Hình ảnh buổi lễ trao giải thưởng Trần Nhân Tông chỉ mang tính minh họa? - Dân Làm Báo

Hình ảnh buổi lễ trao giải thưởng Trần Nhân Tông chỉ mang tính minh họa?

Gánh Hàng Hoa (Danlambao) - Trong những ngày gần đây, cộng đồng mạng xôn xao bàn tán về hai sự kiện hoàn toàn tương phản: một bên là thái độ và chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những cá nhân và tổ chức bất đồng chính kiến, qua bản án thật nặng nề giành cho ba bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhBaSaigon, với tổng số năm tù lên đến 26 năm! Và bên kia là giải thưởng Hòa Giải cao quý của Viện Trần Nhân Tông, do ông Nguyễn Anh Tuấn cựu chủ nhiệm báo điện tử TuanVietNam.net khởi xướng, trao tặng cho Tổng Thống Miến Điện ông Thein Sein và thủ lãnh đối lập là bà Aung San Suu Kyi vào ngày 21-09-2012.

Trong lúc những người đang mong mỏi dân chủ, tự do cho Việt Nam hết sức phẫn nộ trước những bản án vô lý giành cho ba bloggers nói trên thì một số người đã nhìn vào tổ chức Trần Nhân Tông Academy như một tia hy vọng, mong rằng tổ chức này với tinh thần hòa giải trong yêu thương sẽ có những hành động bênh vực và ủng hộ cho những nhà đấu tranh dân chủ, cho những người bất đồng chính kiến đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trù dập, quản chế hoặc cầm tù. Họ mong rằng những giáo sư, tiến sĩ, những chính khách hàng đầu trên thế giới đang là ủy viên hoặc cố vấn của Viện sẽ hết lòng quảng bá cho tinh thần hòa giải trong tôn trọng và yêu thương, với mục đích hướng đến sự hòa giải thật sự giữa nhà cầm quyền Việt Nam và hàng triệu nạn nhân của họ trong suốt mấy chục năm qua. 

Cũng trong tinh thần đó, một số thành viên của trang mạng lề trái X-Cafevn.org, đã cùng nhau nghiên cứu tìm hiểu về giải thưởng này, cùng những nhân vật liên quan đến học viện. Điều bất ngờ là sau nhiều ngày tìm hiểu, đọc và nghiên cứu những thông tin đăng tải trên trang mạng chính thức của học viện www.trannhantong.net cũng như trên Youtube, một số chi tiết đã khiến cho người ta phải đặt nghi vấn về mức độ trung thực của tổ chức Trần Nhân Tông Academy.

Nổi bật nhất là việc mặc dù ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi không hề có mặt trong buổi lễ trao giải thưởng, nhưng ban biên tập của www.trannhantong.net vẫn cho đăng tải những bài viết, video clip và hình ảnh chắp nối từ những nguồn hoàn toàn không dính dáng gì đến giải thưởng Hòa Giải Trần Nhân Tông. Phải chăng là với mục đích muốn dẫn dắt độc giả tin tưởng rằng đã có một buổi lễ trao giải tận tay cho hai nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Miến Điện, nhằm tạo uy tín, dù giả dối, cho Trần Nhân Tông Academy và những người đứng sau lưng học viện? 

Những thông tin lập lờ đánh lận con đen này đã khiến cho nhiều người nhầm lẫn, trong đó có ông Bùi Tín khi ông viết bài mô tả buổi lễ trao giải hoành tráng tại trường đại học Harvard (Hoa Kỳ) mà Danlambao đã có đăng tải http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/10/hai-chinh-khach-mien-ien-uoc-trao-giai.html#.UHMOb647uSo] tại đây.

(Sau đó ông Bùi Tín cũng đã viết bài đính chính: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/inh-chinh-ve-giai-thuong-tran-nhan-tong.html#.UHS13xhhNBo - ghi chú của DLB) 

Bài viết của Lan Anh đăng vào ngày 22-09-2012 mang tựa đề  "Tổng thống Myanmar, ông U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi được trao tặng giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải"

có đăng hai tấm hình của ông Thein Sein và bà Âung San Suu Kyi với lời chú thích:

http://trannhantong.net/wp-content/uploads/2012/09/Thein-Sein-va-Suu-Kyi.jpg
khiến cho người đọc tưởng rằng đây là hình chụp trong buổi lễ trao giải ngày 21-09-2012 tại trường đại học Harvard. 

Nhưng trên thực tế, hai tấm hình này đã được "ăn cắp" về từ những trang mạng khác mà chủ nhân thực sự của nó không hề được nhắc đến. 

Tấm hình của ông Thein Sein là do phóng viên Hoan Dinh Nam của AFP (American Free Press) chụp:

http://www.abc.net.au/news/image/3937972-3x4-700x933.jpg

Còn tấm hình của bà Aung San Suu Kyi là do phóng viên Khin Maung Win của Associated Press chụp vào ngày 02-04-2012 khi bà trò chuyện cùng ủng hộ viên của bà tại Yangon, Miến Điện. Tấm hình gốc này đã được đăng trên trang báo điện tử SFGates vào ngày 06-04-2012:

http://i18.photobucket.com/albums/b149/bargainbazzar/ASSK_zps1c692037.jpg

Việc sử dụng hình ảnh của người khác mà không ghi nguồn là vi phạm luật bản quyền và có thể bị kiện ra tòa. Bên cạnh đó việc sử dụng hình ảnh từ những sự kiện hoàn toàn không liên quan để lập lờ đánh lừa người đọc, là biểu hiện cung cách làm việc không trung thực, rất không nên có của một tổ chức tầm cỡ quốc tế đang hết lòng phổ biến sự thật minh bạch như Trần Nhân Tông Academy. 

Ngay cả ban biên tập của trang mạng Deerparkmonastery.org, một chi nhánh của Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, cũng có thể đã bị lầm nên mới đăng tải lá thư gửi đến chúc mừng ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi của Thiền sư (viết trên bưu phẩm có in phù hiệu của tổ chức Trân Nhân Tông) cùng với lời ghi chú "Mời bấm vào dưới đây để xem hình 2 vị đã nhận giải thưởng"

http://i18.photobucket.com/albums/b149/bargainbazzar/TNhatHanh_zps5a27bfe3.jpg


Theo đường link sẽ dẫn đến bài của Lan Anh và hai bức hình nêu trên. Có nguồn tin cho biết Lan Anh là con gái của ông Nguyễn Anh Tuấn? 

Không biết sau khi ban biên tập của trannhantong.org biết đến việc này thì liệu họ sẽ xử trí ra sao? Sẽ tháo 2 tấm hình đó xuống và xin lỗi? Hay sẽ đính chính rằng "hình chỉ mang tính minh họa"? 

Sự kiện này khiến ta không thể không nhớ đến việc chị Trần Khải Thanh Thủy cũng từng bị báo chí của nhà nước Việt Nam vu khống là chị đã đánh bể đầu anh Mạnh nào đó, bằng tấm hình chụp từ 4 năm trước. Không biết đây chỉ là sự trùng hợp tình cờ hay là những người viết bài này đã được đào tạo từ cùng một trường lớp? 

Có lẽ chúng ta còn phải theo dõi thêm một thời gian nữa mới có câu trả lời xác đáng. 





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo