Viết tiếp bài viết: Tiểu luận về cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam
Nguyễn Văn Thạnh (Danlambao) - Tư tưởng của tôi là thừa nhận tính tất yếu của con người là chủ nghĩa cá nhân: đã là con người thì phải ăn, ngủ... và phải tham lam, ham sống, sợ chết, muốn sống sung sướng, muốn có nhiều tiền bạc, quyền lực... Điều quan trọng là phải đưa ra giải pháp, cơ chế để chủ nghĩa cá nhân phát huy sức mạnh, làm điều tốt đẹp, hạn chế cái tính xấu xa của nó, chứ không phải thần thánh hóa con người, triệt tiêu nó. Dao có sắc mới gọt được quả, dao sắc cũng dễ đứt tay, cốt yếu sử dụng sao không đứt tay chứ không phải đem mài cùn đi. Đã là con người thì đều bị chủ nghĩa cá nhân chi phối từ anh lao động, cu li, đến chị lao công, từ anh trí thức đến các bậc lãnh đạo cao thượng, không có chuyện làm lãnh đạo thì thành thánh, kinh doanh thì xấu xa, tham lam.
Qui luật tự nhiên:
Hẳn, ai cũng biết nhà bác học vĩ đại Isaac Newton,
từ việc nghiền ngẫm quả táo rơi, đã khám phá ra một qui luật vĩ đại của
thiên nhiên, của vũ trụ: định luật vạn vật hấp dẫn. Đây là một định
luật lớn của tự nhiên, nhờ có nó mà vũ trụ thực hiện được bản giao ca vĩ
đại của mình: các thiên hà, các hành tinh hút nhau, quay quanh nhau,
vận động, chuyển hóa không ngừng nghỉ: các ngôi sao cháy sáng dưới sức
hút của trọng lực chính mình (trọng lực đã tạo ra sức nén kích hoạt phản
ứng hạt nhân), trong hệ mặt trời chúng ta, mặt trời cháy rực soi sáng
thiên hà, trái đất quay quanh, các dòng sông cuộc chảy, sự sống sinh
sôi, trong đó có thế giới loài người... thật vĩ đại, thật kỳ diệu. Đó là
kiến thức khoa học cơ bản, bây giờ thì ai cũng biết. Có người cho rằng
Newton đã “tạo” ra lực hấp dẫn. Điều này không đúng, lực hấp dẫn là
thuộc tính tự nhiên, nó mặc nhiên có, Newton vĩ đại vì là người thấy nó
và tổng kết thành qui luật để con người hiểu biết và vận hành trong cuộc
sống.
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein từng nói “tự nhiên thì nó vẫn là nó cho dù có người quan sát hay không”. Con người chỉ phát hiện ra nó, tổng kết thành qui luật và ứng dụng trong cuộc sống. Con người khác con vật ở chỗ: “một con ruồi bò trên bề mặt quả địa cầu, nhưng nó không biết rằng nó đang bò trên đường cong. Còn con người thì biết đó là đường cong”, đã là qui luật thì còn người phải tuân theo để đạt được mục đích của mình (triết học có phạm trù: tự do và tất yếu). Từ biết định luật vạn vật hấp dẫn mà chúng ta biện giải được những hiện tượng xung quanh mình: té ngã, nhà sập, nước chảy, đá lăn... Tuyệt vời hơn nữa là con người biết ứng dụng, lợi dụng qui luật tự nhiên để cải biến cuộc sống của mình: không bao giờ con người bay được trong những chiếc máy bay khổng lồ, an toàn mà không thừa nhận định luật vạn vật hấp dẫn.
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein từng nói “tự nhiên thì nó vẫn là nó cho dù có người quan sát hay không”. Con người chỉ phát hiện ra nó, tổng kết thành qui luật và ứng dụng trong cuộc sống. Con người khác con vật ở chỗ: “một con ruồi bò trên bề mặt quả địa cầu, nhưng nó không biết rằng nó đang bò trên đường cong. Còn con người thì biết đó là đường cong”, đã là qui luật thì còn người phải tuân theo để đạt được mục đích của mình (triết học có phạm trù: tự do và tất yếu). Từ biết định luật vạn vật hấp dẫn mà chúng ta biện giải được những hiện tượng xung quanh mình: té ngã, nhà sập, nước chảy, đá lăn... Tuyệt vời hơn nữa là con người biết ứng dụng, lợi dụng qui luật tự nhiên để cải biến cuộc sống của mình: không bao giờ con người bay được trong những chiếc máy bay khổng lồ, an toàn mà không thừa nhận định luật vạn vật hấp dẫn.
Tự nhiên có rất nhiều
“định luật” lớn nhỏ, chi phối các thuộc tính khác nhau, tuy nhiên có
những định luật lớn, tổng quát nhất chi phối bản hòa ca của tự nhiên.
Định luật vạn vật hấp dẫn là một trong số đó. Một nguyên tắc đơn giản:
dưới tác dụng của trọng lực, nước phải chảy chỗ trũng. Đơn giản có vậy
mà bao con sông hùng vĩ tuôn trào, mang lại phù sa, nước mát làm trù phú
quả địa cầu. Chúng ta không thể ngăn một dòng sông chảy, có chăng "uốn"
dòng chảy để nó phục vụ theo ý mình, muốn thế cũng phải tuân theo qui
luật tự nhiên: tạo nên chỗ trũng và hai bờ để nó chảy theo ý mà không
“tức nước vỡ bờ” chảy tràn lan, không kiểm soát được, nhấn chìm làng
mạc, tiêu hủy cuộc sống. Cũng có khi có những “giọt nước” được tia nắng
mặt trời làm cho bốc hơi, không cần phải chảy vẫn ra được đến biển. Thấy
một con đường đi quá ngắn, quá tuyệt vời để đạt được mục đích, dùng ý
chí ao ước, ép buộc, dùng mọi biện pháp để cả dòng sông được thế, chỉ
tốn sức, hoài công vô ích. Hiểu qui luật, hành động theo qui luật thì
điều tốt đẹp tự đến, dùng ý chí không đếm xỉa qui luật, dù có “quyết tâm
cao độ” cũng chỉ gây ra thảm họa! (Kinh tế tập trung, quan liêu thời
bao cấp là một minh chứng hùng hồn).
Con người và những
thuộc tính:
Con người là một sản phẩm của tự nhiên, cũng có những thuộc tính của tự nhiên, hiển nhiên nó tồn tại, dù có những lúc như giọt nước bốc hơi kia, nhưng ta không thể lấy đó để “làm thước đo” cho cả xã hội. Thuộc tính con người chúng ta cần thừa nhận: con người có thuộc tính ích kỉ, tham lam, tư hữu, tiền của mình thì mới xót, mới lo hết mức, lo cho mình và người thân trong gia đình trước, muốn sống sung sướng, giàu sang, thỏa mãn thuộc tính cá nhân về tình dục, về cái tôi,….. phản ứng tự nhiên là muốn bảo vệ quyền lợi mình đang có... tất cả những thuộc tính đó được tập hợp lại trong cái gọi là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chi phối con người mạnh mẽ như trọng lực chi phối lên chiếc máy bay và vạn vật. Chúng ta không thể “thần thánh” hóa con người mà bỏ qua chủ nghĩa cá nhân, chúng ta cần thừa nhận, tôn trọng nó như một tất yếu để rồi ứng dụng nó trong quản lý, vận hành xã hội đến mục đích tốt đẹp như thừa nhận trọng lực tác dụng lên máy bay và vận hành đúng để nó bay. Chủ nghĩa cộng sản, giấc mơ vĩ đại của nhân loại, gây cảm hứng mạnh mẽ cho hơn một nửa nhân loại trong suốt thế kỷ 20 và được cố gắng thực hiện bởi nhiều bộ óc được cho là thông minh tầm cỡ, được noi gương đạo đức bởi nhiều vị “thánh tổ”…..nhưng rất tiếc lại là chủ thuyết hành động trái qui luật. Tất yếu nó sụp đổ, phải rơi xuống đất tan nát như chiếc máy bay do một tên lãng mạn tạo ra.
Con người là một sản phẩm của tự nhiên, cũng có những thuộc tính của tự nhiên, hiển nhiên nó tồn tại, dù có những lúc như giọt nước bốc hơi kia, nhưng ta không thể lấy đó để “làm thước đo” cho cả xã hội. Thuộc tính con người chúng ta cần thừa nhận: con người có thuộc tính ích kỉ, tham lam, tư hữu, tiền của mình thì mới xót, mới lo hết mức, lo cho mình và người thân trong gia đình trước, muốn sống sung sướng, giàu sang, thỏa mãn thuộc tính cá nhân về tình dục, về cái tôi,….. phản ứng tự nhiên là muốn bảo vệ quyền lợi mình đang có... tất cả những thuộc tính đó được tập hợp lại trong cái gọi là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chi phối con người mạnh mẽ như trọng lực chi phối lên chiếc máy bay và vạn vật. Chúng ta không thể “thần thánh” hóa con người mà bỏ qua chủ nghĩa cá nhân, chúng ta cần thừa nhận, tôn trọng nó như một tất yếu để rồi ứng dụng nó trong quản lý, vận hành xã hội đến mục đích tốt đẹp như thừa nhận trọng lực tác dụng lên máy bay và vận hành đúng để nó bay. Chủ nghĩa cộng sản, giấc mơ vĩ đại của nhân loại, gây cảm hứng mạnh mẽ cho hơn một nửa nhân loại trong suốt thế kỷ 20 và được cố gắng thực hiện bởi nhiều bộ óc được cho là thông minh tầm cỡ, được noi gương đạo đức bởi nhiều vị “thánh tổ”…..nhưng rất tiếc lại là chủ thuyết hành động trái qui luật. Tất yếu nó sụp đổ, phải rơi xuống đất tan nát như chiếc máy bay do một tên lãng mạn tạo ra.
Phát huy thuộc tính con người trong xã hội:
Một nguyên tắc đơn
giản: dưới tác dụng của trọng lực, nước phải chảy chỗ trũng. Đơn giản có
vậy mà bao con sông hùng vĩ tuôn trào, mang lại phù sa, nước mát làm
trù phú quả địa cầu. Cũng với chủ nghĩa cá nhân, với mong muốn được sống
tốt, được có tài sản, con người đã ra sức lao động, chấp nhận rủi ro,
mạo hiểm... làm giàu cho mình, cho gia đình mình. Thấy có lợi cho mình,
cho gia đình mình thì làm, thấy thiệt thì né ra, điều này nhiều khi
chúng ta gọi là... tham lam, là... hèn. Vâng, nhiều khi là như vậy,
nhiều khi cuộc sống cần những con người vì đại nghĩa, vì hảo hớn, nhưng
chúng ta không thể lấy nó làm chuẩn để đòi hỏi cả xã hội ai ai cũng phải
thế. Cứ cho rằng ông Hồ Chính Minh là người có đạo đức cách mạng sáng
người, như lâu nay Đảng Cộng Sản tuyên bố và vận động toàn Đảng, toàn
dân ra sức học tập, làm theo đạo đức của ông để đất nước tốt đẹp, thịnh
vượng, giàu có. Đây là một hình thức làm việc trái qui luật tự nhiên,
phản ảnh sự bế tắc của các giải pháp quản lý xã hội khoa học, không bao
giờ có kết quả như mong muốn. Ông Hồ Chí Minh có thể là một giọt nước
“bốc hơi” đẹp long lanh, nhưng không thể bắt cả dòng sông cũng “bốc hơi”
như ông. Thực tế qua 6 năm làm cái việc vận động, học theo tốn không
biết bao nhiêu sức lực, tiền của mồ hôi, nước mắt của dân, tham nhũng
ngày càng trầm trọng, kinh tế lụn bại là một minh chứng hùng hồn, không
thể chối cãi được. (Hãy xem những tên chóp bu kêu gào học tập và làm
theo đã hành động như thế nào? Rất chuẩn theo qui luật tự nhiên: chủ
nghĩa cá nhân: gia đình, vợ con, dòng họ sung sướng, giàu sang, đi toàn
xe công sang trọng, đẳng cấp,….).
Làm sao thuộc tính chủ nghĩa cá nhân “xấu xa” lại có thể làm cho cuộc sống xanh tươi, xã hội tốt đẹp?
Dòng sông chảy về chỗ
trũng, không thể chảy tràn lan dù nó có muốn thế cũng không được, vì
sao? Vì có đôi bờ ngăn hai bên. Con người thấy lợi thì làm, hại cho mình
thì không, luôn cân nhắc được nhiều hơn mất thì sẽ làm, dù người đó là
nông dân, anh xe ôm, chị lao công, đến vị thức giả, doanh nhân, đến nhà
chính trị bảnh bao, miệng lưỡi hùng hồn cũng vậy. Lợi cho mình, quyền
sống cho mình, cho gia đình mình luôn được cân nhắc trước, tự nhiên con
người không thể lấy búa mà ghè vào chân.
Qua hàng ngàn năm tiến
hóa, bao thăng trầm, bao cuộc cách mạng đẫm máu, trời long đất lở, bao
chủ thuyết được nêu ra, thực hiện, thất bại cay đắng... cho đến hôm nay
con người đã tìm ra cho mình hai “bờ” hiệu quả để quản lý chủ nghĩa cá
nhân, giúp nó phát huy, cuộn chảy, mang lại tốt tươi cho đời mà không
tàn phá “làng mạc”. Hai bờ kỳ diệu đó là gì?
Bờ thứ nhất là kinh tế
thị trường tự do:
Như tôi từng nói: Xét về tự nhiên, con người thoát khỏi giới động vật là nhờ lao động, lao động làm ra tài sản, của cải, tiền bạc. Tiền chính là giá trị sức lao động (suy rộng ra là giá trị con người), có tiền (tài sản, của cải) thì sẽ được sống sung sướng, không chỉ cho mình mà cho người thân trong gia đình, không tiền, không tài sản, không của cải thì sống vô cùng khốn khổ không khác gì con thú; tiền của mình thì xót, tiêu dùng, kinh doanh có trách nhiệm, của người khác dù là của bố mẹ thì cũng không thể xót xa, trách nhiệm như của mình, huống gì tiền “chùa”, tiền của "nhân dân", điều này thì rõ ràng, không cần bàn cãi. Do vậy ai cũng muốn có nhiều tiền, nhiều tài sản, nhiều của cải, vì nó là nguồn sống. Kinh tế vẫn là hoạt động chính yếu của con người. Trong xã hội hiện đại, một người, một gia đình không thể làm ra mọi thứ, để có hiệu quả, chỉ làm một thứ và trao đổi với nhau, đồng tiền có vai trò vô cùng to lớn, tiền là tài sản, là của cải, có tiền là có “đủ thứ”, hoạt động kinh tế chính là hoạt động kiếm tiền, suy rộng ra, hoạt động sống gần như là hoạt động kiếm tiền, tiêu tiền. Có người nói, từ khi con người phát minh ra tiền, con người không thể điều khiển thế giới theo ý muốn chủ quan của mình nữa quả không sai. Tất cả xã hội vận động theo qui luật vận động của tiền, hiểu qui luật “chảy” của tiền, mới điều khiển được xã hội loài người, như hiểu trọng lực mới điều khiển được dòng sông. (Cả nước Mỹ to lớn, hùng cường, nên kinh tế đa dạng, qui mô 15.000 tỷ USD, chỉ nắm mỗi một việc duy nhất: lãi suất của FED là điều khiển được (suy rộng ra, không chỉ điều khiển nước Mỹ mà còn là nền kinh tế toàn cầu, với 7 tỷ người, hàng chục ngàn tỷ USD), kỳ diệu như người phi công cầm cái cần điều khiển của chiếc siêu máy bay Air Bus A380, nặng 560 tấn, cao hai tầng, chở đến 900 người, vượt đại dương 16.000 km mới cần tiếp nhiên liệu, thật kì diệu).
Như tôi từng nói: Xét về tự nhiên, con người thoát khỏi giới động vật là nhờ lao động, lao động làm ra tài sản, của cải, tiền bạc. Tiền chính là giá trị sức lao động (suy rộng ra là giá trị con người), có tiền (tài sản, của cải) thì sẽ được sống sung sướng, không chỉ cho mình mà cho người thân trong gia đình, không tiền, không tài sản, không của cải thì sống vô cùng khốn khổ không khác gì con thú; tiền của mình thì xót, tiêu dùng, kinh doanh có trách nhiệm, của người khác dù là của bố mẹ thì cũng không thể xót xa, trách nhiệm như của mình, huống gì tiền “chùa”, tiền của "nhân dân", điều này thì rõ ràng, không cần bàn cãi. Do vậy ai cũng muốn có nhiều tiền, nhiều tài sản, nhiều của cải, vì nó là nguồn sống. Kinh tế vẫn là hoạt động chính yếu của con người. Trong xã hội hiện đại, một người, một gia đình không thể làm ra mọi thứ, để có hiệu quả, chỉ làm một thứ và trao đổi với nhau, đồng tiền có vai trò vô cùng to lớn, tiền là tài sản, là của cải, có tiền là có “đủ thứ”, hoạt động kinh tế chính là hoạt động kiếm tiền, suy rộng ra, hoạt động sống gần như là hoạt động kiếm tiền, tiêu tiền. Có người nói, từ khi con người phát minh ra tiền, con người không thể điều khiển thế giới theo ý muốn chủ quan của mình nữa quả không sai. Tất cả xã hội vận động theo qui luật vận động của tiền, hiểu qui luật “chảy” của tiền, mới điều khiển được xã hội loài người, như hiểu trọng lực mới điều khiển được dòng sông. (Cả nước Mỹ to lớn, hùng cường, nên kinh tế đa dạng, qui mô 15.000 tỷ USD, chỉ nắm mỗi một việc duy nhất: lãi suất của FED là điều khiển được (suy rộng ra, không chỉ điều khiển nước Mỹ mà còn là nền kinh tế toàn cầu, với 7 tỷ người, hàng chục ngàn tỷ USD), kỳ diệu như người phi công cầm cái cần điều khiển của chiếc siêu máy bay Air Bus A380, nặng 560 tấn, cao hai tầng, chở đến 900 người, vượt đại dương 16.000 km mới cần tiếp nhiên liệu, thật kì diệu).
Để hiểu được tiền được
làm ra như thế nào trong nền kinh tế thị trường tự do toàn cầu hóa, ta
phải nắm được cái tư tưởng chủ đạo của cha đẻ lý thuyết marketing hiện
đại: Michael Porter.
Ông chỉ ra rằng, trong nền kinh tế tự do, việc gì cũng có nhiều người
làm, cạnh tranh nhau rất khốc liệt, để bán được hàng, để có lợi nhuận
thì phải nghiên cứu, điều tra thị trường, sản xuất ra đúng cái thị
trường cần, với doanh số làm sao bán ra mình có lãi nhiều nhất. Điều này
rất phù hợp với thuộc tính cơ bản của con người: làm ít nhất mà có cuộc
sống sướng nhất (làm ít tốn sức nhất mà có tiền nhiều nhất), trong cuộc
chơi này, nếu ai khù khờ, không hiểu biết, không chơi đúng qui luật thì
lãnh phần thiệt về mình. Điều đó giải thích vì sao người nông dân lao
động vất vả, đầu tắt, mặt tối mà cuộc sống vô cùng khổ sở. Có câu nói:
làm việc thông minh hơn làm việc chăm chỉ, quả không sai.
Có tiền là có đủ thứ,
tìm mọi cách để có tiền, không thể khác hơn được. Xã hội sẽ tốt đẹp nếu
muốn có tiền, ta phải làm một điều gì đó có ích: bán sản phẩm tốt, sáng
tạo ra điều kì diệu mà dân chúng phải bỏ tiền ra mua (Apple), làm một
dịch vụ giúp cuộc sống tốt hơn... Tất nhiên có rất, rất nhiều kiểu cách
có tiền đơn giản hơn, không cần phải mất sức nhiều như: trộm cướp, lừa
đảo, bán hàng đểu kém chất lượng, chế biến gian dối tạo ra sản phẩm độc
hại để có giá thành thấp, bán hàng giá cắt cổ... Tuy nhiên trong cơ chế
kinh doanh tự do, có thương hiệu, tôn trọng bản quyền, sở hữu trí tuệ,
luật pháp nghiêm minh (luật pháp nghiêm minh nhất chỉ có trong thể chế
dân chủ, pháp quyền)... làm như vậy là anh tự cắt cổ mình. Hoặc bị luật
pháp trừng trị, hoặc bị người tiêu dùng tẩy chay. Chỉ có một cách duy
nhất là tìm hiểu nguyện vọng người tiêu dùng để thỏa mãn họ, bán được
hàng, giữ được chữ tin.. khi đó mới có lợi nhuận, có tiền.
Bờ thứ hai là nền chính trị dân chủ, nhà nước pháp quyền:
Để biết chính trị có
mang lại tiền của, cuộc sống sung sướng không, ta nên tìm hiểu một nhân
vật trứ danh trong lịch sử Trung Hoa: Lã Bất Vi với câu nói nổi tiếng:
làm ruộng lãi 1, nuôi tằm lãi 10, đi buôn lãi 100, buôn vua lãi hàng
vạn, không tính được. Thế mới biết vì sao con người ham mê quyền lực đến
thế, chế độ phong kiến có một điều khoản vô cùng khốc liệt: tru di tam
tộc, thậm chí là cửu tộc nếu giành quyền của vua, thế mà có ngăn được
con người tranh giành quyền lực được đâu.
Dưới ánh sáng của tư
tưởng chính trị hiện đại: quyền lực nhà nước là do nhân dân ủy quyền,
lãnh đạo là nghề làm thuê (lời của tổng thống Barack Obama), làm không
nên, không thỏa mãn người dân, không mang lại kinh tế thịnh vượng, cơm
no áo ấm cho dân thì về vườn, cút xéo, không có chuyện thiên tử, nước
của Vua, mang ơn lãnh đạo... câu chuyện lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất
cũng như vậy. Tư tưởng là vậy, nhưng để làm được điều đó không phải muốn
là được, phải tổ chức công việc khoa học, không thể ý muốn lãnh tụ, cha
già dân tộc, đạo đức sáng ngời để người làm chính trị, làm lãnh đạo noi
gương, làm theo là thành công, không bao giờ, mãi mãi không bao giờ!
Câu chuyện tự phê
bình, nhận khuyết điểm, rửa mặt hàng ngày... là câu chuyện hành động
trái luật tự nhiên, chống lại bản ngã con người, không ai lấy búa mà ghè
vào chân mình được, có chăng chỉ là chiêu mị dân, hoặc là niềm tin của
kẻ lãng mạn, ngây thơ. Nếu tin theo cái ý tưởng đó không khác gì theo
cái long lanh của giọt nước bay hơi, việc gì phải thế, giọt nước bay hơi
thì tốt nhưng cái chính nó phải theo luật chơi của trọng lực, của dòng
chảy, của bề ngăn. Quan trọng là luật, là thiết chế, làm sao có muốn
gian dối, tư lợi, lạm quyền, biển thủ... cũng không được. Đó mới là điều
quan trọng.
Loài người đã phát
minh ra rất nhiều cơ chế để làm được việc trên, tôi sẽ có bài viết phân
tích kỹ hơn, tựu trung lại: cạnh tranh tự do chính trị, tam quyền phân
lập, báo chí tự do, kinh tế dân nắm, minh bạch trong công quyền, qui tắc
xung đột lợi ích... tất cả được luật hóa, kiểm soát, ràng buộc nhau, có
thế và lực để thực thi (điều này vô cùng quan trọng, nó giải thích vì
sao nhiều điều luật, nhiều bản hiến pháp được viết ra đẹp như mơ cũng
chẳng ích gì, vì nó không đủ thế và lực để thực thi), không làm không
được, hoàn toàn không có chuyện mong chờ “đạo đức cách mạng sáng ngời”
thực thi. Người nắm quyền hành công phải chấp nhận tất cả các chế tài
đó, không chấp nhận thì đi chỗ khác. Ai cũng biết ông Barack Obama, có
vợ, hai con gái, thu nhập hàng năm bao nhiêu, đóng thuế bao nhiêu, rất
rõ ràng, rất minh bạch. Nhiều lãnh đạo, điển hình như ông Putin, ông
Nguyễn Tấn Dũng nhà ta, dấu biến vợ con, gia đình, tài sản, nói rằng bảo
vệ cuộc sống riêng tư gia đình, rất là tù mù. Muốn nắm quyền, muốn làm
chính trị, phải tuân thủ sự minh bạch, phải chấp nhận cuộc sống cá nhân,
gia đình, tài sản bị người ta xăm soi, chịu được vậy thì làm, không
chịu được thì xin mời đi chỗ khác, không có ngụy biện, trả treo gì hết.
Tôi muốn có việc, muốn có tiền phải đi làm cho người ta, phải đủ ngày
tám tiếng, phải làm xong việc, phải tuân thủ kỷ luật công ty, làm gì có
chuyện vòng vo, giỡn chơi.
Thừa nhận bản ngã con
người: chủ nghĩa cá nhân, để kiến giải những điều bất ổn trong xã hội
Việt Nam hiện nay, đưa ra giải pháp khoa học để làm cho dân giàu nước
mạnh, xã hội phú cường. Xin đón đọc các bài viết tiếp theo.
Trân trọng