Trung cộng thay thuật ngữ trong quy tắc hàng hải trên biển Đông - Dân Làm Báo

Trung cộng thay thuật ngữ trong quy tắc hàng hải trên biển Đông

CTV Danlambao - Trung cộng vừa công bố bản sửa đổi của "Quy tắc kiểm tra kỹ thuật theo luật định tàu biển trong nội địa" được ban hành năm 1974. Với định nghĩa khu vực giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) là "vùng ven biển" thay vì "vùng biển ngoài khơi" như trước đây, giới quan sát cho rằng Bắc Kinh đang gia tăng sự quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa bằng luật của Trung cộng.


Trong bản sửa đổi vừa được công bố, Trung cộng tiếp tục khẳng định chủ quyền tại "Vùng hàng hải Hải Nam - Tây Sa". Tây Sa là tên gọi trái phép mà Trung cộng dùng cho quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Vùng hàng hải này là khu vực nằm giữa hai điểm trên đảo Hải Nam và ba điểm trên quần đảo Hoàng Sa. Bản quy tắc sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8.

Việc thay đổi định nghĩa cho quy định hàng hải đã được ban hành từ năm 1974 từ thuật ngữ "vùng biển ven bờ" sang "vùng biển ngoài khơi" cho thấy Trung cộng bắt đầu sử dụng chiến thuật "mưa dầm thấm lâu" áp dụng luật như đã từng làm với Hong Kong.
Tức là ngang nhiên ban hành luật và từng bước thâu tóm biển Đông.

Zhang Jie, chuyên gia Biển Đông thuộc Viện khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng hành động thay đổi từ ngữ này có thể được Bắc Kinh đưa ra nhằm tăng cường quản lý trái phép quần đảo Hoàng Sa bằng luật quốc nội. "Ngay cả khi quy định này không trực tiếp nhằm tăng cường kiểm soát, nó vẫn có tác dụng đó", Zhang Jie nói.

Chuyên gia Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore đồng ý với nhận định của Zhang Jie. "Điều này có thể không gây ngạc nhiên, đặc biệt sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập các quận hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", Koh nói.

Trung cộng đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng tăng trên thế giới về các yêu sách khẳng định chủ quyền phi lý trên biển Đông.

Đầu tháng Bảy, Hoa Kỳ và Úc tuyên bố những yêu sách của Trung cộng ở biển Đông là bất hợp pháp, không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Hôm thứ Tư vừa qua, Malaysia cũng đã gửi công hàm ngoại giao tới Liên Hợp Quốc đã khiển trách Trung cộng vì cho rằng Kuala Lumpur không có quyền tìm cách thiết lập thềm lục địa của mình ở phía bắc biển Đông.

Áp lực từ cộng đồng quốc tế gia tăng khi Bắc Kinh luôn tìm cách sử dụng luật pháp trong nước để đưa các yêu sách riêng đối với vùng biển tranh chấp giữa bối cảnh tăng cường ảnh hưởng trong khu vực.

Kể từ năm 2010, Trung cộng đã thành lập bảy khu vực hàng hải mới, một trong số đó được thành lập tại thành phố Sansha của Hải Nam.

Năm 2013, Bắc Kinh đã tập trung một số cơ quan hàng hải thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển mới. Và năm 2017, Tòa án nhân dân tối cao tuyên bố rằng quyền tài phán của nó mở rộng ra tất cả các khu vực thuộc quyền kiểm soát chủ quyền của Trung cộng, bao gồm cả vùng biển thuộc quyền tài phán.


2.08.2020

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo