Thảo Ngọc (Danlambao) - Sáng 15/62020, báo cáo trước Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải, Chánh án Toà án Nhân dân Tối Cao (TANDTC) Nguyễn Hoà Bình (NHB), một lần nữa lại “ngậm máu phun người,” khi vẫn cố kết tội Hồ Duy Hải là kẻ giết 2 cô gái tại Bưu điện Cầu Voi ngày 136/1/2008.
Theo ông NHB: Việc kết tội Hồ Duy Hải (HDH) chủ yếu dựa vào hai nội dung sau đây:
"Thứ nhất, là cơ quan điều tra đã cho HDH mô tả hiện trường, thì Hải mô tả chính xác những đồ vật có tại đó. Nếu không có mặt tại hiện trường thì không thể mô tả được."
Lý do Hồ Duy Hải mô tả được hiện trường rất đơn giản:
HDH đã thực hành theo sự hướng dẫn của điều tra viên. Dưới những đòn tra tấn khủng khiếp và dưới họng súng thì nếu HDH không thực hiện thì chỉ có chết. Không chỉ HDH mà những Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén cũng vậy. Thà nhận tội và làm theo ý của điều tra viên để hy vọng ngày ra tòa kêu oan.
Hãy nghe ông Nguyễn Thanh Chấn, một tử tù oan kể lại:
"Gần 2 tuần tôi tập tành giết người. Hàng ngày họ đưa tới 1 phòng, trong phòng có 1 hình nộm, 1 con dao giả, cứ tập 8h bắt đầu, 11h30 nghỉ, chiều 14h tới 16h30. Mấy ngày đầu còn người đứng trông, sau đó tự tập, tập đến khi thành thục, thì thực hiện, tức biểu diễn, rồi họ chụp ảnh...
Lúc đó thì giết người quá thành thục, quá chuẩn xác, đúng là 1 kẻ giết người, rồi tòa xử, tuyên án".
Vì vậy việc HDH môt tả chính xác hiện trường là điểu dễ hiểu.
Lý do thứ hai để kết tội là HDH đã nhận tội, và ông NHB còn nói rằng HDH đã có 25 lời khai nhận tội (1).
Chứng cứ kết tội không phải là ở số lần nhận tội. Dưới những đòn tra tấn của điều tra viên thì không những 25 lần, mà có đến một trăm hay một ngàn lần cũng vô giá trị.
Vụ ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, kẻ mang 2 án giết người, đã có tới 50 lời khai nhận tội dù cả hai vụ án ông đều ngoại phạm. Cuối cùng được minh oan.
Ông Nén đã cởi áo tại toà chỉ các vết thương do bị điều tra nhục hình, bức cung khiến ông khai nhận tội, thế nhưng HĐXX không xem xét!
Vì tất cả những lời khai này đều là sản phẩm của điều tra viên.
Cũng từ bài phát biểu này, ông Chánh án NHB còn vô tình tiết lộ rằng: “Cơ quan điều tra khi khám nghiệm hiện trường đã phát hiện cái thớt dính đầy máu nằm cạnh đầu cô Hồng, mà do cơ quan điều tra không biết đó là hung khí gây án nên đã không thu giữ”.
Có lẽ phát biểu này thể hiện sự ngu ngốc nhất của một ông chánh án trong lịch sự tố tụng Việt Nam. Biết cái thớt dính đầy máu nằm cạnh thi thể nạn nhân, mà lại không nghĩ đó là hung khí gây án?
Về cây dao gây án, ông Nguyễn Hòa Bình nói "do sơ suất nên người ta đã vứt đi".
Thiết nghĩ không có sự lươn lẹo, lấp liếm nào có thể so sánh với lươn lẹo này của ông NHB.
Điều ngu ngốc thứ nhất là: Ông NHB cũng công nhận dao và thớt là đi mua để làm vật chứng vụ án. Nhưng rất buồn cười là ông không công nhận dao và thớt mua ở chợ, nhưng lại công nhận là 2 thứ đó đi mua.
Điều ngu ngốc thứ hai là: Hai tang vật quan trọng nhất của vụ án là cái thớt và con dao dính đầy máu cùng dấu vân tay hung thủ, thì bị bị tiêu hủy. Vì không nghĩ đó là hung khí gây án?
Sự lươn lẹo, lật lọng và lấp liếm của ông NHB là ở chỗ: Ông không hề nhắc đến việc 4 bút lục đã bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án: bút lục số 139, 140, 141, 142, là lời khai của nhân chứng Đinh Văn Còi (ông Còi khi đó đang là công an tỉnh Long An) và ông Lê Thanh Trí. Vì 4 bút lục này đã chứng minh HDH vô tội.
Có hơn 20 điểm không hợp lý trong hồ sơ vụ án, nhưng ông NHB chỉ trả lời được mỗi chuyện con dao. Không giải đáp những điểm không hợp lý mà cứ víu vô lời khai của HDH mà kết tội,
Điều ngu ngốc thứ ba là khi bị các vị ĐBQH và dư luận lên án về phiên tòa Giám đốc thẩm, thì ông Phó chánh án TANDTC tai TP.HCM -Phạm Hông Phong, kẻ tốt nghiệp trường Trung cấp Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang vào năm 1987 nói rằng: “Các thế lực thù địch có thể lợi dụng chuyện vụ án Hồ Duy Hải để chống phá”. Ý kiến này đã bị ĐBQH-Luật sư Trương Trọng Nghĩa đập lại rằng: “Đừng mượn bóng ma thế lực thù địch để công kích người góp ý mình”.
Càng ngụy biện bao nhiêu thì Nguyễn Hòa Bình càng lòi ra sai trái, gian manh, bỉ ổi, và ngu xuẩn và vô lương tâm bấy nhiêu!
Xin mượn lời của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng để nói rằng: “Chưa bao giờ niềm tin với nền tư pháp thấp như bây giờ”.
Chú thích:
16.06.2020