Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - ...Vụ việc của cô bé Th. ngày xưa đã được giải quyết "thành công rực rỡ" và "tốt đẹp mỹ mãn" là do cô bé ngày xưa đó đã đi ngủ với chánh án Toà án tối cao Trương Hoà Bình để ông điện thoại về trị trấn Vĩnh Hưng giải quyết thỏ đáng cho bà mẹ mù chữ của cô bé. Từ một cô bé lọ lem dân oan trở thành một thiếu nữ đẹp như bông hoa giữa lòng thủ đô em thành miếng mồi ngon cho bọn quan chức thối nát...
*
Vụ án oan khiên Hồ Duy Hải ở Long An đã gây chấn động dư luận không chỉ tại Việt Nam mà cả thế giới. Từ Hiệp Hội ASEAN đến các quốc gia tân tiến Á Châu, Mỹ Châu, Úc và Âu Châu. các tổ chức phi chính phủ NGO và Amnesty cũng đã lên tiếng. Hôm nay tôi sẽ kể tiếp câu chuyện cũng liên quan đến những con người ở Long An.
Một cô bé từ thị trấn Vĩnh Hưng thuộc huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An theo mẹ đi kêu oan tận Hà Nội. Và ở phía trên cao quyền lực ông Trương Hoà Bình chánh án Toà án tối cao cũng xuất phát từ Long An.
Câu chuyện hôm nay sẽ kể về hai tuyến nhân vật đối kháng nhau giữa thấp hèn oan khiên và quyền lực thối nát.
Ông Trương Hoà Bình đi lên ghế Chánh án Toà án Tối Cao bằng chiếc ghế quyền lực của ngành công an. Quê của ông ở Cần Giuộc tỉnh Long An. Cha mẹ của ông là cộng sản gộc nên ông là hạt giống đỏ. Năm 1977 ông vào đại học Bách Khoa, Sài Gòn học ngành công trình thuỷ lợi. Tôi phải nhắc cho ông nhớ và mọi người biết là bạn bè cùng khoá Đại học với ông hiện nay định cư trên nhiều nước. Ngay tại Vương Quốc Na Uy mà tôi đang sinh sống cũng có 1 người bạn chơi rất thân với ông suốt 5 năm đại học Bách Khoa, Sài Gòn. Nhóm bạn 5 người giờ chỉ có mỗi mình ông còn lại ở Việt Nam làm quan chức. Tôi phải kể chuyện đau lòng này để ông chẳng những nhục với nhân loại mà thẹn với bạn bè của ông ngày xưa, chung khoá với ông.
Bà con dân oan đi khiếu kiện từ 63 tỉnh thành (trước đây là 64) xúm về Hà Nội la liệt xung quanh các cơ quan trụ sở nhà nước ở cái thủ đô 4000 năm "văn... vật". Dân oan ăn bờ ngủ bụi la liệt khắp lề đường xó chợ. Hễ ai có tiền thì thuê nhà trọ qua đêm rồi sáng mai lại vác đơn đi kêu oan từ Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, trụ sở Toà án tối cao 44 Lý Thường Kiệt, trụ sở Viện Kiểm sát tối cao 48 Lý Thường Kiệt, Hà Nội... Nhưng 2 nơi mà bà con từ miền Nam ra tá túc là đường Đội Cấn hẻm đối diện với khách sạn La Thành và hẻm 94 Ngọc Hà.
Trong hẻm 94 đường Ngọc Hà có 2 nhà chuyên cho dân oan Miền Nam ra thuê tính tiền từng đêm là nhà của ông Bình số 94/3 và nhà của bà Thịnh số 94/6 đường Ngọc Hà. Có người thuê nhà trọ từ lúc 200 đồng/ 1 đêm lên 400 đồng 7 đêm rồi lên dần 1000 đồng, 1500 đồng, 2000 đồng, 2500 đồng y như vật giá ổ bánh mì trượt giá theo tiền Hồ tệ. Cái thời điểm mà tôi tiếp xúc với bà con dân oan giá ngủ qua đêm là 7000 đồng. Thời điểm 2003-2007 giá cả cũng không chênh lệch nhiều. Thời đó giá của một kháng nghị từ Viện Kiểm sát Tối cao là 30 triệu đồng / 1 kháng nghị còn của Toà án Tối cao là 40 triệu đồng / kháng nghị.
Tôi từ Sài Gòn bay ra chỉ Hà Nội chồng tiền rồi lấy kháng nghị bay vào cho 1 vụ chạy án. Thường thì ở khách sạn 3 đêm nhiều lắm là 1 tuần khi các "sếp" đi công tác xa chưa có ở Hà Nội để ký kháng nghị Giám Đốc thẩm. Tôi chỉ chạy án các vụ án dân sự tranh chấp nhà cửa chứ không nhận các vụ án hình sự. Đơn giản vụ án dân sự tranh chấp nhà trên 300-400 cây vàng là dân tiền nhiều mới chi tiền bạo để chạy án. Những ngày chờ lấy khánh nghị tôi rảnh rỗi hay đi chơi khắp nơi như về làng tranh Đông Hồ ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, hay đi Chùa Hương, thậm chí lên cửa khẩu Tân Thanh trên Cao Bằng vượt biên qua Trung Quốc chơi... Có những ngày không đi đâu thì loanh quanh Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên. Có 1 điều tôi tự hào về bản thân mình là chưa và không bao giờ bước chân vào cái lăng Ba Đình thăm xác ướp giả tạo kia.
Quay trở lại xóm dân oan ở ngõ 94 Ngọc Hà. Tôi đến đây trong một chiều đông giá rét miền Bắc theo lời rủ rê của 1 anh dân oan gốc Quảng Ngãi để tìm hiểu về đời sống của người dân oan ra sao. Tôi nhớ anh tên là Đạm, làm nghề hớt tóc dạo ở vỉa hè Hà Nội trên đường Hoàng Hoa Thám để kiếm chút tiền sinh sống. Tôi vào nhà của ông Bình số 94/3 Ngọc Hà thì thấy bà con nằm ngồi lê la, chăn trùm kín mít, mỗi người 1 chiếc chiếu và cái mền để chống là mùa đông rét mướt Hà Nội. Tôi giúp mỗi người 20 000 đồng cho 3 đêm nhà trọ của họ tại đây. Tôi nhớ rất rõ, có một cô bé chừng 9-10 tuổi đang bưng tô đậu phụng (ngoài Bắc gọi là lạc rang) cháy đen thui để lựa ra những hạt ít cháy hơn mà ăn cơm chiều. Tôi sửng sốt và la em hãy đổ đi đừng ăn mà sinh bệnh. Tôi sẽ cho em thêm 50 ngàn đồng để em và mẹ của em đủ ăn một ngày nữa. Và tôi khó khăn lắm mới lấy được tô đậu phụng cháy đen kia khỏi bữa com chiều hẩm hiu của họ để về tận thùng rác khách sạn trên phố Cầu Gỗ mà quăng đi.
Cô bé ghi dấu trong tôi bằng tô đậu phụng cháy đen với cặp mắt đen tròn như những hạt động phụng cháy đen giữa mùa đông giá rét Hà Nội. Ngay hôm đó tôi được biết vụ việc của gia đình em là bị Uỷ ban Nhân dân huyện Vĩnh Hưng cướp đất mà không đền bù thoả đáng, mẹ của em đi kêu oan mà mù chữ, em học lớp 3 biết đọc biết viết theo mẹ bỏ học đi kêu oan. Nhiệm vụ của em là theo mẹ để đọc các đơn thư mà mẹ em nhờ người ta viết hay các phản hồi của cơ quan nhà nước trả lời cho mẹ. Vụ của mẹ em mới tranh chấp chưa ra toà nên nới đi kêu cứu là Văn phòng Chính phủ và Quốc hội. Em tên là Th.
Những lần sau ra Hà Nội, có dịp tôi hay ghé lại các xóm dân oan ngõ 94 Ngọc Hà để thăm bà con dân oan. Hỏi thăm về vụ việc của ai có kết quả chưa. Năm sau cô bé Th. lớn hơn chút biết đi phụ cắm hoa cho các tiệm hoa trên phố Ngọc Hà mỗi ngày người ta trả công cho em là 10 ngàn đồng. Cùng dân oan với mẹ con em còn có 2 mẹ con dân oan từ Pleiku, Gia Lai đi kêu oan là mẹ con của Thanh. Cùng trọ qua đêm nhà ông Bình với mẹ con của Th. Tôi nhớ là Thanh làm nghề sữa giày, theo mẹ kêu oan.
Những năm sau thì cả 2 em đều lớn lên ở cái tuổi thiếu niên. Cùng dân oan đồng cảm. Thanh có cảm tình với Th. Tôi nhớ có lần Thanh nhờ tôi nói với em Th. 1 tiếng dùm. Vì Thanh nhút nhát không dám viết thư. Tôi la các em là lo giúp mẹ kêu oan đừng yêu đương gì rắc rối. Hãy tựa vào nhau để sống. Mỗi lần ra Hà Nội tôi đều hỏi thăm 2 em này. Dù dân oan thì la liệt.
Tôi nhớ dân oan dữ dằn nhất là chị Kiều Chinh ở Sapa, Lào Cai bị cướp nhà, cô Trần Thị Hài ở Bình Dương, chị Hồng Tươi ở Hậu Giang. Có ông già đi kêu oan mà huân chương, huy chương đeo đỏ ngực. Có trường hợp một thanh niên ở An Giang đi kêu oan cùng cha ở Hà Nội, cha em chết ở Hà Nội, thuê xe chở về An Giang, rồi em ra ngoài kia làm cái bàn thờ nhỏ trong nhà bà Thịnh để ở góc giường của em nằm mà thờ.
Bẵng đi thơi gian rất lâu, nói chuyện với chị Lê Thị Kim Thu, cựu dân oan hiện đang định cư ở San Diego, USA. Hỏi thăm dần dần ra đến 2 đứa con nít dân oan ngày xưa ở nhà ông Bình số 94/3 Ngọc Hà thì mới hay một chuyện đau lòng.
Vụ việc của cô bé Th. ngày xưa đã được giải quyết "thành công rực rỡ" và "tốt đẹp mỹ mãn" là do cô bé ngày xưa đó đã đi ngủ với chánh án Toà án tối cao Trương Hoà Bình để ông điện thoại về trị trấn Vĩnh Hưng giải quyết thỏ đáng cho bà mẹ mù chữ của cô bé. Từ một cô bé lọ lem dân oan trở thành một thiếu nữ đẹp như bông hoa giữa lòng thủ đô em thành miếng mồi ngon cho bọn quan chức thối nát.
Em đã lấy thân xác em làm phương tiện kêu oan. Ông Trương Hoà Bình sau đó đã sắm cho em nhiều quần áo, son phấn, quà cáp, xe tay ga tốt đẹp hơn phận đời hẩm hiu của em. Cái đáng quý của em là em đã giúp nhiều hồ sơ dân oan được đền bù thoả đáng.
Ngày nay các quán cà phê cóc trên con phố Ngọc Hà người ta vẫn hay nhắc về đứa bé con theo bà mẹ mù chữ đi kêu oan thành công và giúp nhiều mảnh đời oan khiên khác cũng lấy lại được phần nào công lý.
Riêng ông Trương Hoà Bình, nên nhớ rằng bài viết này tôi sẽ chuyển đến những bạn bè của ông trong khoá Đại học Bách Khoa ngày xưa. Và hơn ai hết độc giả của Dân Làm Báo sẽ nguyền rủa ông suốt đời khi đi hại đời một cô bé đồng hương Long An nhưng nghèo khó của chính ông.
Phần tiếp theo: Trần Quốc Vượng đã giúp tôi chạy án ra sao?
19.05.2020