Mẹ Nấm (Danlambao) - Ông Đoàn Văn Nhuộm, Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) ban hành văn bản "yêu cầu người lao động không làm thêm những công việc có nguy cơ lây nhiễm Covid-19". Nói một cách khác, văn bản này là lệnh cấm người lao động - làm thêm việc khác, ngoài giờ lao động có hợp đồng với chủ thuê là tổng công ty dầu khí. Lệnh cấm này có phải là cách quản lý lao động giữa chủ thuê và người làm thuê theo đúng kiểu sở hữu nô lệ hay không?
Bởi chiếu theo văn bản này, nếu người lao động không tuân thủ yêu cầu không làm thêm việc khác thì hãy làm đơn nghỉ việc, hoặc phải bỏ việc làm thêm (hợp pháp vì ngoài giờ).
Trả lời báo Tuổi Trẻ. lãnh đạo của cho hay “việc ra văn bản này là thực hiện theo lời kêu gọi, chỉ đạo của Chính phủ trong việc chủ động, tăng cường các biện pháp để phòng, chống dịch COVID-19 vốn đang diễn biến phức tạp tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước.” (1)
Yêu cầu này của lãnh đạo PVOil đưa ra sau khi có nhân viên làm thêm lái xe taxi công nghệ vô tình chở F0, làm nhiều người trong đơn vị và gia đình trở thành F1, F2... phải cách ly, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh và cuộc sống nhiều người liên quan. (2)
Đây là cách chống dịch và bảo đảm chỉ số kinh tế phát triển của Việt Nam?
Đây là tư duy của giới chủ sở hữu nô lệ chứ không phải của một tập đoàn tự hào trong một thể chế mà giai cấp công nhân đã được giải phóng khỏi ách thống trị và bóc lột của giới chủ tư bản, và nô bộc phong kiến. Từ đó có thể thấy quyền của người lao động, quyền tự do lao động, sinh sống của người lao động bị vi phạm một cách trắng trợn.
Ở các quốc gia khác, nơi mà ông Nguyễn Phú Trọng tự hào ví von rằng “mây đen đang bao phủ thế giới, mặt trời vẫn tỏa sáng ở Việt Nam” khi đại dịch bùng phát, bằng mọi giá, mọi cách có thể người lao động được tạo điều kiện chích vaccine, bảo đảm an toàn và được hỗ trợ để vượt qua khó khăn. Ở những xứ tư bản mà đảng vẫn hàng ngày tuyên truyền là “bóc lột” công nhân, họ không bao giờ đẩy người lao động vào con đường cùng như cách PVOil đang làm.
Một tập đoàn lớn của ngành kinh tế mũi nhọn (dầu khí) mà còn hành xử với người lao động thế này thì thử hỏi các công ty nhỏ hơn sẽ có văn hóa làm việc như thế nào?
Chú thích:
15.06.2021