Tiểu luận về về cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam - Dân Làm Báo

Tiểu luận về về cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam


Nguyễn Văn Thạnh (Danlambao) - Thân tặng bạn hữu – những người con ưu tư vì tình hình đất nước và dấn thân tranh đấu cho một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Tôi – Nguyễn Văn Thạnh – một con dân đất Việt, luôn suy nghĩ, ưu tư về tình hình đất nước. Rõ ràng như ban ngày là đất nước ta còn đầy bất công: tham nhũng, lãng phí tràn lan, một bộ phận nhỏ nắm quyền hoặc cấu kết với quyền lực giàu có, ăn sung mặc sướng trong khi đó đại đa số nhân dân sống khốn khổ, đổ mồ hôi sôi nước mắt mà cuộc sống bấp bênh, không bảo đảm.

Một tầng lớp con ông, cháu cha, thăng quan tiến chức vù vù, nạn chạy chức, chạy quyền,…kẻ bất tài ngồi xổm trên đầu trí thức, người tài thật sự; đất nước ngày càng lụn bại. Ai cũng thấy điều đó, tầng lớp lãnh đạo cũng thấy điều đó, tại sao không thay đổi được? 

Từ những suy tư, trăn trở trên, tôi luôn suy nghĩ tìm ra một hướng hành động để sao đất nước đổi thay, giàu mạnh, mọi người ai cũng hưởng lợi, cuộc sống sung túc mà không lâm vào cảnh loạn lạc, chết chóc, máu chảy đầu rơi, đất nước tàn phá tiêu điều? 

Mọi sự vật, hiện tượng đều chịu sự chi phối của các qui luật tự nhiên, nếu chúng ta hành động đúng qui luật thì kết quả thu được sẽ như ý muốn. Một chiếc máy bay nặng hàng trăm tấn, người phi công chỉ cần ấn nút khởi động, tác động lên cần lái là nó có thể bay vút lên trời một cách nhẹ nhàng? Thật kì diệu. Tại sao nó bay được? Vì các qui luật tự nhiên lần lượt tác động dây chuyền lên nhau, cái này tác động đến cái kia, cái trước dẫn truyền cái sau theo đúng qui luật mà con người đã hiểu để phát minh ra máy bay. Người phi công chỉ cần khởi động dòng điện, dòng điện kích hoạt động cơ, động cơ phát lực, hệ thống điện, hệ thông tin, điều khiển hoạt động,….máy bay lấy đà trên đường băng và cất cánh. Nếu không hiểu hết các qui luật chi phối, dù chúng ta có dùng đến sức một vạn người, nó cũng không bay được, hoặc có nâng lên nó cũng sẽ rớt xuống. Hiểu điều tất yếu thì mới có tự do. 

Con người và xã hội loài người cũng có những qui luật tất yếu chi phối, chúng ta chỉ có thể vận động, cải biến xã hội khi chúng ta biết, thừa nhận và vận dụng những qui luật tất yếu đó. 

Xét về tự nhiên, con người thoát khỏi giới động vật là nhờ lao động, lao động làm ra tài sản, của cải, tiền bạc. Tiền chính là giá trị sức lao động (rộng ra là giá trị con người), có tiền (tài sản, của cải) thì sẽ được sống sung sướng, không chỉ cho mình mà cho người thân trong gia đình, không tiền, không tài sản, không của cải thì sống vô cùng khốn khổ không khác gì con thú, điều này thì rõ ràng, không cần bàn cãi. Do vậy ai cũng muốn có nhiều tiền, nhiều tài sản, nhiều của cải, vì nó là nguồn sống. 

Có nhiều suy nghĩ thi vị về con người, tuy nhiên chúng ta cần thừa nhận tính tất yếu sau: con người có thuộc tính ích kỉ, tư hữu, lo cho mình và người thân trong gia đình trước,….tất cả những thuộc tính đó được tập hợp lại trong cái gọi là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chi phối con người rất mạnh mẽ như trọng lực chi phối lên chiếc máy bay và vạn vật. Chúng ta không thể thần thánh hóa con người mà bỏ qua chủ nghĩa cá nhân, chúng ta cần thừa nhận, tôn trọng nó như một tất yếu để rồi ứng dụng nó trong quản lý, vận hành xã hội đến mục đích tốt đẹp như thừa nhận trọng lực tác dụng lên máy bay và vận hành đúng các qui luật để nó bay. 

Về mặt tài sản, con người chỉ lên tiếng khi nó có lợi cho mình, tiền của người khác thì có thể họ thờ ơ hoặc im lặng (chúng ta hay gọi là hèn, nhưng chúng ta cũng sẽ hèn như vậy) nhưng tiền của mình, nguồn sống của mình thì họ sẽ lên tiếng, chiến đấu đến cùng để giành lấy. Từ ngàn xưa đến nay bao cuộc khởi nghĩa, cuộc cách mạng cùng vì quyền sống, cũng xoay quanh vấn đề tài sản. Động lực về tài sản là một trong những động cơ mạnh mẽ để cho xã hội chuyển mình (xưa với khẩu hiệu cướp của người giàu chia dân nghèo, gần đây với khẩu hiệu người cày có ruộng),….ít ai hành động khơi khơi mà không có động lực quyền lợi thúc đẩy. Đây là một nguyên lý lớn giải thích tại sao, ai cũng thấy tham nhũng, bất công, đất nước lụn bại nhưng ít người lên tiếng, vì nó không cướp trực tiếp đến miếng cơm, manh áo họ. 

Về mặt xã hội chi phối mạnh nhất là quyền lợi của đám đông. Lòng tham tác động lên từng người như trọng lực tác dụng lên từng giọt nước, lòng tham tác động lên xã hội như trọng lực tác dụng lên dòng sông. Một nguyên tắc đơn giản: nước chảy chỗ trũng mà thành những dòng sông hùng vĩ cuồn cuộn chảy, vượt qua bao thác ghềnh, không gì ngăn cản nổi. 

Qui luật “vật chất chỉ có thể đánh đổ bị lực lượng vật chất”, dân ta có câu “lòng tham chỉ được khống chế bởi lòng tham”, trong một thiết chế xã hội, luôn luôn có một nhóm người hưởng lợi và họ tìm mọi cách để duy trì điều đó, phần đông dân chúng khốn khổ muốn thay đổi để sinh tồn. Cuộc đấu tranh chỉ thắng lợi khi lực lượng muốn thay đổi mạnh hơn lực lượng thủ cựu, tùy theo lực lượng ủng hộ mạnh hay yếu, người lạnh đạo tài năng hay không mà cuộc đấu tranh thắng lợi hay thất bại. Khi đủ lượng: cuộc sống quá lầm than, lực lượng ủng hộ đủ mạnh, người lãnh đạo sáng suốt thì lúc đó như bờ đê đã vỡ, không gì ngăn cản nổi, nó cuốn ra biển tất cả (chất đổi). Đó là điều tất yếu. 

Tình hình đất nước chúng ta hiện nay rõ như ban ngày là nhóm người nắm quyền và nhóm người ăn theo là hưởng lợi, đủ thứ lợi từ quyền lực, chức vụ đến doanh nghiệp nhà nước. Lực lượng này tìm mọi cách để truy trì quyền lợi, điều đó giải thích vì sao: ai cũng thấy nguyên lý cha cung không ai khóc, doanh nghiệp nhà nước không bao giờ hiệu quả, nó là nơi tạo ra tham nhũng lãng phí mà họ vẫn cố duy trì bằng mọi lý lẽ, cùng với lý lẽ doanh nghiệp nhà nước là lý lẽ một đảng nắm quyền. Điều vô lý tồn tại vì không đủ lực lượng thắng nó. Đó là điều tất yếu. 

Lực lượng này nằm ở đâu? Làm sao phát huy nó? Nút bấm để khởi động tiến trình chiếc “máy bay” nằm ở đâu? 

Chúng ta đang chứng kiến một tất yếu là nền kinh tế chúng ta đang suy sụp, hàng trăm ngàn tỷ nợ nần do các công ty tập đoàn nhà nước gây ra, sớm muộn cũng phải tư nhân hóa (hay còn gọi là cổ phần hóa), rồi một nhóm người sẽ mua được giá rất rẻ. 

Đau khổ là nó còn được bán cho cả người ngoại quốc. Đọc bài đây để hiểu hơn: 

Một tầng lớp siêu tỷ phú sẽ xuất hiện, phần lớn nhân dân vẫn khốn khổ, lầm than, thậm chí là nô lệ kiểu mới cho ngoại bang. 

Nếu phần lớn người dân ý thức được điều này, có thông tin về nguy cơ cuộc sống nô lệ của họ, của con cháu họ, ắt hẳn họ sẽ lo lắng và không còn thờ ơ. Tuy nhiên để họ hành động, và làm sao họ cùng hành động để tạo ra một lực lượng áp đảo thì chưa thể, nó còn thiếu một động cơ mạnh mẽ: quyền lợi sát sườn, là tài sản mà họ có được. 

Theo tiến trình tất yếu hiện nay, chúng ta phải tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế (cách gọi của chính phủ), thực chất của quá trình này là gì? Sau khi ném hàng trăm ngàn tỷ đồng vào các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn,…sau một thời gian ảo thuật tham nhũng, rút ruột, lãng phí, mua đồ nát của nước ngoài,... tất yếu là gây ra nợ nần đầm đìa. Tái cơ cấu kinh tế là cứu chúng: khoanh nợ, xóa nợ, bơm tiền cứu trợ, bán (cổ phần hóa) cho nhà tài phiệt trong nước hoặc tư bản nước ngoài. Nên nhớ chính phủ không phải là nơi làm ra tiền tất cả tiền bạc đầu tư, tái cơ cấu đều là tiền mồ hôi, nước mắt, xương máu của dân: tiền thuế, tiền vay mượn, tiền bán tài nguyên,…. 

Điểm cuối của tiến trình này là gì? Một lần nữa tài sản nhân dân bị cướp đoạt một cách hợp pháp, một tầng lớp siêu tỷ phú sẽ xuất hiện, cả trong và ngoài nước. Nhân dân vẫn là kẻ trắng tay, lao động cực khổ, sống khổ sở ngay trên chính quê hương, đất nước của mình. Đến lúc đó, không một cuộc cách mạng nào có thể thay đổi số phận của toàn dân, có chăng chỉ là các cuộc bạo loạn lật đổ, hết kẻ độc tài này xuống thì kẻ độc tài khác lên mà thôi. Khi đó tình hình sẽ như Paskistan, Bangladesg, các nước cộng hòa trung á, Nga,….Xấu hơn nữa là có thể vong quốc, làm nô lệ, giống nòi tiệt diệt. Lịch sử ngàn năm và những năm gần đây cho thấy khi nước nhà suy kiệt thì bị xâm lăng. 

Đây là thời điểm ngàn năm có một, có đầy đủ các yếu tố thời cơ thuận lợi để toàn dân bẻ lái con tàu lịch sử của dân tộc đi đến thịnh vượng, tự do, sống sung túc. 

Các yếu tố thời cơ thuận lợi nào? 

Cuộc khủng hoảng kinh tế với hàng trăm ngàn tỷ nợ nần đầm đìa đã nhấn chìm lý lẽ của kẻ cầm quyền hưởng lợi, đã phơi bày đẩy đủ các bất cập, các bất công, phi lý, các hình ảnh giàu sang tuột cùng cũng như lầm than quá mức. Niềm tin đã thay đổi. 

Internet đã làm công cụ truyền tin vô cùng hiệu quả, mọi người có thể thấy được thực tại xã hội một cách chân thực nhất, mà kẻ nắm quyền có muốn che dấu cũng không được. Internet đã tạo ra kết nối vô cùng lớn, kết nối là sức mạnh to lớn và duy nhất đối với lớp dân khốn khổ, bị trị, bị bóc lột. Chỉ có kết nối mới tạo ra thế vào lực như một thác nước trên cao, một khi nó đã xuyên thủng bờ ngăn thì không gì cưỡng được. 

May mắn là chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình tái cơ cấu kinh tế, quá trình tư nhân hóa (cổ phẩn hóa), còn rất nhiều tài sản: công trình, xí nghiệp, tập đoàn vẫn là tài sản công, danh nghĩa nó là tài sản của dân. Điều này là vô cùng quan trọng vì nó cho phép chúng ta có nút nhất để khởi động cuộc đổi thay cho dân tộc. 

Chúng ta phải làm gì để bẻ lái con tàu lịch sử dân tộc? 

Nhận thức được hướng đi tất yếu và các nguy cơ của dân tộc, tôi – Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh – đưa ra chủ trương sau: 

Tất cả những tài sản hiện do nhà nước quản lý: các công ty, xí nghiệp, tập đoàn,…..đây là tài sản của toàn dân đóng góp trong bao năm qua: thuế, vay nợ, bán tài nguyên,….Vì nó là tài sản của nhân dân nên trao trả lại cho nhân dân. Ai công tác ở đâu, chia nhau sở hữu ở đó, không cần phải mua. Tiền cứu trợ nếu có được tính như tiền nhà nước cho vay. Các nghĩa vụ nợ nần đều được giữ nguyên. 

Theo tính toán hiện nay, chi phí để hồi phục nền kinh tế ở tầm 30 tỷ USD, nếu chúng ta chuyển biến sang nền dân chủ, hoàn toàn có thể vay quốc tế để trang trải chi phí. 

Chính sách này là một nút nhấn cho con tàu Việt Nam, tại sao? 

Nếu người dân ý thức được tình hình hiện tại, họ trắng tay, lao động nô lệ thì họ sẽ hành động, một trái ngọt cho việc hành động là được sở hữu tài sản, đây là một động cơ vô cùng mạnh mẽ, như thác đã đổ, không gì ngăn lại được (Nên nhớ sau khi tư nhân hóa, cổ phẩn hóa, các ông chủ mới sẽ đổi việc phần lớn người lao đông, họ phải ra đường, họ sẽ trắng tay, đây là một thảm cảnh chờ họ). 

Như khoán 10, khi tư liệu sản xuất được người lao động sở hữu, đồng tiền đi liền khúc ruột, họ sẽ hăng say lao động, làm việc, kinh doanh có trách nhiệm,làm cho hiệu quả doanh nghiệp tăng cao, sản xuất của cải cho đất nước, nhà nước có nguồn thu thuế dồi dào. Khi không còn doanh nghiệp nhà nước, bầu sữa vĩ đại cho việc tham nhũng, lãng phí sẽ không còn, hiệu quả kinh tế sẽ rất cao. Dân giàu, nước mạnh như Hàn Quốc, Singapore là tất yếu! 

Khi tài sản nằm trong tay phần lớn nhân dân, ngoài hăng hái sản xuất, họ còn tự tin tiêu dùng, sức mua thị trường sẽ hồi phục, khi đó tất cả các doanh nghiệp đang khủng hoảng tồn kho, sống ngắt ngoải sẽ bán được hàng, sẽ hồi sinh. Đây là điều cốt tử để các vị doanh nhân ủng hộ cho đề xuất này. Nếu không quá trình cải tổ kinh tế rất chậm chạp, dân suy kiệt sức mua không có thì họ cũng chết và cũng bị thâu tóm rẻ mạt bỡi các trùm tài phiệt mà thôi. 

Trong một xã hội mà tầng lớp trung lưu đông đảo thì nền dân chủ mới bảo đảm, nhà nước pháp quyền mới tồn tại thực (động cơ là con người có tiền mới có quyền, vì có tài sản nên họ mới lên tiếng bảo vệ tài sản), xã mới tốt đẹp, thái bình; mô hình các xã hội ở các nước Bắc Âu là một minh chứng. Trong một đất nước mà tầng lớp trung lưu yếu, tài sản do các trùm tài phiệt nắm hết, nhà nước pháp quyền, dân chủ không bao giờ bảo đảm, xã hội không thịnh vượng, yên ổn: Pakistan, Nga, Trung Á, Nam Mỹ,……là minh chứng. 

Kinh tế quyết định chính trị, kinh tế vào tay dân, chính trị tự đổi, dân chủ sẽ đến (Các bạn biết tại sao Nga dù có đa đảng, bầu cử loạn cào mà chính quyền vẫn độc tài, kinh tế èo uột, trong khi Singapore hình thức gần như độc đảng và có dân chủ, kinh tế phồn vinh? Bí quyết là kinh tế nằm trong tay phần lớn nhân dân). 

Làm sao nút nhấn trên tạo ra một lan truyền kích hoạt tất yếu để khởi động và chiếc tàu dân tộc lao trên đường băng, cất cánh? 

Bước 1: Truyền tin cho mọi người cùng biết, tận dụng tất cả các công cụ truyền tin sẵn có: mạng (đưa lên nhiều blog, facebook, tốt nhất là sản xuất những đoạn video tung lên mạng), tờ rơi, in ấn, photo, điện thoại giới thiệu,…Thậm chí photo, in ấn, ném vào nhà người dân để họ đọc, họ biết….Thiết kế những khẩu hiệu đòi trả tài sản cho dân ngắn gọn, dễ hiểu. Hãy truyền tin đến các đối tượng ủng hộ mạnh nhất: nhân viên các công ty, tập đoàn nhà nước, doanh nhân, trí thức, sinh viên. (Sinh viên rất quan trọng, nếu kinh tế suy sụp họ ra trường sẽ thất nghiệp, kinh tế khởi sắc họ mới có việc làm). 

Bước 2: Tổ chức những cuộc biểu tình, tuần hành để kêu gọi trả tài sản, đòi quyền sống trước khi bị tước đoạt. Hãy nhắm vào điểm yếu của chế độ hiện nay là tham nhũng tàn phá hàng trăm ngàn tỷ đồng xương máu của nhân dân, là những căn biệt thự nguy nga của quan chức. Một điểm yếu cốt tử là đường xá xuống cấp, thuế phí nặng nề. Hãy tổ chức ngừng chạy xe, gây tắt nghẽn giao thông, biểu tình ở những con đường xuống cấp. Hãy chụp ảnh, quay video để tạo sự chú ý của dư luận về chủ trương. 

Bước 3: Đấu tranh chống trả thế lực thủ cựu chống đối. Chúng chống đối vì muốn giữ quyền, giữ miếng ăn, hãy nhận diện những tên ra lệnh, thực thi việc bắt bớ, đàn áp,…..đánh vào nhà chúng. Khi chúng ở cơ quan chúng rất mạnh nhưng về nhà chúng như dân thường và rất yếu. Làm cho vợ con, bố mẹ, dòng họ chúng mệt mỏi. 

Ý thức được rằng thế lực hưởng lợi hiện tại sẽ phản ứng, các bước tiếp theo tôi sẽ chỉ dẫn sau. 

Hãy hành động để cứu đất nước, cứu tương lai cuộc sống của chính mình, gia đình mình! 

Ai là thủ lĩnh tổ chức lực lượng thực thi chủ trương-đường lối trên, chắc chắn có chỗ đứng trong lòng nhân dân, đất nước! 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo