Phương Trạch (Danlambao) - Ngày 03/8 vừa qua, hàng loạt báo đưa tin nam thanh niên “đạp vào đầu xe máy” khiến một chiến sĩ công an hy sinh(1).
Thông tin trên đã làm nhiều người phẫn nộ về hành động tàn độc của nam thanh niên này, đã gây nên cái chết đau thương cho thượng úy công an.
Nhưng dư luận đặt câu hỏi rằng, tâm lý của người bỏ chạy là chạy bạt mạng để thoát thân, và thường là chạy trước người truy đuổi, hồn vía đâu mà nghĩ đến việc đạp đầu xe. Hơn nữa muốn đạp đầu xe thì phải hai xe phải đi ngang nhau. Nếu nam thanh niên chạy trước chiến sĩ công an thì không thể đạp đầu xe được.
Rất may là sau đó, những hình ảnh ghi lại cuộc rượt đuổi hấp dân như phim này đã được đưa lên MXH. Theo đó thì nam thanh niên luôn chạy trước chiến sĩ công an ít nhất 5 m.
Sau khi những hình này được đăng tải, báo chí đã đồng loạt “sửa sai” bằng cách nói nam thanh niên có dấu hiệu ép xe(2).
Thế nào là “có dấu hiệu ép xe”? Những hình ảnh ghi lại cho thấy nam thanh niên chạy trước, chiến sĩ công an chạy sau, khoảng cách khoảng 5m. Với khoảng cách đó thì làm sao có tể ép xe. Phải nói thẳng như bài của tờ Tiền Phong ra đầu tiên rằng: “Trong lúc truy đuổi một thanh niên ra đường sau 18 giờ, xe máy của chiến sĩ Công an quận 6, TPHCM bị mất lái lao vào lề đường”(3).
Dư luận phản ứng về việc báo chí thiếu trung thực trong vụ này: Báo viết: “TPHCM: Cán bộ công an hy sinh khi truy đuổi thanh niên ra đường sau 18h”. Ra đường sau 18 giờ không phải là tội phạm. Bộ Luật Hình Sự không hề quy định tội danh "ra đường sau 18 giờ". Ngay cả chỉ thị 16 cũng không hề quy định, ra đường sau 18 giờ là tội phạm.
2: “Trong quá trình làm việc, Võ tăng ga bỏ chạy nên tổ tuần tra - trong đó có một cán bộ Công an quận 6 đuổi theo giữ lại. Bám theo một đoạn đường, cán bộ công an bị đối tượng đạp vào đầu xe máy khiến xe lao lên vỉa hè nhà dân”. Đã khống chế rồi làm sao dân tăng ga bỏ chạy? Kiểu này là dí theo, dân hoảng quá tăng tốc độ. Càng chạy thì công an càng dí.
3: Cách đưa tin rất ác độc, vì vẽ ra hình ảnh tội phạm côn đồ để vu oan cho dân trong khi sự việc không tường minh. Dễ làm cho những ai nghiêng về chủ nghĩa duy tình, bày tỏ ngay ác cảm với anh Võ. Đó là một hình thức đấu tố rất lạc hậu, rừng rú.
Nói thật nhé: Nếu báo chí cứ đưa tin kiểu này thì đó là hành động “tự lấy đá ghè vào chân mình”, lật như trở bàn tay như vậy thì ai tin?
Chức năng của báo chí là phải đưa tin nhanh chóng, khách quan và trung thực. Trong đó yếu tố trung thực là quan trọng nhất. Đừng vì định hướng dư luận mà “bẻ cong ngòi bút”, bóp méo sự thật.
Điều này giải thích tại sao TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng QH than thở rằng: “Nếu được chiến đấu song phẳng, không lý gì báo chí thua MXH”. Điều đó khẳng định câu nói của TS Nguyễn Sĩ Dũng như là một chấn lý: “Chúng ta đã thua trong cuộc chiến thông tin này”.
Vì kiểu đưa tin thiếu trung thực khách quan, mà VTV bị “các thế lực thù địch” gắn cho cái mác là “Vua Tin Vịt”, là “Báo Bẹm”…
Đồng thời hôm nay: “Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công cho Thượng úy công an hy sinh khi đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19”.
Có điều là thượng úy CA này chỉ được đề nghi truy tặng HCCH hạng Nhì, thua 3 công an được cho là “hy sinh anh dũng” trong vụ Đồng Tâm, cũng đã được truy tặng HCCC hạng Nhất, vì thượng úy CA này không bị… chết cháy, mà “bị mất lái lao vào lề đường”.
Vậy là từ “đạp đầu xe” nay biến thành “có dấu hiệu ép xe”. Giống như vụ án Cù Huy Hà Vũ năm 2010, khi công an bắt ông ta trong khách sạn với bà Hồ Lê Như Quỳnh, người ta phát hiện “có hai bao cao su đã qua sử dụng” trong thùng rác. Sau đó CHHV bị truy tố về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo điều 88 – Bộ luật hình sự.
Kết thúc truyện Đôi mắt, nhà văn Nam Cao viết: “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo”.
Chú thích:
(4) Clip công an rượt đuổi và tự té: https://www.youtube.com/watch?v=F9ggdESQkUI