Các biện pháp trừng phạt cá nhân qua lại giữa Mỹ và Trung cộng chỉ "mang tính biểu tượng." - Dân Làm Báo

Các biện pháp trừng phạt cá nhân qua lại giữa Mỹ và Trung cộng chỉ "mang tính biểu tượng."

Keith Bradsher * Christine Nguyen (Danlambao) dịch - Khi căng thẳng giữa hai bên gia tăng, nhà cầm quyền Trung cộng vừa tuyên bố hôm thứ hai 13/07 rằng sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên ba nhà lập pháp Mỹ và một nhà ngoại giao để trả đũa lại các động thái tương tự vào tuần trước của chính quyền Trump đối với bốn quan chức Trung cộng.

Những lệnh trừng phạt phần lớn mang tính biểu tượng nhắm vào thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida, Senator Ted Cruz của bang Texas and dân biểu Chris Smith của bang New Jersey, tất cả đều là đảng viên đảng Cộng hòa. Sam Brownback cũng bị nêu tên, ông là đại sứ lưu động của tổng thống Trump về tự do tôn giáo quốc tế, và Ủy ban Điều hành Quốc hội về vấn đề Trung cộng, một cơ quan của chính phủ Mỹ tập trung vào nhân quyền.

Chính quyền Trump đã áp đặt các lệnh trừng phạt để đáp trả lại tình trạng vi phạm nhân quyền rộng khắp ở khu vực Tân Cương, nơi ở của sắc dân thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Hôm thứ Năm tuần trước, chính quyền đã cấm bốn quan chức Trung cộng và một cơ quan của nhà cầm quyền Trung cộng được truy cập vào các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác của Mỹ. Chính quyền Mỹ cũng hạn chế visa vào Mỹ của những kẻ này.

Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên bộ ngoại giao, hôm thứ Hai nói rằng Trung cộng phải phản ứng lại sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của họ.

“Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ hủy bỏ ngay quyết định sai lầm và ngưng bất kỳ lời nói và hành động nào can thiệp vào công việc nội bộ của Trung quốc và gây tổn hại cho lợi ích của Trung quốc,” Hua nói tại buổi họp báo. “Trung quốc sẽ tiếp tục đáp trả tùy theo sự phát triển của tình hình.”

Bà Hoa diễn tả các lệnh trừng phạt của Trung cộng là “tương xứng.” Nhưng ả không cung cấp chi tiết làm cách nào để Trung cộng có thể ngăn chặn những người Mỹ này sử dụng hệ thống tài chính của Trung cộng hay có visa Trung cộng.

Các lệnh trừng phạt có khả năng chủ yếu chỉ mang tính biểu tượng cho cả hai phía, khi cả nhà cầm quyền Trung cộng lẫn Mỹ đều biết là không có tài sản trong hệ thống tài chính của đối phương.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung cộng đang ngày càng căng thẳng. Chính quyền đã cấm một số mặt hàng công nghệ cao xuất sang Hong Kong để đáp trả lại luật an ninh quốc gia mới được áp đặt lên lãnh thổ này, trong khi tổng thống Trump liên tục tố cáo Trung cộng về đại dịch Wuhanvirus, một cáo buộc làm Bắc Kinh rất tức giận.

Chính quyền Trump đã có hành động mới nhất sau nhiều tuần chịu áp lực nặng nề từ Quốc hội, gồm có một cuộc bỏ phiếu áp đảo từ cả lưỡng đảng ở Hạ viện ủng hộ các hình phạt đối với đám quan chức Trung cộng cao cấp ở Tân Cương.

Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Chen Quanguo - một thành viên trong số 25 tên thuộc bộ chính trị cai trị Trung cộng và là bí thư cộng đảng khu vực Tân Cương. Chính phủ cũng trừng phạt Zhu Hailun, cựu phó bí thư; Wang Mingshan, giám đốc sở công an Tân Cương, và Huo Liujun, cựu bí thư của sở công an này. Bản thân sở công an này cũng chịu lệnh trừng phạt.

Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm thứ Năm nói rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm đáp trả lại hành vi “cưỡng bức lao động, giam giữ tùy tiện hàng loạt, cưỡng bức kiểm soát dân chúng, và cố xóa bỏ văn hóa và tín ngưỡng Hồi giáo của người Duy Ngô Nhĩ.”

An ninh Trung cộng đã vây bắt khoảng một triệu người Hồi giáo của sắc dân thiểu số này vào các trại tập trung và nhà tù để nhồi sọ hàng loạt, bao gồm trong các hành vi vi phạm nhân quyền. Nhà cầm quyền Trung cộng đã bắt đầu đàn áp nhiều năm trước đó sau khi có một loạt các cuộc tấn công vào thường dân mà Bắc Kinh quy cho những người Duy Ngô Nhĩ cực đoan.

Trong ngày thứ Hai, Hoa Xuân Oánh nói rằng nhà cầm quyền Trung cộng đã “kiên quyết chống lại các thế lực bạo động và khủng bố, các thế lực ly khai và các thế lực tôn giáo cực đoan.”


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo