1. Mở bài
Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa cướp đất của người dân, vừa dâng đất cho Tàu Cộng. Việc cướp đất của người dân xảy ra một thời gian rất dài trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tạo ra một khối dân oan khổng lồ đầy căm hận. Đã có nhiều trường hợp người dân bị giết trong hành vi cướp đất.
Về việc bán đất cho Tàu Cộng, hiện nay có 149 doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất trọng yếu về chiến lược quốc gia, ở biên giới Việt Trung và vùng ven biển thuộc 22 tỉnh và thành phố.
Việc cướp đất của dân dựa theo một chiêu bài lừa bịp. Đó là: Điều 53, Hiến pháp năm 2013, Đất đai thuộc quyền sở hữu của “toàn dân”, do Nhà nước quản lý. Toàn dân trên 97 triệu người (2019) nhưng không là ai cả. Bịp.
2. Người Trung Quốc sở hữu các lô đất trọng yếu ở biên giới và ven biển Việt Nam
Việc người Trung Quốc thâu tóm đất đai ở những vị trí trọng yếu được người dân phản ảnh từ lâu, dư luận quan tâm nhưng chính quyền làm ngơ.
Một báo cáo của Bộ Quốc phòng cho biết, từ năm 2011 đến 2015, UBND Đà Nẵng đã bán và cho người Trung Quốc thuê 134 lô đất thuộc vị trí trọng yếu và vị trí “đất đẹp”.
Hồi năm 2018, Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà trình bày trước Quốc hội, khẳng định chưa thấy có hiện tượng người nước ngoài nào mua đất ở Việt Nam cả.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện Trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương nói thẳng thắn “Báo cáo của Bộ Quốc phòng đã chỉ rõ người Trung Quốc mua đất đai thế mà Bộ TN-MT không biết gì cả. Với vai trò đứng đầu Bộ TN-MT, được giao trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát đất đai, thế mà ông Trần Hồng Hà không thấy gì cả, vậy sự thật là thế nào?”.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết “Với cương vị bộ trưởng mà trả lời không biết gì hết, thì thật là vô trách nhiệm. Bộ Quốc phòng đã báo cáo rõ như thế, tình trạng nầy đã xảy ra từ nhiều năm trước, chớ đâu có phải mới gần đây, vậy anh quản lý, giám sát và kiểm tra như thế nào? Miếng đất chớ đâu có phải con kiến, cái kim sợi chỉ mà nói không thấy, không biết”.
Đại biểu QH Đặng Ngọc Nghĩa phát biểu, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, ngoài mục đích kinh tế, còn có nhiều mục đích khác, như Hải Phòng, Cam Ranh (Khánh Hòa) là vùng nhạy cảm về quân sự.
1. 149 doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất biên giới
Bộ Quốc phòng cho biết, tính đến tháng 11 năm 2019, đã có 149 doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực biên giới trên 22 tỉnh và thành phố Việt Nam. Trong đó 92 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc. 57 liên doanh giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Trong số 149, có 134 doanh nghiệp đang hoạt động. 15 doanh nghiệp đã triển khai dự án.
149 doanh nghiệp Trung Cộng trên 22 tỉnh thành Việt Nam là một vụ việc rất lớn, có tổ chức đàng hoàng, vậy thì chỉ có đảng CSVN mới thực hiện được việc bán đất cho quan thầy Tàu Cộng mà thôi.
Các tỉnh thành có người Trung Quốc sở hữu đất đai gồm có: Đà Nẵng 22 trường hợp, Quảng Ninh 17 trường hợp, Hải Phòng 16, Bình Định 9, Hà Tĩnh và Bình Thuận, mỗi tỉnh có 5 trường hợp người Trung Quốc mua đất ở Việt Nam.
2. 2 2 trường hợp người Việt đứng tên mua đất cho người Trung Quốc
Người Việt ở đây đa số là người Việt gốc Hoa làm công nhân của những công ty Trung Quốc tại Việt Nam.
Những lô đất ven biển Đà Nẵng, dọc theo sân bay quân sự Nước Mặn được bán cho người Việt đứng tên mua cho người Trung Quốc.
Thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Tư lịnh phó Quân khu 5, trả lời phỏng vấn của trang Zing.vn, cho biết, những vị trí ven biển Đà Nẵng vô cùng quan trọng trong chiến lược phòng thủ và bảo vệ Đà Nẵng. Khu vực nầy lọt vào tay kẻ khác thì rất nguy hiểm.
“Tôi thật bất ngờ và quan ngại, không hiểu vì sao mà chính quyền Đà Nẵng lại phân lô bán đất ở khu vực trọng yếu nầy. Từ trước tới nay, khu vực vô cùng trọng yếu nầy không thể bán cho bất cứ ai với bất cứ lý do nào cả. Bởi vì, khi hợp thức hóa chủ quyền các lô đất nầy thì người Trung Quốc sang đây làm ăn, sinh sống, lấy vợ, đẻ con, đẻ cháu thì chẳng bao lâu khu vực nầy trở thành những khu phố Tàu trên đất nước Việt Nam. Thiếu tướng Hùng kể lại vụ việc năm 2006, khi đó ông và một cán bộ Đà Nẵng đi công tác. Xong việc, ông đến khu Resort nghỉ ngơi.
Tôi mặc quân phục, tới đó thì bị chận lại, và nói: “Ông là sĩ quan quân đội nên không được vào. Khu vực nầy dành riêng cho người nước ngoài. Tôi là tướng lãnh quân đội mà không được vào thì khách du lịch người Việt làm sao mà vào đó được”.
Xây khách sạn trên lãnh thổ Việt Nam mà không cho người Việt vào thì thật là vô lý. Có cái gì đó không rõ ràng của lãnh đạo cấp cao?.
3. Người nghèo nhất trong thôn mua 12 lô “đất vàng”
Ông Lý Phước Cang, người nghèo nhất trong thôn lại có tiền mua 12 lô đất ven biển 2,000M2 với giá trên 60 tỷ đồn, sát sân bay quân sự Nước Mặn.
246 lô đất sát sân bay Nước Mặn với diện tích 40,000 M2 rơi vào tay người Trung Quốc. Trong số 26 cá nhân đứng tên mua đất thì chỉ có 15 người có hộ khẩu tại Đà Nẵng. Những người khác thì ở các “tỉnh lạ, của nước lạ”.
Cướp đất người dân, dâng nạp đất cho quan thầy Tàu Cộng chỉ rõ đó là một trong những hành vi bán nước của đảng CSVN.
Hành vi bán nước của Nguyễn Phú Trọng được thực hiện dưới muôn ngàn hình thức rất tinh vi, bí mật, dùng những từ ngữ chung chung như “hợp tác”, “đồng thuận”, “chỉ đạo”... mà người dân vốn đã vô cảm, không nhận ra trọng tội nầy.
4. Lãnh vực hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc
Người Trung Quốc thuê đất trong thời hạn là 50 năm. Các hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp Trung Quốc tại các biên giới đất liền và ven biển gồm có: khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi thủy sản, da giày, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử…
5. Người Trung Quốc đầu tư “núp bóng” người Việt
Đầu tư “núp bóng” là nhờ cá nhân người Việt đứng tên mua đất để được hoạt động hợp pháp. Bên ngoài là Việt Nam, nhưng bên trong người Trung Quốc quản lý tất cả mọi việc. Một hình thức khác là hợp doanh với một công ty Việt Nam. Con buôn người Trung Quốc nổi tiếng là gian manh xảo trá khó lường.
Trường hợp liên doanh, hợp doanh, thì trong các công ty cổ phần, lúc đầu do người Việt Nam quản lý. Sau một thời gian, người Trung Quốc mua thêm số cổ phần để nắm lấy vai trò chủ tịch hội đồng quản trị (CEO=Chief Executive Officer) lãnh đạo công ty. Tức là làm chủ khu đất của công ty.
Sau đây là những thủ đoạn mà người Tàu thực hiện ở Việt Nam.
Họ đưa lao động người Hoa, dưới hình thức du lịch, sang làm việc. Một số doanh nghiệp của người Trung Quốc núp dưới vỏ bọc là kinh doanh nhưng đã hoạt động tội phạm công nghệ cao, sản xuất ma túy ở các địa phương như: TP Đà Nẵng, TP Quảng Ninh, Phú Yên, Kontum. Đã có nhiều doanh nghiệp trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh, Hải Phòng.
Đến nay, cơ quan chức năng Việt Nam đã xử lý 63 người không khai báo tạm trú, 87 người không có giấy phép lao động, 285 người Trung Quốc đồng loạt tấn công lao động người Việt.
Bộ Quốc phòng Việt Cộng tệ thật, làm ăn bết bát quá. Vì sao không ngăn chận mưu đồ của Tàu Cộng từ năm đầu tiên, mà phải chờ 5 năm, từ 2011 đến 2015 là thời gian để bọn khựa thâu tóm đến 134 lô đất trọng yếu, thời gian để bọn khựa thực hiện xong những ý đồ về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, an ninh tình báo…
Nói về Bộ Quốc phòng “tệ”, làm ăn bết bác trong tình trạng hiện nay của Việt Nam thì không đúng lắm, vì Việt Nam hiện nay chỉ là một tỉnh, một khu tự trị trực thuộc Bắc Kinh. Mục đích của Bộ Quốc phòng chỉ vừa che đậy hành vi bán nước, vừa để lừa bịp người dân, cho rằng Đảng, Nhà nước cũng quan tâm đến chủ quyền lãnh thổ và độc lập của Đảng.
6. Dân Oan trần truồng chận xe quốc hội để kêu oan và đòi đất
Ngày 8-6-2020, trang Fanpage đã trực tiếp phát hình những dân oan từ khắp nơi trên mọi miền đất nước, kéo về tòa nhà Quốc hội để kêu oan và đòi đất. Trong khối dân oan, bổng nhiên có một người đàn ông và một phụ nữ tự cởi sạch quần áo, trần truồng chạy ra đường, chận xe của đại biểu quốc hội để kêu oan và đòi đất. Người phụ nữ là cô giáo tên Phan Thị Mỹ Xuyên, người đàn ông là cha của cô giáo Mỹ Xuyên tên Phan Văn Tuấn. Nhà bị công an đốt ngày 10-6-2016.
Trên clip cho thấy hai dân oan nầy, lúc thì la khóc, nằm giãi giụa trong đau đớn, lao ra đường gào thét “Trả lại nhà và vườn tược cho tôi”. Trong đoàn dân oan có em bé 6 tuổi, liên tục hô to “Trả lại nhà cho ông nội cháu”.
Công an bắt cô giáo Xuyên, khiêng như khiêng heo, ném lên xe và chở đi đâu không ai biết.
Trần truồng nơi công cộng phạm tội “Công xúc tu sĩ”. là hành vi trái với thuần phong mỹ tục nơi công cộng. Vậy muốn tránh tội nầy thì cần phải che nó lại, không gì bằng lấy hình Bác che lại, để mọi người chỉ thấy hình Bác ở đó mà thôi.
7. Dân Oan ba miền kéo về gọi hồn kêu “vía” các lãnh đạo CSVN
Cũng ở trang Fanpage, ngày 16-6-2020 dân oan ba miền ở các tỉnh thành, già, trẻ cầm nhang đến trước trụ sở Tiếp dân trung ương ở Hà Nội. Những người phụ nữ đốt nhang, kêu lớn gọi hồn các lãnh đạo. Tất cả quỳ lạy, một phụ nữ khóc lóc thảm thiết, kêu gào: “Ông Trọng ơi!, ông Phúc ơi! Ba hồn 7 vía các ông và 3 hồn 9 vía bà Nguyễn Thị Kim Ngân, hồn ở nơi nào, ở cây cao bóng mát, Ba Đình, Bắc Kinh, bốn phương tám hướng hãy về đây chứng giám cuộc xử lý công minh và trừng phạt những kẻ cướp đất của người dân. Hu! hu! hu!
8. Nhiều sai phạm trong quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm
a. Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một dự án phát triển đô thị tại bán đảo Thủ Thiêm, thuộc quận 2 và đối diện quận 1 qua sông Sài Gòn. Diện tích 7.3Km2 (730 ha). Đây là một trung tâm thương mại và tài chánh gồm các tòa nhà cao từ 10 tầng đến 40 tầng. Khu dân cư đáp ứng cho 130,000 người và 1 triệu khách du lịch. Hơn phân nửa diện tích là cây xanh và đường giao thông. Theo quy hoạch hạ tần, thì có 5 cây cầu và một cầu dưới đáy sông đã thực hiện.
b. Tái định cư và bồi thường
Để thực hiện dự án, Thành phố HCM đã giải tỏa trắng, gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm. 14,000 gia đình với hơn 60,000 người đã phải di dời ra khỏi khu đất dự án.
Thành phố HCM đã huy động số tiền 30,000 tỷ đồng (tương 1.5 tỷ USD) để bồi thường và tái định cư.
c. Công bố nhiều sai phạm trong quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Hồ sơ Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm bị thất lạc
Ngày 26-6-2020, trong buổi tiếp cử tri 3 quận, 1,3, 4, ông Trần Lưu Quang, Phó bí thư thường trực TP/HCM, cho biết: “Dự án quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm kéo dài hơn 20 năm nên hồ sơ không còn”. Hai văn kiện pháp lý căn bản là bản đồ tỷ lệ 1/5,000 và Quyết Định 367/QĐ-TTg ngày 4-6-1996 của Thủ tướng Chính phủ bị thất lạc.
Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một công trình rất lớn, có liên quan đến nhiều ban ngành và những nhà đầu tư tham dự. Chẳng lẽ nào tất cả đều mất hồ sơ?.
Lý do thất lạc là một bí mật bao trùm.
- "Vạch mặt chỉ tên những kẻ hại dân hại nước"
Tờ báo Giáo dục Việt Nam có một loạt bài tựa đề: “Phác thảo chân dung những kẻ hại dân, hại nước”, trong đó nêu đích danh một số quan chức liên quan đến vụ Thủ Thiêm. Đó là Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang. Ngoài ra còn có những tên thuộc Thành ủy Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Võ Viết Thanh, Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) (giai đoạn 1996-1997) Phụ trách quản lý Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (KĐTM/TT) cho biết: “Đồng tiền làm biến dạng quy hoạch”
1). Lê Thanh Hải: Lê Thanh Hải sinh ngày 20-2-1950 tại xã Điều Hòa, Mỹ Tho. Báo Giáo dục đưa tin “Lê Thanh Hải ở đâu khi Thủ Thiêm nổi sóng?”
Lê Thanh Hải bị cách chức bí thư thành ủy TP/HCM nhiệm kỳ 2010-2015.
Cô Nguyễn Thùy Dương, một người quan tâm theo dõi những chuyển biến tại Thủ Thiêm, cô cho đài RFA biết: "Lê Thanh Hải là người có nợ máu đối với dân oan Thủ Thiêm. Tại vì ông đã chỉ đạo cho Tất Thành Cang dùng bàn tay sắt để cưỡng chiếm nhà đất của người dân. Nói chung là ông đã lấy đất của hàng ngàn hộ dân Thủ Thiêm mà không có quyết định thu hồi đất. Rồi sau đó đem bán lại chia cho các sân sau. Ông làm thiệt hại nhà nước 8,000 tỷ đồng. Nhiều hộ dân ở ngoài dự án cũng bị thu hồi đất.:
Cô Nguyễn Thùy Dương là người đã ném một chiếc giày lên mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trong cuộc tiếp cử tri trước kia.
Theo tính toán thì ông Hải đã thu lợi và bỏ túi trên 100,000 tỷ đồng. Dân Thủ Thiêm mong rằng ông nầy phải được xử lý nghiêm minh, thích đáng bằng biện pháp hình sự.
Ông Cao Thăng Ca cho biết: “Chúng tôi lo ngại bọn họ chỉ bị kỷ luật qua loa cho xong chuyện. Chúng tôi chờ xem, nhưng không hy vọng lắm”.
2). Về ông Tất Thành Cang: Tất Thành Cang sinh năm 1971. Phó bí thư thường trực thành ủy TP/HCM. Ông nầy đồng lõa, ăn chia trong vụ bán đất công 32.5 ha tại xã Phước Kiến (Tân Thuận) với giá “bèo bọt” là 419 tỷ đồng, làm thất thoát trên 2,000 tỷ đồng.
3). Kỷ luật toàn bộ Thành ủy TP/HCM
Những tên sau đây bị kỷ luật: Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thị Hồng, Lê Văn Khoa, Vũ Hùng Việt…Rõ ràng là cán bộ đảng viên tham nhũng, đoàn kết lại, bảo vệ nhau, bảo vệ đảng, bảo vệ tài sản tham nhũng, bảo vệ tánh mạng để tiếp tục tham nhũng. Đó là bản chất của đảng CSVN.
9. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và “Dân Oan”
Trần Khải Thanh Thủy sinh ngày 26-11-1960 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội. Bà là nhà văn, nhà hoạt động Việt Nam, lên tiếng giúp dân oan đòi công lý vì đất đai của họ bị chiếm đoạt. Bà thành lập Hội Dân oan Việt Nam năm 2006.
Dân oan là những người bị cướp đất khiếu kiện lâu ngày để đòi đất. Cái tên “Dân Oan” xuất hiện trong thời kỳ đó, có lẽ là do bà đặt ra.
Bà Trần Khải Thanh Thủy tích cực tham gia khối 8406 của LM Nguyễn Văn Lý, Công Đoàn độc lập của Nguyễn Khắc Toàn và Ủy ban Nhân quyền của LS Nguyễn Văn Đài.
Nhà nước Việt Cộng khủng bố bằng những hành động hèn hạ nhất.
Bà Trần Khải Thanh Thủy đấu tranh cho dân oan và đòi nhân quyền cho đồng bào nên bị nhà nước Việt Cộng bỏ tù và gia đình bị khủng bố bằng những hành động hèn hạ, tiểu nhân nhất. Đó là dùng bọn côn đồ hoặc công an an đội lốt côn đồ, dùng vũ khí đặc sản của Đảng là mắm tôm.
Mắm tôm là vật liệu chính, pha trộn với những thứ dơ bẩn nhất, hôi thúi nhất như phân người, xác chuột chết, xương thịt cá rữa nát sình thúi. Pha trộn với dầu nhớt đem ném vào nhà thờ, nhà chùa và nhà những nhà đấu tranh đòi công lý và nhân quyền cho Việt Nam.
Bà Trần Khải Thanh Thủy cho biết, chỉ trong 2 tháng, gia đình bà đã bị sách nhiễu 9 lần, 8 lần mắm tôm và một lần dùng keo hóa học làm bít kín ổ khóa, khiến gia đình bà phải ở ngoài trời suốt 5 tiếng đồng hồ để thay khóa.
10. Hồ Chí Minh lãnh trọn gói mắm tôm
Ông Hoàng Minh Chính đi Mỹ trị bịnh, khi về nhà thì bị sách nhiễu bằng hung khí mắm tôm của bọn côn đồ lưu manh, đó là cứ ném mắm tôm vào nhà.
Để ngăn chặn, ông treo tấm hình Hồ Chí Minh trước cửa nhưng cũng bị lưu manh ném mắm tôm vào nhà. Thế là Hồ Chí Minh lãnh trọn gói mắm tôm trộn phân người.
Dân oan miền Bắc bao gồm gia đình liệt sĩ, thương phế binh, cựu chiến binh, biểu tình đòi đất. Công an có sáng kiến độc đáo, đó là tràn nhau ra bóp vú phụ nữ. Giật hình bác Hồ ném xuống đất, đạp bể đầu bác. Đoàn biểu tình hô khẩu hiệu: “Bác Hồ muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Công an tức giận: “Hồ, Hồ cái con c. tao!”
Thế là Hồ Chí Minh hết thời rồi. Công an lên ngôi.
11. Tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, Hà Nội
Vào tháng 11 năm 2016, tranh chấp giữa người dân và chính quyền, khi UBND huyện Mỹ Đức căng dây chung quanh khu vực tranh chấp 59 hecta và cắm tấm bản ”Vùng cấm-Khu vực quân sự”
Tháng 2 năm 2017, người dân thu dây, nhổ tấm bản và đưa máy móc tới canh tác. Chính quyền huy động hàng trăm công an, cảnh sát, an ninh, dân phòng, xe cứu thương, xe vòi rồng đến nơi. Sau cuộc xung đột, 9 người dân bị bắt, trong đó có ông Lê Đình Công và người cha là ông Lê Đình Kình. Người dân đáp trả bằng cách bắt giữ 38 cán bộ, công an, giam giữ 7 ngày tại nhà văn hóa của thôn Hoành.
Ngày 22-4-2017, Nguyễn Đức Chung (Thiếu tướng công an) Chủ tịch UBND TP Hà Nội đến Đồng Tâm và ký cam kết viết tay là sẽ làm rõ nguồn gốc của khu đất tranh chấp. Không truy cứu trách nhiệm hình sự của người dân Đồng Tâm, đổi lại phải thả 38 con tin.
- Vài nét tổng quát về ông Lê Đình Kình
Ông Lê Đình Kình sinh năm 1936, cư ngụ tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội. Ông là đảng viên kỳ cựu với 58 tuổi đảng. Ông tham gia chống Mỹ. Sau khi giải ngũ ông giữ các chức lãnh đạo xã Đồng Tâm trong nhiều năm liền. Trưởng công an xã, Chủ tịch UBND xã, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm. Trong vụ đột kích ngày 9-1-2020, ông bị công an bắn chết tại nhà.
- Vụ đột kích ngày 9-1-2020
Đài VOA đưa tin. Bà con cho biết, lúc 2 giờ sáng, một lực lượng công an, bộ đội khoảng 3,000 người đồng loạt tấn công. Người dân bị chia ra từng nhóm nhỏ để bắt những người cầm đầu.
Công an dùng chất nổ phá sập vách tường nhà ông Kình, xông vào bắn chết ông tại chỗ.
- Thần hỏa thịnh nộ thiêu sống ba sĩ quan công an Việt Cộng
Một cựu sĩ quan VC, xin giấu tên, nói với đài VOA: “Mấy anh cảnh sát ấy bị rơi xuống hố là do leo lên nóc nhà ông Kình rồi nhảy sang nhà của ông Lê Đình Chức ở bên cạnh. Cả ba cùng nhảy một lượt, nhưng mái tôn của nhà ông Chức quá yếu nên bị sập, thế là cả ba sĩ quan công an bị rơi từ cao xuống cái hố giữa hai nhà”
Những người trong nhà ông Chức đổ những thao xăng xuống, dùng gạch, đá, bom xăng ném vào khiến 3 sĩ quan công an Việt Cộng bị thiêu sống. Ba sĩ quan tên Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy và Dương Đức Hoàng Quân, cấp bậc từ trung úy đến thượng úy.
Đó là do thần hỏa nổi cơn thịnh nộ tiêu diệt những kẻ giết dân. Trong vụ nầy, 25 người dân Đồng Tâm bị truy tố về tội giết người.
12. Vụ án cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng, Hải Phòng
1). Đoàn Văn Vươn: Đoàn Văn Vươn sinh năm 1963, sinh sống tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng. Từng phục vụ trong quân đội. Kỹ sư nông nghiệp. Theo đạo Công giáo.
2). Bối cảnh: Năm 1993, Đoàn Văn Vươn bán tài sản, vay tiền bạn bè và vay nợ ngân hàng để xin thuê đất. Huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho ông Vươn 21 ha đất ven biển trong thời hạn 14 năm. (Hết hạn vào năm 2007). Năm 1995, ông Vươn xây thêm một con đê cao và dài để vừa ngăn sóng biển tràn vào mỗi khi có bão lụt, vừa mở rộng diện tích nuôi thủy sản, tôm và cá. Và đồng thời bảo vệ cho người dân trong khu vực. Năm 1997, huyện Tiên Lãng cho thuê thêm 19.3 ha đất tổng cộng là 40.3ha cũng hết hạn vào năm 2007. Năm 2009, huyện Tiên Lãng làm thủ tục thu hồi toàn bộ đất đai của ông Vươn. Ông Vươn khiếu nại và đâm đơn kiện Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng. Ngày 27-1-2010, tòa án huyện bác đơn kiện, giữ nguyên quyết định đòi đất. Ông Đoàn Văn Vươn kháng cáo lên tòa án Thành phố Hải Phòng.
Tòa án Thành phố Hải Phòng lừa bịp trắng trợn.
Tòa tiến hành “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa thuận”. Nếu như ông Vươn rút lại tất cả hồ sơ kiện huyện Tiên Lãng, thì huyện cho ông được tiếp tục thuê đất.
Ngày 19-4-2010, ông Vươn rút lại hồ sơ kiện. Và chính quyền huyện đã nhiều lần triệu tập ông Vươn đến huyện để “làm việc” Ông Vươn không thay đổi lập trường. Huyện không thay đổi quyết định thu hồi đất.
Huyện Tiên Lãng thi hành cưỡng chế, phá sập nhà ông Đoàn Văn Vươn
Sáng ngày 5-1-2012, ông Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, chỉ huy ban cưỡng chế trên 100 người gồm công an, bộ đội, tấn công vào nhà ông Đoàn Văn Vươn. Trong thời điểm đó ông Vươn không có mặt. Người nhà ông Vươn chống trả kịch liệt bằng mìn tự chế, súng đạn hoa cải. Súng đạn hoa cải là loại shotgun, đầu viên đạn là những viên bi. Đạn tự chế thay thế những viên bi bằng mảnh vụn kim loại, đinh…
Kết quả là 4 công an và 2 bộ đội bị thương. Căn nhà 2 tầng của ông Vươn bị phá sập bằng xe ủi đất.
Kết quả vụ cưỡng chế: Cuộc cưỡng chế thất bại. Vụ thu hồi đất đai được hủy bỏ. Chủ tịch UBND và bí thư xã Vinh Quang bị đình chỉ chức vụ. Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng là Nguyễn Văn Khanh bị cách chức với lý do là đã biết nhà của ông Đoàn Văn Quý không nằm trong khu vực cưỡng chế mà ra lịnh phá sập.
Những bản án: Tòa án Thành phố Hải Phòng tuyên án: Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý mỗi người 5 năm tù. Đoàn Văn Sinh 3 năm 6 tháng tù. Đoàn Văn Vệ 2 năm tù.
Đoàn Văn Vươn được đặc xá. Nhân dịp lễ quốc khánh 2 tháng 9, hai anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý được trả tự do sau 3 năm 7 tháng 21 ngày ngồi tù. Được trả tự do, ông Đoàn Văn Vươn kiện đòi lại tài sản.
13. Kết luận
Đảng CSVN cướp đất của nông dân, tạo ra một khối dân oan khổng lồ chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Biên giới Việt-Trung xem như đã hủy bỏ, người Trung Quốc lái xe chở người, tự do đi khắp nơi. Chỗ nào cũng có những khu phố Tàu biệt lập.
Vừa qua, Bộ Quốc phòng báo cáo có hàng trăm doanh nghiệp Trung Quốc chiếm những vị trí đất trọng yếu đối với chiến lược quân sự.
Đó là chuyện nhỏ.
Việc Lê Khả Phiêu bị trúng mỹ nhân kế cùa Tàu Cộng nên phải dâng đất và vùng biển Vịnh Bắc bộ và Thác Bản Giốc cho quan thầy Tàu khựa. Đó cũng là chuyện nhỏ.
Việc Lê Đức Anh dâng đảo Gạc Ma và các đảo ở Trường Sa cho quan thầy Tàu khựa.
Đó cũng là chuyên nhỏ.
Chuyện lớn là do Nguyễn Phú Trọng bí mật dâng cảng Hải Phòng cho ông chủ Tập. Ngoài ra, cha nội đó còn dùng mưu mô gian trá bằng cách lập ra luật đầu tư ba đặc khu kinh tế, Vân Đồn, Bắc Phong Vân và Phú Quốc. Mưu cao của ông Trọng cộng với cái mu thâm của bà Ngân tưởng như che đậy được hành vi bán nước, ai dè bị trời hại. Người dân phát hiện và biểu tình phản đối. Lòi ra bộ mặt gian trá, bán nước.
Có câu: “Các vua Hùng có công dựng nước. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có công bảo vệ nước, để bác cháu ta tha hồ bán nước”
20.07.2020