Trọng cung hơn trọng chứng - Dân Làm Báo

Trọng cung hơn trọng chứng

Chân Như (Danlambao) - Sau khi bản án của Hồ Duy Hải được TAND tối cao tuyên bố hôm chiều 08/05/2020, dư luận trong cũng như ngoài nước trở nên vô cùng phẫn nộ cho rằng việc kết án là hoàn toàn phi lý, chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm và đồng thanh lên tiếng đòi hỏi phải xét xử lại từ đầu. Người dân từ bao lâu thấp cổ bé miệng, nhưng qua vụ án Hồ Duy Hải đều trở thành những luật sư bào chữa vô cùng sáng suốt, chỉ rõ ra từng sai trái gian dối của cả hệ thống tư pháp cộng sản.
Vi phạm quyền của bị cáo

Theo cấu trúc một phiên tòa, tất cả bị cáo đều phải được thông tin, ai sẽ là thẩm phán cho vụ xét xử sắp tới của họ. Vì biết trước, bị cáo có quyền yêu cầu thay thẩm phán mới, với điều kiện, luật sư của bị cáo chứng minh được, viên thẩm phán đó không trung lập hoặc không công tâm trong xét xử. (1)

Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

14. Có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, nếu có căn cứ rõ ràng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Cụ thể ở đây là chánh án Nguyễn Hòa Bình, khi còn là Viện trưởng VKSND tối cao vào năm 2011, chính Hòa Bình đã quyết định không kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải, nên nếu được thông báo trước, thì Hồ Duy Hải có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán trong phiên tòa này, để đảm bảo tính khách quan trong quá trình xét xử.

Đằng này, mọi thông tin về nhân sự tiến hành xét xử đều bị TAND tối cao cho giữ bí mật tới phút cuối.

Nguyên tắc suy đoán 

Khung thời điểm tử vong của hai nạn nhân Nguyễn thị Ánh Hồng và Nguyễn thị Thu Vân được ban chuyên án khẳng định là từ 19 giờ 30 đến 20 giờ 30.

- Nhưng khi Pháp Y tiến hành mổ tử thi hai nạn nhân thì thấy thức ăn trong dạ dày của cả 2 nạn nhân đã được tiêu hóa nhừ nhuyễn. Khi thức ăn đã xuống được dạ dày, lúc này, thức ăn và dịch vị được trộn lẫn với nhau để bắt đầu quá trình phân rã những phân tử protein có trong thức ăn trước khi chuyển chúng xuống ruột non. Quá trình phân rã trung bình 4-6 giờ. Hai cô Ánh Hồng và Thu Vân ăn tối sau 17 giờ, thì không thể bị giết trước 22 giờ. (Lúc 17 giờ hôm 13/01/2008, có người bạn đến thăm Hồng và Vân, lúc ra về đã rửa chén bát sạch sẽ, nhưng hôm sau án mạng thì trong bồn lại thấy đầy chén dơ, chứng tỏ Hồng và Vân đã ăn tối sau 17 giờ.)

Nên bằng chứng mà nghi phạm Nguyễn Văn Nghị đưa ra là cùng bạn ra quán uống cà phê lúc 20 giờ 10 phút cũng chưa chứng minh được là Nghị hoàn toàn vô tội, vì sau khi uống cà phê, tầm khoảng 10 giờ đêm, Nghị vẫn có thể trở lại nhà hai cô gái này để gây án. Nguyên nhân là ghen tuông vì thấy bạn gái của Nghị là Ánh Hồng có quá nhiều người theo đuổi.

- Thêm bằng chứng nữa, người bán trái cây cho nạn nhân Thu Vân là chị Nguyễn Thị Phượng như sau: “Vào lúc khoảng 20g 45 - 21g ngày 13/1/2008 tôi đang bán trái cây thì có 1 cô gái ốm, cao mặc áo sơ mi màu trắng, quần tôi không nhớ rõ, tóc ngang vai đi bộ lại chỗ tôi mua trái cây. Tôi biết cô gái này làm ở Bưu điện Cầu Voi, vì cô gái này rất thường mua trái cây ở tiệm của tôi. Sau khi tính tiền xong tôi có hỏi “Sao hôm nay mua nhiều vậy?”, cô gái nói với tôi là có người bạn trai của cô Hồng từ Tiền Giang đưa tiền mua nên cô mới mua nhiều. (Quê Tiền Giang thì chỉ có Nghị.)"

Nghĩa là khi vụ án không thể xẩy ra lúc 19 giờ 30 đến 20 giờ 30 như cơ quan điều tra cố tình đưa lên sớm hơn cho trùng khớp với thời gian mà Hải ghé qua Bưu Điện. 

Nghi phạm

Thời gian vài ngày ngay sau khi xảy ra vụ án hôm 13/01/ 2008, hàng loạt các báo gồm Báo Công An, Báo Thanh Niên, Báo Người Lao Động... đều cho đăng những bản tin có nội dung tương tự nhau:

"Cũng theo hồ sơ vụ án, các nhân chứng cho biết khoảng 20 giờ 30 đêm xảy ra vụ án (ngày 13.1.2008), đèn trong bưu điện vẫn còn sáng, trong lúc Thu Vân ra ngoài mua trái cây. Trước đó có một thanh niên đi xe gắn máy xuất hiện ở bưu điện.

Một trong những nghi can đầu tiên bị cơ quan điều tra triệu tập ngay chiều 14.1.2008 là Nguyễn Văn Nghị (28 tuổi, ngụ xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Nghị là một trong 2 người bạn trai của nạn nhân Ánh Hồng và được xác định là nghi can số một." (2)

Các báo này đều cho đăng tải là cơ quan điều tra đã tìm thấy dấu tay của Nguyễn Văn Nghị để lại tại hiện trường (1 trong 7 dấu tay của những người đến thăm Ánh Hồng và Thu Vân đêm xẩy ra án mạng và hoàn toàn không có một dấu tay nào của Hồ Duy Hải) nhưng đến nay 2020, TAND tối cao lại lờ tịt đi hết mọi chứng cứ điều tra ban đầu do báo chí thông tin có liên quan với Nguyễn văn Nghị vào những năm 2008.

Trái lại, Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm cứ bám vào các chứng cứ buộc tội Hồ Duy Hải vô cùng phi lý như: Theo lời khai của Đinh Vũ Thường, người tới Bưu điện Cầu Voi gọi điện thoại về nhà vào buổi tối xảy ra án mạng lúc 19 giờ 39 phút thì thấy phía sau lưng một thanh niên mặc áo cụt tay, tóc 2 mái, đã có mặt trong Bưu điện.

- Mặc áo cụt tay thì khối thanh niên Long An cũng mặc như thế vì thời tiết cực nóng phương nam, cứ đâu riêng Hồ Duy Hải.

- Nói là chỉ thấy sau lưng, thì làm sao nhân chứng Đinh Vũ Thường lại biết là phạm nhân đằng trước để tóc 2 mái (Tóc rẽ làm hai như... Tổng tịch Nguyễn Phú Trọng, chánh án Nguyễn Hòa Bình)? Năm 2008 thì ĐinhVũ Thường nói thấy chính mắt là Hồ Duy Hải, đến 2011 thì lại bảo do nhầm lẫn, đó không phải là Hồ Duy Hải???

Tang chứng

Lúc thì suy diễn là Hồ Duy Hải nắm đầu nạn nhân đập vào chậu rửa mặt, sau lại đổi ra là dùng ghế inox đập lên đầu nạn nhân. Tựu chung, nào là dao, là thớt, là ghế inox đều mới mua lại sau khi án mạng xẩy ra 2 tháng, còn các tang chứng cũ đều theo lệnh “Công an huyện” cho đốt sạch, không tìm được dấu tích. (Lưỡi dao bằng thép, ghế bằng inox thì đốt cách nào cho tiêu đây? Và Công an huyện là tên nào mà quyền hành dữ vậy?)

Kết luận

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cứ dựa theo phán xét của tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm 2008-2009, Hồ Duy Hải lúc đó có nhận thì coi như có tội, không cần xem xét lời thú nhận đó có phù hợp với các chứng cứ bên Pháp Y, dấu vết tại hiện trường hay chỉ vì do bức cung mà ra. Tuy Nguyễn Hòa Bình cũng như Hội Đồng Xét Xử “Giám đốc thẩm” cho rằng, trong quá trình điều tra vụ Hồ Duy Hải, các cơ quan điều tra cũng có những sai phạm ít nhiều như làm thất lạc các công cụ gây án nhưng tựu chung vẫn không làm ảnh hưởng đến bản chất của toàn bộ vụ án, do vậy không cần phải kiểm tra lại! Khốn nạn đến thế là cùng.

Sai phạm đến chết người như vậy mà cả bọn gồm chánh án và 17 tên trong bồi thẩm đoàn đang tâm kết thúc vụ án bằng một bản án tử hình người vô tội quá ư là tàn nhẫn, dã man. Chỉ vì bọn Tòa án này đã nhận hối lộ để bao che chạy án cho các thế lực tội phạm tiền rừng bạc biển trong bóng tối, nên cái nguyên tắc khi phá án là phải trọng chứng-không trọng cung đã bị bọn Hội Đồng Xét Xử chà đạp nát bét, thay trắng đổi đen ngay giữa ban ngày ban mặt: Cứ cho bọn côn an bức cung bị cáo, bằng mọi giá ép lời khai của nghi can để gán ghép thành ra tội nhân, rồi bôi xóa dấu vết, đưa ra chứng cứ giả dẫn đến oan sai đầy rẫy trong các phiên tòa của CSVN.

Còn chế độ CS ngày nào thì chắc chắn sẽ còn nhiều vụ án xử bất công như vụ này.

Chú thích:



15.05.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo