Hồ Trung Tú (SGTT.VN) - Các thông tin cho thấy bộ trưởng Giao thông dường như vẫn quyết tâm thực hiện bằng được việc thu phí giao thông ở mức cao để hạn chế xe cộ tham gia giao thông. Mọi phản biện xem ra vẫn chưa thay đổi được ý định này.
Nếu nhìn từ bên ngoài, một người đứng ngoài nhìn vào thì ngành giao thông như đã làm hết sức và mọi tội nợ đều thuộc về người dân, người đi đường (?), và vì thế cần những chính sách buộc người đi đường đúng mực hơn là cần thiết. Xét cho cùng quan điểm này của bộ trưởng Đinh La Thăng là không khác mấy quan điểm của cựu bộ trưởng giao thông Đào Đình Bình khi đề ra “triết lý” càng đi nhanh càng nhiều tai nạn, cũng là lỗi ý thức của người đi đường, nên cả nước cắm bảng giới hạn tốc độ ở mức… rùa bò, gây bức xúc cho xã hội một thời.
Thế nhưng nếu nhìn từ bên trong, từ sự tổ chức giao thông thì ngành giao thông đang thực sự rất yếu và hoàn toàn chưa làm hết chức năng của mình. Với quyền lực và chức năng được phân công trong tay, cơ quan chức năng hoàn toàn có quyền cắm biển cấm ô tô, xe máy ở chỗ nào thấy cần thiết. Thế nhưng vì lý do giảm lượng xe tham gia giao thông mà đánh thuế cao ô tô, xe máy trên toàn quốc thì lại tội cho người dân các tỉnh thành.
Và nữa, lời góp ý này là chân thành, bộ trưởng hãy xem lại đội ngũ cán bộ, chuyên viên tổ chức giao thông của mình; hệ thống giao thông, chỉ huy của ta đang rất đơn giản, hoàn toàn không đáp ứng được lưu lượng giao thông lớn và phức tạp như hiện nay. Rất nhiều điều có thể thấy, nó bất hợp lý và thậm chí không giống ai khi cắm biển, kẻ vạch đường, tổ chức đèn xanh đèn đỏ và cả những cách làm ngã rẽ, con lươn... Nhiều lắm, thưa bộ trưởng, nhiều đến độ không thể kể tả hết được (bên dưới là hai tin ví dụ), và tự nó gây nên nhiều ách tắc và cả những điểm đen tai nạn. Nếu được, bộ trưởng hãy sang Nam Ninh hoặc Thái Lan để thấy ngay rằng người ta tổ chức rẽ trái trên các con đường từ quốc lộ đến trung tâm thành phố là như thế nào. Rẽ trái là một trong những nguyên nhân của tai nạn và cả ách tắc giao thông. Và thế giới đã giải quyết chuyện này bằng một hệ thống chỉ huy phức tạp chứ không đơn giản như ta.
Nói cách khác, bên cạnh việc vào bệnh viện để thăm người bị tai nạn giao thông nhập viện trong dịp tết, bộ trưởng cũng nên đến các trường đại học hoặc cao đẳng giao thông để xem giáo trình đào tạo các cán bộ tổ chức giao thông tương lai học gì? Đó thực sự là những bài giảng có từ rất lâu. Nhiều người trong ngành giao thông nghĩ chuyện làm đường mới quan trọng chứ chuyện cắm bảng, kẻ vạch, đặt đèn không có gì phức tạp và có cảm giác như người ta chẳng buồn xem thế giới làm sao nữa.
Tóm lại, trước khi quyết định đánh vào túi tiền người dân để giải quyết chuyện ách tắc giao thông, bộ trưởng hãy “đánh” vào ngay bộ máy của mình, hãy kiểm tra lại trình độ tổ chức giao thông của các cán bộ ở từng sở giao thông, cập nhật và áp dụng nhanh nhất các giáo trình hướng dẫn giao thông hiện đại cho các cán bộ này.
HỒ TRUNG TÚ
Nguồn : Báo SGTT
Tại Đà Nẵng đã có những dải phân cách phình to như thế này.
Thế nhưng nếu nhìn từ bên trong, từ sự tổ chức giao thông thì ngành giao thông đang thực sự rất yếu và hoàn toàn chưa làm hết chức năng của mình. Với quyền lực và chức năng được phân công trong tay, cơ quan chức năng hoàn toàn có quyền cắm biển cấm ô tô, xe máy ở chỗ nào thấy cần thiết. Thế nhưng vì lý do giảm lượng xe tham gia giao thông mà đánh thuế cao ô tô, xe máy trên toàn quốc thì lại tội cho người dân các tỉnh thành.
Và nữa, lời góp ý này là chân thành, bộ trưởng hãy xem lại đội ngũ cán bộ, chuyên viên tổ chức giao thông của mình; hệ thống giao thông, chỉ huy của ta đang rất đơn giản, hoàn toàn không đáp ứng được lưu lượng giao thông lớn và phức tạp như hiện nay. Rất nhiều điều có thể thấy, nó bất hợp lý và thậm chí không giống ai khi cắm biển, kẻ vạch đường, tổ chức đèn xanh đèn đỏ và cả những cách làm ngã rẽ, con lươn... Nhiều lắm, thưa bộ trưởng, nhiều đến độ không thể kể tả hết được (bên dưới là hai tin ví dụ), và tự nó gây nên nhiều ách tắc và cả những điểm đen tai nạn. Nếu được, bộ trưởng hãy sang Nam Ninh hoặc Thái Lan để thấy ngay rằng người ta tổ chức rẽ trái trên các con đường từ quốc lộ đến trung tâm thành phố là như thế nào. Rẽ trái là một trong những nguyên nhân của tai nạn và cả ách tắc giao thông. Và thế giới đã giải quyết chuyện này bằng một hệ thống chỉ huy phức tạp chứ không đơn giản như ta.
Nói cách khác, bên cạnh việc vào bệnh viện để thăm người bị tai nạn giao thông nhập viện trong dịp tết, bộ trưởng cũng nên đến các trường đại học hoặc cao đẳng giao thông để xem giáo trình đào tạo các cán bộ tổ chức giao thông tương lai học gì? Đó thực sự là những bài giảng có từ rất lâu. Nhiều người trong ngành giao thông nghĩ chuyện làm đường mới quan trọng chứ chuyện cắm bảng, kẻ vạch, đặt đèn không có gì phức tạp và có cảm giác như người ta chẳng buồn xem thế giới làm sao nữa.
Tóm lại, trước khi quyết định đánh vào túi tiền người dân để giải quyết chuyện ách tắc giao thông, bộ trưởng hãy “đánh” vào ngay bộ máy của mình, hãy kiểm tra lại trình độ tổ chức giao thông của các cán bộ ở từng sở giao thông, cập nhật và áp dụng nhanh nhất các giáo trình hướng dẫn giao thông hiện đại cho các cán bộ này.
HỒ TRUNG TÚ
Nguồn : Báo SGTT