Ánh Việt (Danlambao) - Tin bà Phạm Thị Lài và con gái là chị Hồ Nguyên Thủy ở Cái Răng (Cần Thơ) khỏa thân giữ đất mấy ngày nay làm xôn xao dư luận, chủ yếu là trên internet với những người có cơ hội được vào báo lề trái để "tận mục sở thị" hình ảnh của 2 mẹ con bà Lài, còn mấy báo lề Đảng không thấy đăng tải, cũng dễ hiểu vì những hình ảnh ấy trần trụi và bi thương quá, trần trụi như chính cái mặt nạ của quân cướp đất đã tự phơi bày.
"Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về"
Cần Thơ là thủ phủ miền Tây Nam Bộ, nằm dọc bên bờ sông Hậu, ngày xưa đất đai màu mỡ.
Tôi nhớ cứ mỗi mùa lũ về là hai bên sông lại được bồi đắp thêm lớp phù sa mỡ màng, mùa màng bội thu, cá tôm nhiều vô kể, đã nuôi sống bao thế hệ dân nghèo nơi đây. Thiếu nữ Cần Thơ nổi tiếng đẹp trong vùng với dáng người cao thanh và làn da trắng. Cuộc sống nghèo mà không hèn lẽ ra cứ mãi êm đềm nếu như không có quá trình đô thị hóa nông thôn. Điển hình là cơn lốc quy hoạch lấy đất đai của nông dân bán cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Có nhiều nông dân giàu lên nhờ bán đất nhưng phương tiện sản xuất không còn, trình độ không có nên cuối cùng tiền không giữ được, đất cũng chẳng còn, phải bán con gái qua xứ người cho Đài Loan, Hàn Quốc... thông qua các cuộc môi giới lấy chồng ngoại đang tràn ngập xứ này. Rồi thì những nhà máy, khu công nghiệp sau một thời gian dài chạy dự án, đút lót cho tỉnh, huyện, bắt đầu sản xuất kinh doanh theo kiểu lợi nhuận là trên hết, bỏ mặc các vấn đề an sinh xã hội, xả thải trực tiếp gây ô nhiễm nặng trên dòng Hậu Giang, loại bỏ hoàn toàn nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi đã bao đời nuôi sống bà con mình.
Hãy thử phân tích một chút về hành động của bà Lài.
Theo tôi bà Lài là một nông dân. Mà nông dân ta xưa nay vốn thật thà, dễ tin người. Bà Lài chắc chắn không biết nhiều về các cuộc khỏa thân biểu tình xảy ra trên thế giới để bảo vệ động vật, tôn trọng nhân quyền, hay tẩy chay một dự luật nào đó v..v..
Hành động của bà chỉ đơn giản là không còn cách nào khác để bày tỏ sự phẫn uất, căm hận của một người vợ, người mẹ chân yếu tay mềm trước bầy sói hung hăng, được trang bị công cụ tiên tiến để sẵn sàng tiến hành đàn áp.
Chẳng lẽ bà giăng mớ băng rôn, khẩu hiệu đã không còn tác dụng trong tình huống này, hay cầm dao đâm vào bọn chúng, hay nổ mìn, tự sát? Rồi còn các con, các cháu và người chồng tội nghiệp đã hơn một lần uống thuốc rầy tự vẫn của bà sẽ sống ra sao khi không còn có bà?
"Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về"
Cần Thơ là thủ phủ miền Tây Nam Bộ, nằm dọc bên bờ sông Hậu, ngày xưa đất đai màu mỡ.
Tôi nhớ cứ mỗi mùa lũ về là hai bên sông lại được bồi đắp thêm lớp phù sa mỡ màng, mùa màng bội thu, cá tôm nhiều vô kể, đã nuôi sống bao thế hệ dân nghèo nơi đây. Thiếu nữ Cần Thơ nổi tiếng đẹp trong vùng với dáng người cao thanh và làn da trắng. Cuộc sống nghèo mà không hèn lẽ ra cứ mãi êm đềm nếu như không có quá trình đô thị hóa nông thôn. Điển hình là cơn lốc quy hoạch lấy đất đai của nông dân bán cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Có nhiều nông dân giàu lên nhờ bán đất nhưng phương tiện sản xuất không còn, trình độ không có nên cuối cùng tiền không giữ được, đất cũng chẳng còn, phải bán con gái qua xứ người cho Đài Loan, Hàn Quốc... thông qua các cuộc môi giới lấy chồng ngoại đang tràn ngập xứ này. Rồi thì những nhà máy, khu công nghiệp sau một thời gian dài chạy dự án, đút lót cho tỉnh, huyện, bắt đầu sản xuất kinh doanh theo kiểu lợi nhuận là trên hết, bỏ mặc các vấn đề an sinh xã hội, xả thải trực tiếp gây ô nhiễm nặng trên dòng Hậu Giang, loại bỏ hoàn toàn nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi đã bao đời nuôi sống bà con mình.
Hãy thử phân tích một chút về hành động của bà Lài.
Theo tôi bà Lài là một nông dân. Mà nông dân ta xưa nay vốn thật thà, dễ tin người. Bà Lài chắc chắn không biết nhiều về các cuộc khỏa thân biểu tình xảy ra trên thế giới để bảo vệ động vật, tôn trọng nhân quyền, hay tẩy chay một dự luật nào đó v..v..
Hành động của bà chỉ đơn giản là không còn cách nào khác để bày tỏ sự phẫn uất, căm hận của một người vợ, người mẹ chân yếu tay mềm trước bầy sói hung hăng, được trang bị công cụ tiên tiến để sẵn sàng tiến hành đàn áp.
Chẳng lẽ bà giăng mớ băng rôn, khẩu hiệu đã không còn tác dụng trong tình huống này, hay cầm dao đâm vào bọn chúng, hay nổ mìn, tự sát? Rồi còn các con, các cháu và người chồng tội nghiệp đã hơn một lần uống thuốc rầy tự vẫn của bà sẽ sống ra sao khi không còn có bà?
Cũng bởi tính thật thà của người nông dân miền Tây Nam Bộ xưa nay mà khi thấy bà tổng giám đốc công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco) nhà cao cửa rộng, xe hơi vài tỷ, dân ta chắc mẩm trong bụng "Ừ thì nhà đấy, xe đấy ít cũng cỡ vài trăm tỷ, nếu có làm ăn thua lỗ bán đi cũng đủ trả vài chục tỷ tiền nợ bán cá của mình!"
Dân tôi đâu biết nhà đấy, xe đấy nhưng những dự án mua đi bán lại trên giấy của bà tổng giám đốc chủ yếu là do các mối quan hệ cá nhân giữa doanh nghiệp và quan chức. Nghe đồn đám cưới con trai của bà và một hotgirl nổi tiếng đến nỗi các quan bộ ngành chính phủ ngoài Hà Nội lỡ có dịp công cán trong này cũng phải tranh thủ ghé ngang xứ Cần Thơ kia mà. Vì vậy khi nghe tin bà đi nước ngoài "chữa bệnh" quỵt nợ nông dân tôi hơi lấy làm lạ.
Cửa hải quan Việt Nam một con ruồi "phản động" về đây cũng khó lọt, sao bà lại "đi" dễ thế ?
Chúng ta lên án nhưng cũng suy nghĩ cho thấu đáo về hành động của các vệ sĩ trong vụ bà Lài.
Họ là ai ?
Có thể là những người làm công ăn lương của một công ty bảo vệ nào đó, hằng tháng lãnh ba bốn triệu bạc đem về nuôi gia đình.
Nếu họ không thi hành lệnh cấp trên (công ty) thì tháng này nhà họ đói là cái chắc. Mà công ty vệ sĩ có khả năng được thuê mướn từ CIC8 để cưỡng chế.
Đối tượng chính nên "ném đá" theo tôi là những kẻ quản trị CIC8 và đám lãnh đạo ủy ban a dua, tiếp tay tư lợi.
Vụ hai mẹ con bà Lài rồi sẽ qua đi, trong chúng ta sẽ có người quên lãng và cập nhật các thông tin nóng tiếp theo nhưng những đau thương, nhục nhã mà mẹ con bà phải gánh chịu là mãi mãi.
"Đau đớn thay phận đàn bà". Nguyễn Du khi xưa viết về thân phận nàng Kiều chắc cũng khó thể tưởng tượng ra thân phận người phụ nữ trong một xã hội như Việt Nam hôm nay.
"Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc" nữa đi để thấy cái tiến bộ của con người hôm nay là trần trụi như thời nguyên thủy và bị kéo lê số phận một cách không thương tiếc.
Căm phẫn tột cùng lũ đười ươi,
Cướp chiếm bao năm vẫn không thôi.
Khỏa thân uất hận trên đất sỏi,
Ba bảy năm qua chửa thành người!