Xử án oan, gây oán - “Toang”...! - Dân Làm Báo

Xử án oan, gây oán - “Toang”...!

Hồ Phú Bông (Danlambao) - Hai nạn nhân nữ bị thảm sát ở Bưu điện Cầu Voi, Long An, năm 2008 và thân phận của tử tù Hồ Duy Hải hơn 12 năm dưới lưỡi hái của tử thần đang dậy sóng từng ngày. Đặc biệt sau phiên Giám đốc thẩm mà Chánh án Tối cao chủ tọa cũng chính là người từng không kháng nghị khi còn ở Viện Kiểm soát Tối cao trước đó. Vì thế bác kháng nghị của Viện Kiểm soát Tối cao hiện tại là dịp để xác nhận việc không kháng án của ông trước kia đúng.

Bản án bất lương

Với vô số sai phạm rất nghiêm trọng, có thể nói là cố ý của công an điều tra, thế nhưng Giám đốc thẩm 17 người cho là chỉ có “sai sót” nên nhất trí y án tử hình! Chính sự nhất trí khôi hài đến lố bịch đó phải hiểu là đã nằm trong kịch bản.

Kịch bản win - win - win. Tư pháp win. Tử tù win. Và người dựng kịch bản cũng win!

1. Win của nền Tư pháp (và cho cả Chủ tịch nước)

Dù điều tra “có sơ sót nhưng không thay đổi bản chất vụ án”. Vì điều tra lại mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Các nhân viên từng điều ra vụ án sẽ phải ra tòa. Không những thế, hủy bản án thì phải bồi thường, như các vụ Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Bùi Minh Hải... (1) Chỉ y án tử hình là dễ nhất. Rồi tử tù Hồ Duy Hải sẽ nộp đơn xin Chủ tịch nước giảm án, như đã làm lần trước. Như thế tử tù tự nhận có tội. Có tội thì Giám đốc thẩm “thắng”, đã nhất trí đúng (!) Chủ tịch nước sẽ ân giảm để thể hiện “đạo đức”. Chủ tịch nước cũng thắng!

2. Win của tử tù Hồ Duy Hải

Tử tù nộp đơn xin ân giảm. Vì áp lực của xã hội, chủ tịch nước chấp nhận cho giảm án, sẽ thoát chết.

3. Win của Thẩm phán Nguyễn Hòa Bình

Giải quyết được vụ án khó. Uy tín cá nhân cao. Hy vọng được chọn vào Bộ Chính trị khoá tới.

Oan khuất

Y án tử hình là oan. Vì oan nên 12 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù, đã lặn lội khắp nơi kêu cứu. Tiếng kêu thê thiết đó đụng tới cả cao xanh và thực tế là đang lay động hàng triệu trái tim nên Tư pháp dù muốn dẹp qua một bên (như đã tuyên bố y án tử hình, cho xong chuyện) cũng không thể.

Oán trách

Án oan khuất thì đương nhiên gây oán. Nhưng bà Nguyễn Thị Loan chỉ kêu cứu giải oan. Xã hội chứng kiến nhiều tình tiết bị oan khuất nên căm phẫn. Nền Tư pháp dưới mắt dân trở thành trò hề. Đảng “lãnh đạo toàn diện” đương nhiên không thể vô can, phải chỉ thị Quốc hội giải quyết để tránh tai hại về mặt chính trị.

“Toang”...

Dù Thẩm phán Tối cao Nguyễn Hòa Bình muốn chứng tỏ uy tín cá nhân, giải quyết được một vụ án khó đã kéo dài hàng chục năm, nhưng không ngờ phải đối đầu với phản ứng dữ dội của xã hội, đang đảo ngược tất cả. Y án tử hình bất chấp việc điều tra bị sai sót nghiêm trọng đã mở mắt toàn xã hội về cái gọi là Tòa án của VN!

Còn hơn thế nữa, điều mà kịch bản không thể lường trước được. Đó là chính bà Nguyễn Thị Loan, hôm 14/5, vô thăm tử tù Hồ Duy Hải đã lặp lại nhiều lần để Hồ Duy Hải nghe rõ là, không ký bất cứ giấy tờ nào do công an đưa. Không làm đơn xin giảm án!

Vì là án hình sự nên báo chí mới có cơ hội điều tra riêng, cung cấp được nhiều chứng cứ mới nên xã hội biết thêm nhiều góc khuất mà còn như thế huống gì các vụ án xử người yêu nước bị ghép tội “phản động”?

Sự thật đầy oan khuất rất rõ ràng nhưng Phó Chánh án Tòa Tối cao Nguyễn Trí Tuệ cũng cố bào chữa, cho rằng vì “nhiễu thông tin, “truyền thông bẩn” đã làm ảnh hưởng đến chính trị và cả nền tư pháp (2). Như vậy chính sự bào chữa của ông “Trí Tuệ” đã công khai cho biết bản án hình sự biến thành chính trị!

Vì thế nền Tư pháp “toang”. Thẩm phán Tòa Tối cao “toang”. Riêng cá nhân ông Nguyễn Hòa Bình không những “toang” mà cả cơ nghiệp của gia đình chắc cũng “toang” luôn!

Còn, ví dụ, nếu không “toang” thì sao? Thưa, thì đảng đang thách đố hàng triệu người dân đòi tôn trọng sự thât!

Đã xử án bất chấp lương tri thì vô phương bào chữa!

Chú thích:



17.05.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo