Việt Hoàng (danlambao) - Để có thể nhìn nhận rõ hơn về Đinh La Thăng (ĐLT) có thể tóm tắt mấy ý sau:
1. ĐLT là sản phẩm của công tác tổ chức cán bộ mà Đảng là yếu tố quyết định. Trong những năm qua công tác đề bạt Cán bộ tại các vị trí then chốt của Đảng, Chính phủ đã loại bỏ tất cả các quy trình theo quy định,đặc biệt là việc xem xét năng lực phẩm chất của Cán bộ được đề bạt. Việc "cánh hẩu", "bè phái" mua quan bán chức trong cái vòng quay luân chuyển cán bộ đã tạo điều kiện và là mảnh đất màu mỡ cho các cán bộ như Thăng được đẩy lên nhanh chóng. Đây là lỗi và trách nhiệm đầu tiên của TT Nguyễn Tấn Dũng sau đó là TW đảng, Bộ chính trị.
2. Khi TT Dũng đặt ĐLT lên làm Bộ trưởng Bộ Giao thông ông ta cũng biết sử dụng Thăng ở mục đích gì mà năng lực phẩm chất của ĐLT sẵn có và đáp ứng được. Có thể nói ông Dũng đã chọn không nhầm. Khi ĐLT ở Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà là những năm tháng Thăng đã rèn luyện tất cả các kỹ năng móc tiền, tiêu tiền, chia tiền từ nguồn vốn ngân sách trong cương vị của một Kế toán trưởng (nên nhớ rằng TCTXDSĐ trong những năm ấy là quá đấm thép của ngành Xây lắp VN) và cũng từ mớ tiền thu vén cùng với kỹ năng ấy nên Thăng đã tạo ra một bước đệm đi xa hơn là về làm Phó bí thư thành ủy TP Huế, và chỉ trong vòng 2 năm Thăng đã khoác áo ủy viên TW Đảng.
Tức là Thăng đã hoàn thiện được vỏ bọc của mình để đi xa hơn. Khi Thăng được đưa về Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) là Thăng đã được đẩy lên ngang hàm bộ trưởng, nhưng về tiềm lực kinh tế PVN còn lớn hơn một Bộ, tầm cỡ ảnh hưởng của nó mang tính quốc gia. PVN nộp ngân sách chiếm gần 30% toàn bộ ngân sách toàn quốc gia, nhưng PVN lại được bảo trợ chính sách trong chi tiêu tài chính, trích ngay từ nguồn bán dầu thô,và khí mà không cần thông qua Quốc hội cũng như các cơ quan quản lý khác. Từ nguồn thu này mà PVN không phải vay, nợ như các tập đoàn KT khác để đầu tư các dự án. Đây là một kẽ hở, mà cũng là cơ hội cho Thăng thao túng với cương vị Chủ tịch tập đoàn và kẻ duy nhất là lãnh đạo các tập đoàn KT có hàm Ủy viên TW.
Thăng về PVN việc đầu tiên là triển khai hàng loạt dự án đồng thời với việc đẩy PVC (Tổng công ty XL dầu khí) từ một Công ty với doanh thu chưa được 800 tỷ/năm lên hơn 20.000 nghìn tỷ/năm trong vòng 3 năm với một chỉ thị mà PVC không phải đấu thầu các dự án này, và các Chủ Đầu tư trong PVN phải giao thầu cho PVC.
Thăng đưa Thanh từ TCT Sông Hồng, đưa Thuận từ TCT Sông Đà về lần lượt làm Tổng giám đốc và Chủ tịch mà hai đệ tử này đã nổi tiếng là những tay "chộp giật" nổi tiếng đã có "phốt" tại các đơn vị này. PVC đã là sân sau của Thăng một cách hợp pháp. Như vậy Thăng đã hoàn thiện một vòng quay móc tiền của PVN mà thực chất là của nhân dân.
Tại PVN Thăng là vua. Mệnh lệnh của Thăng không có quyền phản ứng. Thăng đã mở mồm là đồng tiền phải vận chuyển theo đúng chỉ đạo, đúng địa chỉ. Nếu cho thanh tra, kiểm toán thì PVN thất thoát không kém gì VINASHIN, chỉ riêng vài tỷ USD đầu tư ra nước ngoài bốc hơi chắc là VINASHIN cũng chào thua. Cho nên đưa Thăng sang Bộ Giao thông, một Bộ mà số tiền trong đầu tư chiếm đến hơn 50% ngân sách chi tiêu hàng năm của toàn quốc gia là chiến lược vòng quay mới của TT Dũng.
Chỉ có điều Thăng với thói quen làm gì cũng phải "tiền tươi, thóc thật" cho nên để có "DỐN= VỐN" Thăng với bản tính "cướp giật" đã không từ biện pháp thủ đoạn nào, mà đây là cái TT Dũng cần trong cơn bĩ cực của thâm thụt ngân sách.
3. Mọi người nói Thăng mang phong cách của người làm lãnh đạo doanh nghiệp, nhưng thực ra Thăng chưa bao giờ thực sự phải lo toan tính toán cho sản phẩm và sự tồn tại của doanh nghiệp, phải lo vay, lo trả nợ, lo lời lãi, vì cứ có dầu bơm lên là có tiền, có lãi. Còn Thăng là lãnh đạo doanh nghiệp đích thực thì ít nhiều không có cách làm ngu xuẩn như vừa rồi.
Nói về ĐLT là nói về một nhân vật đại diện cho các Bộ Trưởng thời nay, nó vừa lạ theo lối thông thường, nhưng nó là tất yếu của Cán bộ thời nay không có gì lạ.
*
Những bài liên quan đã đăng: