Test kit Việt Á: Cuộc chiến tranh quyền đoạt vị giữa các phe nhóm lợi ích giữa đại dịch tại Việt Nam (Phần 2) - Dân Làm Báo

Test kit Việt Á: Cuộc chiến tranh quyền đoạt vị giữa các phe nhóm lợi ích giữa đại dịch tại Việt Nam (Phần 2)

Việt Á và Vingroup

Mẹ Nấm (Danlambao) - Phan Quốc Việt Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Viet A Corp) bị khởi tố và bắt giam vì thổi giá test kit. Sau vụ bắt giữ này là hàng loạt cuộc thanh tra toàn diện ở 62 tỉnh, thành phố vì liên quan đến các gói thầu mua sắm.

Việt Á và Vingroup có liên quan gì với nhau?

- Tháng 3/2020, Học viên Quân y và Việt Á kết hợp để sản xuất test kit. Việt Á chiếm thế thượng phong.Đến tháng 4/2020, test kit Việt Á được cấp phép và quảng bá rầm rộ bởi đây là bộ xét nghiệm made in Vietnam đầu tiên.

- Tháng 7/2020, Vingroup công bố thông tin Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec (thuộc Tập đoàn Vingroup) vừa phát triển thành công 2 bộ kit xét nghiệm virus corona (VinKit), đạt chất lượng tương đương các sinh phẩm chẩn đoán theo khuyến cáo của WHO. "Bộ kit này đã tăng tốc độ xét nghiệm lên gấp 2 lần so với các bộ kit đang có trên thị trường. Đây là điều quan trọng trong việc kiểm soát và phòng chống dịch bệnh. Hiện chúng tôi đang khẩn trương thực hiện quy trình sản xuất và làm thủ tục cấp số đăng ký để lưu hành rộng rãi" -GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec quảng cáo.

Có thể thấy rằng trong năm 2020, hai bộ xét nghiệm của Vingroup là VinKit là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với test kit Việt Á nhưng lại im hơi lặng tiếng. Vingroup không tham gia được vào xới bạc độc quyền xét nghiệm này như Việt Á.

- Ngày 3/6/2021, CTCP Tập đoàn Vingroup đã thành lập CTCP Công nghệ sinh học Vinbiocare (Vinbiocare) với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu. Trong đó tập đoàn Vingroup chiếm 69% cổ phần, bà Phan Thu Hương nắm giữ 1%, ông Phan Quốc Việt nắm giữ 30%. (Tạm tính với phần góp vốn của ba thành viên trong Vinbiocare thì Vingroup góp 138 tỉ, Phan Quốc Việt 60 tỉ, bà Phan Thu Hương 2 tỉ). (1)

- Tháng 10/2021, giới quan sát đặt câu hỏi liệu Vingroup có nâng giá test kit xét nghiệm hay không khi lộ ra công văn số 7263/BYT-KH-TC do Bộ Y tế xin ý kiến về phương án lực chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt để mua sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV–2... Trong đó Bộ Y tế tiết lộ đã ký thỏa thuận khung với Vingroup để mua 10 triệu bộ test Realtime RT-PCR, 15 triệu bộ test nhanh kháng nguyên do Úc và Hàn Quốc sản xuất với tổng giá trị 1,920 tỷ (hơn $84 triệu).

Thông tin này có thể khiến giới quan sát nhận định lợi ích của Việt Á và Vingroup có xung đột khi Việt Á chính là công ty đã và đang cung cấp sinh hóa phẩm, test kit xét nghiệm cho 62/63 tỉnh, thành phố.

Ngay sau khi Phan Quốc Việt bị bắt, báo chí đưa tin về quá trình thành lập và góp vốn của Công ty CP Việt Á cho thấy 3 thành viên sáng lập của Việt Á giữ tổng cộng 20% trong số vốn đăng ký 1.000 tỉ đồng. Nếu 3 nhân vật chính của công ty chỉ góp 200 tỉ vậy còn 800 tỉ còn lại do ai góp? Ngoài ra nếu Phan Quốc Việt có đóng góp 60 tỉ vô Vinbiocare thì có thể thấy nhân vật này không phải là tay ngang nữa mà đã chơi canh bạc chiếu trên và tất nhiên đã được chọn mặt gởi vàng đại diện cho các sân sau.

Việt Á bị phanh phui lúc này có liên quan gì đến Vingroup?

Trong bối cảnh Vingroup sắp cho ra mắt bộ xét nghiệm VinKit thì việc chứng minh có tham nhũng, bao che trong lĩnh vực đấu thầu y tế chính là phương thức quảng bá hiệu quả nhất.

Trả lời báo Thanh Niên hồi ngày 2/10/2021, sau khi thông tin Vingroup đội giá bộ xét nghiệm của Hàn Quốc lên, ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup đã tiết lộ thông tin tập đoàn này sắp có nhà mát sản xuất test kit như sau:

Ông nói Vingroup không kinh doanh kit test nhanh nhưng Vingroup sắp có nhà máy sản xuất sản phẩm này? Liệu hai câu chuyện này có mâu thuẫn với nhau không?

- Chúng tôi không kinh doanh, dự án sản xuất test nhanh của Vingroup là dự án phi lợi nhuận. Việc sản xuất này xuất phát từ nhu cầu chống dịch, bảo vệ sức khỏe của người dân và nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo tự lực, tự chủ nguồn cung kit test cho Việt Nam trong bối cảnh “bình thường mới”. “Chúng tôi đã có thỏa thuận chuyển giao công nghệ với Công ty NG Biotech của Pháp, theo đó giai đoạn 1 sẽ nhập nguyên vật liệu từ công ty này và gia công đóng gói tại Việt Nam, sẽ bán cho các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc phi lợi nhuận. Tới đây, khi bắt đầu sản xuất, chúng tôi sẽ cung cấp trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp với giá gốc, giúp giảm chi phí xét nghiệm cho họ và giảm gánh nặng cho hệ thống y tế….”(2)

Đương nhiên lời hứa bao giờ cũng hay và đẹp. Giá gốc là giá nào khi chính Vingroup cũng nhập test kit Hàn Quốc về bán lại với giá cao hơn thực tế trong khi doanh nghiệp chào tận gốc chỉ có $2? Vingroup mua tặng 20 triệu test kits, mua “bán lỗ” 15 triệu test kits để rồi cuối cùng vẫn có thể ẵm trọn là $84,120,000 từ ngân sách nhà nước (tức tiền thuế dân) do Bộ Y tế phê duyệt. (2)

Việt Á và Vingroup là hai đối thủ có tên cùng nhiều chân rết ẩn danh đang cạnh tranh rất khốc liệt để tranh nhau để ăn cho bằng hết miếng bánh ngân sách chống dịch. Tuy nhiên cả hai đối thủ này không thể cạnh tranh theo đúng kiểu thị trưởng mở và minh bạch. Bởi lý do đơn giản có thể hiểu là cả hai đang phục vụ cho các quan lớn và ăn chia với nhau.

Vì vậy mới có chuyện một đối thủ cạnh tranh lại góp vốn vào để liên doanh cùng Vinbiocare như Việt Á.

Với ngân sách dự trù chống dịch và phục hồi kinh tế mà đảng Cộng sản dự trù lên tới $4,5 tỷ thì canh bạc quyền lợi này cho thấy cả Việt Á và Vingroup đều là những băng nhóm lợi ích bắt tay cùng đảng thao túng để cấu xé ngân sách, vơ vét tài nguyên. Và cho dù bên nào thắng thì nhân dân vẫn là người chịu thiệt hại chính trong các thương vụ kiểu này.

Chú thích:




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo