân quyền và công lý của họ. Từ đây người dân sống trên đất bắc không còn dám biết đến chữ phản kháng việc cướp của giết người của Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản nữa. Trái lại, phải đi theo hiệu lệnh của cái mã tấu trong tay chúng. Cũng từ đây, chữ có thuộc về Hồ và tập đoàn của nó. Chữ không, chữ trắng tay, trắng mắt thuộc về người dân trên đất bắc. Đã tồi tệ như thế, tập đoàn cộng phỉ Hồ chí Minh còn thi hành những sách lược sau:
Bán đất nhà người
Trước hết, sau khi nắm được công quyền, Hồ Chí Minh, qua Phạm Văn Đồng, đóng vai thủ tướng, rồi Ung gia Khiêm, thứ trưởng ngoại giao, vai đi đêm, của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ký công hàm xác nhận hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam trực thuộc chủ quyền của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là của Trung cộng vào ngày 15-8-1958.
Người nhận là Trung cộng đã tỏ ra cực kỳ thỏa mãn, dù biết rất rõ lý lịch của phần đất và biển trời này không thuộc chủ quyền và trách nhiệm quản lý của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Mặc, họ cũng không cần biết đến lý do như là trả nợ trước, mong được giúp đỡ hoặc là, cả cuộc lừa dối của đối tác. Hoặc giả, Trung cộng còn biết rõ ý đồ của Hồ Chí Minh và Phạm văn Đồng khi ký giấy công nhận chủ quyền của Trung cộng trên phần đất, hải đảo của Việt Nam do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam bảo quản với ít nhất hai chủ đích sau:
1. “Tôi bán đất của người ta cho chú ba, chú có giỏi thì ra đấy mà lấy”. Hoặc giả, giúp tôi đánh úp nó rồi sau ra đấy mà nhận!
2. Nếu chú ba không dám đánh úp chúng mà lấy thì... huề nhá. Tôi chẳng lấy gì mà giả ơn được!
Biết rất rõ ý định tồi bại của những tên gian manh Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng, Lê Duẫn... nhưng có trong tay tên Trường Chinh, Ung văn Khiêm… được coi như con nuôi của Tàu trong việc chúng muốn phỉ bang Chữ Quốc Ngữ và kêu gọi dân chúng học lấy tiếng Tầu để làm nô lệ cho Tàu, nên Trung cộng vẫn mua. Mua để chờ thời, mua để thách đố, hay bằng cưỡng chế như Liên Sô đã thực hiện tại Đông Âu! Và mua để cho chúng trừ nợ qua những chuyến hàng gọi là viện trợ cho nươc xã hội chủ nghĩa anh em. Trong khi đó, tập thể VC Hà Nội lại mừng lớn vì tin rằng Tàu sập bẫy… mua đất nhà người của chúng.
Khí thế của kẻ theo voi:
Chuyện là thế, nhưng chẳng bao lâu sau, cuộc sụp đổ đồng bộ của cộng sản Đông Âu xảy ra, trong đó có cả đế quốc Liên Sô làm tập đoàn CSVN tại Hà Nội, không còn chỗ bám tựa, không còn phương cách đu giây. Nay nếu còn muốn giữ lại cái chế độ cộng sản gian trá ấy, Việt cộng không còn cách nào khác ngoài việc phải bám víu vào Trung cộng. Trước hét, muốn sống còn theo lý luận của Nguyễn văn Linh và Đỗ Mười do Phạm văn Đồng làm cố vấn thì họ phải quy thuộc địa dư vào với Trung cộng. Chính Nguyễn văn Linh đã công bố trong dịp quy thuận, nhượng địa đó là: “Tôi vẫn biết đi với Trung cộng là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn là mất đảng”. Từ đó, Việt cộng đã chính thức quy phục Tàu theo thỏa thuận Thành Đô. Chỉ tiếc, đến nay những chi tiết về việc quy phục này vẫn chưa được công khai.
Rõ ràng, nhờ cuộc mua bán và quy phục này, Việt cộng còn sống đến hôm nay. Tuy nhiên, chúng không bao giờ có thể thoát ra khỏi cái vòng quy hoạch, cái cưỡng chế, như các nước nằm ở trong khối cộng sản Đông Âu trước kia. Nghĩa là, quyền chủ quyền trên diện địa VN, quyền lợi kinh tế và chính trị của nhà nước CSVN đã nằm gọn vào tay Trung cộng ngay từ khi Đông Âu xụp đổ. Và từ đây, hang ngũ gọi là lãnh đạo đảng và nhà nước của cái nhà nước gọi là CHXHCNVN, chẳng qua chỉ là những kẻ được chỉ định từ Trung cộng mà thôi.
Vì biết rõ vị thế của chính mình nay còn, mai bị đuổi việc. Và biết rất rõ, những phần đất béo bở ở trên đất nước này, nếu không bán tháo, bán đổ cho TC, cho các lái buôn của họ thì mai mốt cũng lọt vào tay chúng. Tứ đó, cái gọi là tập đoàn nhà nước Việt cộng đều có một chủ trương giống nhau. Chúng theo nhau dùng vị thế, sức mạnh để chiếm đoạt, cưỡng ép, chiếm lấy những phần đất lợi thế của người dân hay, quy hoạch khoanh vùng, đem đất đai của tổ quốc Việt Nam, chứ không phải của CSVN, bán cho Trung cộng để chia nhau quyền lợi, danh vọng. Kết quả, những tờ Hiệp thương, Hiệp định biên giới do Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn Mạnh Cầm, Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt... thực hiện với Trung cộng vào các năm 1999 và năm 2000 đều nằm trong chiều hướng này để nhận tiền riêng.
Kế đến, nếu những kẻ đi trước “bán đất của người” được lợi nhuận cao, được hanh thông danh vọng, chẳng lẽ những người kế vị không có khả năng này? Đó là lý luận và cơ sở của tập đoàn lãnh đạo cộng sản Hà Nội hôm nay. Kết quả là những “khế ước” khai thác Bauxite Cao Nguyên, là những cưỡng chế, quy hoạch, là những khế ước cho thuê rừng đầu nguồn, cửa biển của Việt Nam do tập đoàn Dũng, Mạnh, Triết, Trọng… và các quan cán cộng sau này thi nhau thực hiện để lấy tiền vào túi riêng.
Rồi nay ai cũng biết, dưới sự lãnh đạo tài tình của nhà nước Việt cộng, đất đai, biển đảo của tổ quốc Việt Nam rơi dần vào tay ngoại bang, nhưng xem ra chưa có dấu ngừng lại. Trái lại, càng lúc càng trở nên như một phong trào thi đua trong đảng CSVN. Họ đem bán đi những phần đất của non sông, những tài nguyên của đất nước chỉ vì một mục đích duy nhất, xin cho mình và phe cánh được làm những tên nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ở ngay trên quê hương của mình. Đã bất lương như thế, chúng còn vỗ ngực hỏi rằng, ai làm gì được ta nào?
Bác thang lên hỏi ông trời
Nay nhìn lại chuyện đã qua, xem ra không một người Việt Nam nào không biết rất rõ cái dã nhân của tập đoàn CS Hồ chí Minh. Vì muốn được danh vọng, cướp được đất đai của Việt Nam, chúng dã không ngần ngại rước kẻ thù truyền kiếp của dân tộc vào đất nước này. Và còn tệ hại hơn cả Lê chiêu Thống xưa, chúng thi đua nhau bán dốc tài sản, đất đai của Việt Nam cho Tàu cộng bằng nhiều phương cách khác nhau.
Trước hết, chuyện VC xác nhận “Hoàng Sa Trường Sa“ theo ý muốn của Trung cộng để đổi lấy viện trợ, để mong chiếm đoạt luôn miền nam Việt Nam những tưởng lừa được Nó, ai ngờ chuyện ấy biến không thành có. Biển ảo thành thực.
Khi ký Công hàm xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa nằm dười vĩ tuyến 17, thuộc quyền sở hữu chủ của Việt Nam Cộng Hòa, là đảo của Tàu vào năm 1958, tập đoàn CS bán nước Minh, Đồng, Khiêm… đã toan tính những lật lừa. Chúng mưu cầu đem “bán đất của người” cho TC để hưởng lợi mà không hề biết đến cái hậu qủa thảm khóc mai sau. Tuy nhiên, Tàu cộng là những bậc thầy gian trá của chúng, nên Tàu sẵn sàng dùng tiền viện trợ để mua rồi chờ thời, chờ ngày biến không thành có. Kết qủa, chuyện ảo thành sự thật. Chúng nắm trong tay khế ước gọi là Công Hàm 1958 của Phạm văn Đồng nên vào cuối cuộc chiến ở Việt Nam, Tàu đã hốt lấy Hoàng Sa. Sau đó vào 1978 chúng hốt thêm quần đảo Trường Sa. Phần Việt cộng, hoàn toàn trắng mắt, trắng tay trong mọi lý luận, kiện cáo.
Bởi lẽ, đây là một phương thức mua bản áo như chuyện mua, bán cổ phần chứng khoán trên thị trường. Người mua trả tiền thật để lấy mảnh giấy với những con số ảo. Mua bán kiểu này nhiều khi mất trắng tay, có khi tiền vào đầy túi.
Cũng thế, chuyện giao bán hàng Hoàng Sa, Trường Sa trước kia do Phạm văn Đồng thực hiện chẳng qua chỉ là mua bán ảo (đất của miền nam Việt Nam). Nhưng sau 30-4-1975, Việt cộng cướp được đất của miền nam, thì dĩ nhiên cái vùng Trường Sa, Hoàng Sa kia cũng thuộc về Việt cộng. Khốn thay, theo cái Công Hàm của Phạm văn Đồng đã ký trước kia, và nay (1978) Y vẫn còn sống, thì đó chính là tài sản đã được Y trong vai thủ tướng của cái nhà nước gọi là VNDCCH đã ấn ký, xác nhận là của Trung cộng ngay từ 1958. Theo đó, đi đến bất cứ nơi đâu, Tàu cũng thắng vì nó có văn bản. Việt cộng trắng tay, không thể tháo gỡ. Trừ khi… trả miền nam lại cho ngưòi miền nam trước kia!
Nếu tập đoàn Việt cộng khăng khăng lý luận. Tôi có trao đâu, Tàu đã đánh cướp từ chính phủ miền nam mà?
Phải, chuyện là như thế, và Tàu sẽ trả lời gọn nhẹ là: Chúng tôi chỉ lấy được Hoàng Sa vào lúc đó, và chờ nhà nước CHXHCNVN giao trả thêm Trường Sa như đã được ghi nhận theo Công ước 1958, nhưng chờ mãi Công ưóc không được thi hành, buộc chúng tôi phải tự thi hành Công Ứơc với quần đảo Trường Sa vào năm 1978. Như thế, đây chỉ là phương cách buộc chúng tôi phải thi hành khế ước đã ký kết mà thôi. Đó không phải là một cuộc xâm lấn.
Hơn thế, “chúng tôi” còn nhớ, vào lúc ấy chính các đồng chí lãnh đạo ở Hà Nội cũng như dân chúng còn hả hê chạy ra đường mừng chiến thắng của Trung quốc trước miền Nam Việt Nam. Rõ ràng nhà nước Việt Nam đã ra mừng vì Khế ước 1958 với Trung cộng đã được thực hiện. Mừng vì đã trả được một phần nợ. Riêng chuyện Trường Sa thì do Lê đức Anh hiểu biết, nên đã ra lệnh cho bộ đội miền bắc không được nổ súng khi binh đoàn TQ tiến vào để thi hành giai đoạn hai của Công Hàm 1958 mà thôi. Nếu nhà nước TC chỉ lý luận như thế, hỏi xem, nhà nước Việt cộng có tư cách gì nói đến hai quần đảo ấy?
Kế đến, là chuyện những thành phần vô văn hóa ở trên đất bắc đã tạo ra cuộc chiến ở miền nam VN từ 1955-1975 và tạo ra ngôn từ mang tính phỉ báng đối phương là “ Nguy Quân, Ngụy Quyền” nay đã không còn. Những thành phần mới, hy vọng có đôi chút học thức thì cũng nên bảo nhau từ bỏ hẳn những ngôn từ ấy đi khi nói về miền nam. Bởi lẽ, nếu họ tiếp tục vô thức mà gọi quân dân miền nam bằng ngôn từ ấy thì đây chính là một mắt xích khác nối giáo cho Tàu vững mạnh chứng minh là hai quần đảo này trực thuộc Bắc Việt khi Phạm văn Đồng đương quyền thủ tướng của Việt cộng, ký xác minh là của Trung cộng là chuẩn xác, không thể chối cãi. Bởi lẽ, “ ngụy quân, ngụy quyền” thì làm gì có tư cách sở hữu đất đai của Việt Nam. Khi ấy Việt cộng chắc không thể mở mồm được nữa và chắc cũng chẳng còn cái răng nào!
Làm sao Việt Nam có thể lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa đây?
Câu nói dứt khoát đầu tiên ai cũng biết là, còn Việt cộng đời đời không bao giờ Việt Nam lấy lại được Hoàng Sa, Trường Sa. Tệ hơn thế, ngay cái tên Việt Nam trong phần đất liền cũng chỉ trong sớm tối sẽ là phần đất nằm trong khối Tàu cộng như là Tân Cương, Nội Mông… mà thôi.
Theo đó, bất cứ ai trong hàng ngũ Việt cộng còn có ý nghĩ muốn đòi lại mảnh đất của cha ông, xem ra phải đi theo hướng đi mới: Đứng dậy, buộc nhà nước của cái gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Xả hội chũ Nghĩa Việt cộng phải công khai xác nhận cuộc xâm lăng miền nam Việt Nam vào năm 1975 là vi phạm Hiệp Ứơc đình chiến về Việt Nam ký ngày 20-7-1954 tại Geneve. Đồng thời lên án cuộc chiến tranh vào miền Nam do Hồ chí Minh và Phạm văn Đồng, Lê Duần và Trường Chinh chủ chiến là trái công pháp, là trái ngược với y định chung sống hòa bình của người dân miền bắc.
Từ căn bản pháp lý này, Việt Nam ngày mai và miền nam trước đây có nhiều cơ duyên chung tay tìm được cơ bản của pháp lý trong việc bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa khỏi tay Trung cộng. Bởi lẽ: Việc làm can đảm, dũng mãnh này có hai ý nghĩa chính:
1. Đạt nguyện vọng của toàn thể dân tộc;
2. Bảo vệ trọn vẹn được lịch sử, dân tộc và đất đai của cha ông để lại. Đây mới chính là những người đi làm lại lịch sử của non sông Việt Nam.
Nhìn chung, đây chỉ là một vài ý tưởng. Nhưng ngôn từ là tâm điểm của lịch sử mà mọi thế hệ sẽ biết rõ. Bởi vì, khi dân ta biết được lịch sử thật của mình thì sẽ nhận thức được cái sai trái của tập thể Việt cộng. Cũng thế, khi Việt cộng biết được cái sai của tập thể mình theo thì chính họ cũng có thể sửa lại cái sai ấy bằng cách đi dưới ngọn cờ của dân tộc.
Như thế, ta có đứng dậy được hay không, có lấy lại được biển đảo hay không, không chỉ tùy thuộc vào người Việt Nam ở hải ngoại hay người tay không ở trong nước. Nhưng còn tùy thuộc một phần lớn vào những kẻ đã lừa dối và chém giết dân tộc này trước kia nữa. Nếu nay khai lối, đổi hướng, họ trở về với dân tộc và cùng với dân tộc đứng dậy triệt cộng sản, viết lại lịch sử của quê hương thì họ chẳng mất gì mà Hoàng Sa, Trường Sa sẽ chẳng phải rời đất mẹ Việt Nam... Mong lắm thay.
Mùa Quốc Hận 30-4-2020.