Huỳnh Tâm (Danlambao) - “…Gian truân nhất không thể ngờ tổ chức đưa mẹ vào nhà tù 2 năm, sau đó họ biến mẹ thành cùi bắp, vứt bỏ vào thùng rác!...”
*
Anh em chúng tôi rủ nhau ra sân, tìm một ít không khí buổi sáng của bầu trời Côn Minh, bước chân rảo trong sân, thấy mẹ của Nhất Biến bận rộn, loay hoay với những thúng ngũ cốc, nặng 10 kl đến 25 kl, bà bưng từ trong nhà ra ngoài sân để kế cánh cửa gỗ, trước ngõ ra vào nhà. Hỏi ra mới biết, bà sống cô thân trên 13 năm, cho nên bà có lối làm việc theo vốn bản năng. Sau đó đúng 8 giờ sáng, mở cửa ngõ trở thành hàng bán lẻ ngũ cốc. Bà sống đơn chiếc, tuổi cũng đã cao, làm việc chậm rãi.
Anh em chúng tôi liền xăn tay áo, đồng bưng những thúng ngũ cốc cho bà, trong lúc bưng hàng hóa, khám phá gian thứ nhất nơi bà đang ở cũng chính nhà kho chúa lương thực ngũ cốc, gia đình này kiến trúc theo quần tụ chữ L rất cổ kính, gồm 5 gian nhà lớn, mỗi gian có 3 cửa, lối ra vào riêng biệt. Hiện thời Nhất Biến ở gian thứ nhì kế bên, anh em chúng tôi ở gian thứ ba, rất rộng rãi có đến 10 phòng ngủ, đủ một gia đình lớn cư ngụ, ắt trước đây gia đình này sung túc, sống theo tập thể mà người ta gọi "nhà họ".
Sau khi bưng hết những thúng ngũ cốc, rảnh tay nhàn rỗi, bà mời chúng tôi:
- Mời hai con vào nhà uống đôi chung trà.
- Dạ.
Bà nói tiếp:
- Sáng nào mẹ cũng bưng những thúng ngũ cốc để trước sân nhà, làm việc thế đó không khác nào tập thể dục mỗi buổi sáng, khi hết việc mẹ mới uống trà, từ ấy ghiện trà không hay, không biết trà có hiệu nghiệm gì không, mẹ đã đến tuổi này chưa hề đau ốm, hai nữa công việc mua bán ngũ cốc đem lại thu nhập cho gia đình sống tạm ổn, người già ăn chẳng bao nhiêu, tuổi già có việc làm sẽ quên quá khứ, à các con tên gì, mẹ họ Hồng tên Mạo Lý (李弘茂).
Tôi đáp:
- Thưa mẹ con tên Viên Dung và em gái tên Huỳnh Tú Hiền ạ.
Bà liền đáp:
- Thì ra hậu duệ nhà họ Viên đây à, họ Viên có nhiền nhân vật xuất chúng như:
- Viên Áng, đại thần nhà Tây Hán.
- Viên An, đại thần nhà Đông Hán.
- Viên Thiệu, thủ lĩnh cát cứ đầu thời Tam Quốc.
- Viên Thuật, em họ của Viên Thiệu, thủ lĩnh cát cứ đầu thời Tam Quốc.
- Viên Hoành, sử gia thời Đông Tấn.
- Viên Tung, sử gia thời Đông Tấn.
- Viên Sùng Hoán, danh tướng cuối thời nhà Minh, người chỉ huy quân Minh đánh bại Nỗ Nhĩ Cáp Xích tại trận Ninh Viễn.
- Viên Mai, nhà văn thời nhà Thanh.
- Viên Thế Khải, tổng thống Cộng hòa Trung Hoa.
Bà kể rành mạch những nhân vật lịch sử họ Viên.
Tôi tự nhủ thầm:
- Thực ra Viên Dung chỉ là bút hiệu, không dính dáng gì với họ Viên, trái lại tôi rất tôn kính về kiến thức của bà, bà còn thông thái về tiểu sử của muôn họ; từng nhân vật các thời đại, không có lý do gì để phủ nhận sự hiểu biết ấy, tuy nhiên có nhiều người cũng lầm lẫn tưởng tôi họ Viên.
- Thực ra Viên Dung chỉ là bút hiệu, không dính dáng gì với họ Viên, trái lại tôi rất tôn kính về kiến thức của bà, bà còn thông thái về tiểu sử của muôn họ; từng nhân vật các thời đại, không có lý do gì để phủ nhận sự hiểu biết ấy, tuy nhiên có nhiều người cũng lầm lẫn tưởng tôi họ Viên.
Tôi muốn bà hiểu sao cũng được, đáp:
- Đa tạ mẹ, cho con một vinh dự hiểu biết về họ Viên.
Bà hỏi tiếp:
- Còn cháu Huỳnh Tú Hiền là thế nào với con ?
- Dạ, thưa mẹ, nó là em gái họ của con, nó theo họ Cha.
- Thì ra là vậy, người họ Viên có em gái họ Huỳnh.
Tôi đã uống hết mấy tuần trà, ngoài trời cũng đá có ánh nắng ban mai, cũng chưa thấy Nhất Biến thức dậy, hỏi:
- Thưa mẹ, con dự trù sáng nay đi mua một ít quần áo và hớt tóc, vậy từ nhà mình đến phố có xa không mẹ ?
- Nhà mình thuộc phố Phương Đông (东方), sầm uất lắm, đứng vào hàng thứ tư tại trung tâm thương mại Côn Minh, con chỉ cần bước ra cửa đi về hai hướng trái-phải, sẽ thấy bán đầy đủ mọi thứ hàng. Bà nói tiếp:‒ À mẹ biết hớt tóc, hiện trong nhà có đầy đủ dụng cụ, thằng Nhât Biến từ khi còn nhỏ cho đến trưởng thành cũng do tay mẹ hớt tóc cả, lúc trẻ mẹ học hớt tóc, nhờ hành nghề này mới gặp cha thằng Nhất Biến, nhân còn sớm mẹ hớt tóc cho con nhé?
Thoạt đầu nghe qua ngạc nhiên, không thể tin tưởng nghề hớt tóc của bà, trái lại tôi có một suy nghĩ khác:
- Thì ra trước đây bà hàng nghề hớt tóc có nguyên nhân của nó, mục đích tiếp cận đối phương, đương nhiên bà phải hớt tóc đẹp, bà mới thuyết phục được mọi người dù mái tóc bạc hay xanh cũng hài lòng sau khi có mái tóc đẹp.
- Thì ra trước đây bà hàng nghề hớt tóc có nguyên nhân của nó, mục đích tiếp cận đối phương, đương nhiên bà phải hớt tóc đẹp, bà mới thuyết phục được mọi người dù mái tóc bạc hay xanh cũng hài lòng sau khi có mái tóc đẹp.
Tôi an tâm, đáp:
- Thưa mẹ, con đồng ý hớt tóc.
Tôi ngồi vào ghế, bà lấy một tấm vải lớn màu trắng, quàn vào cổ tôi, vải phủ xuống cả thân người, trước mặt có một tấm gương khổ 20x30 cm, tay Trái của bà cầm chiếc lược trải theo sớ mái tóc, và hai ngón tay áp út kẹp vào sớ tóc lại, tay Phải cầm cái kéo, quả nhiên hai tay của bà múa rất đẹp trên đầu của tôi, cái kéo phát ra âm thanh, có lúc nhiệp dồn dập, đôi khi lại nhiệp nhặt, đôi lúc bà gõ vào chiếc lược, tưởng chừng một nhip phách. Lúc này tôi chú ý hơn, mắt ngó vào gương xem những đường tay của bà múa, tai lắng nghe từng tiếng một của cái kéo đang nhấp đều, và một hòa âm khác tựa xé vải bởi kéo, lược phát ra cung bậc cao độ từ sớ tóc.
Vừa thấy, đôi mắt của bà chăm chiêu, ngó trên đầu tôi, liền hỏi:
- Thưa mẹ, trong đời của mẹ hành nghề hớt tóc đã yêu mấy cái đầu?
- Thằng khỉ này, đọc được cái riêng tư của mẹ rồi ư?
- Không, con chỉ nói cho vui đấy mà.
- Thực ra mấy ngàn cái đầu, chỉ yêu có một thôi, thế mà đời không cho hạnh phúc như ý, sau này mẹ yêu thêm cái đầu thứ hai đó là Nhất Biến và bây giờ chính con đang ngồi trước mặt mẹ, vì chúng con có cái đầu và tóc y hệt người mẹ yêu, đều có đầu xương ót hơi nhô, tóc cứng, người cắt tóc không kinh nghiệm sẽ bị lòi xương ót, về tóc cứng, cắt không đúng sớ sẽ bị dựng đứng, đầu và mái tóc không khác nào con Nhím rừng, khó coi lắm.
- Thưa mẹ, ngày đầu tiên ấy, cha con cảm tưởng thế nào?
- Đương nhiên ông ấy rất hài lòng về mái tóc của mình, chính mẹ thuyết phục ông ấy trước, bằng nghề nghiệp.
Tôi suy nghĩ thầm:
- Trong tình báo Trung Quốc còn có nữ giới hành nghề hớt tóc được huấn luyện công phu, bởi vậy hớt tóc phải hiểu được từng hình dạng cái đầu của khách hàng; phân loại tóc, thuyết phục, một điểm khác tối quan trọng, lấy được mẫu ADN rất dễ dàng.
- Trong tình báo Trung Quốc còn có nữ giới hành nghề hớt tóc được huấn luyện công phu, bởi vậy hớt tóc phải hiểu được từng hình dạng cái đầu của khách hàng; phân loại tóc, thuyết phục, một điểm khác tối quan trọng, lấy được mẫu ADN rất dễ dàng.
Tôi hỏi tiếp:
- Làm thế nào, mẹ biết cha đến tịm hớt tóc để rồi nên duyên chồng vợ?
Bà cười nhẹ, đáp:
- Thằng khỉ này, lại một lần nữa xoi bói đời riêng tư của mẹ, tuy nhiên mẹ xem con như thằng Nhất Biến, mẹ không dấu gì cả, khi mẹ trưởng thành phải sống dưới sự đặt để của người khác. Điều này hơi khó trả lời, bây giờ mẹ không ngại đối với con, câu chuyện thế này:
- Từ lúc học hết bậc trung học, mẹ được chọn vào trường tình báo, sau 3 năm học, công tác đầu tiên ra hải ngoại, đến Chợ Lớn Việt Nam hành nghề hớt tóc vào năm 1941, mọi bố trí đều do tổ chức quyết định, tìm cho bằng được mối tiếp cận chính quyền Việt Nam thời Bảo Đại, nhưng không thành công, bởi mật thám của Pháp bắc mùi nhanh hơn tình báo Trung Quốc, do nguyên nhân ấy, mọi hoạt động chậm lại, một năm sau vô tình gặp gã khách vào tiệm hớt tóc tại đường Võ Tánh, quận 2, Sài Gòn.
- Từ lúc học hết bậc trung học, mẹ được chọn vào trường tình báo, sau 3 năm học, công tác đầu tiên ra hải ngoại, đến Chợ Lớn Việt Nam hành nghề hớt tóc vào năm 1941, mọi bố trí đều do tổ chức quyết định, tìm cho bằng được mối tiếp cận chính quyền Việt Nam thời Bảo Đại, nhưng không thành công, bởi mật thám của Pháp bắc mùi nhanh hơn tình báo Trung Quốc, do nguyên nhân ấy, mọi hoạt động chậm lại, một năm sau vô tình gặp gã khách vào tiệm hớt tóc tại đường Võ Tánh, quận 2, Sài Gòn.
Lần đầu tiên gặp gã ấy có cái đầu cùng mái tóc rất khó cắt như Nhất Biến và con vậy, chúng tôi gặp nhau hai lần trong tháng để hớt tóc, từ đó gã để ý yêu mẹ, phần mẹ cũng có ít nhiều thiện cảm, mẹ nói tiếng Việt hay nhờ gã ấy hướng dẫn phương pháp nói và đọc sách Việt, một năm sau gã xin cưới mẹ, đương nhiên mẹ không can đảm từ chối, tuy nhiên tổ chức không chấp nhận, mẹ lập tức phản đối, đại khái làm một bản tường trình kế hoạch tiếp tục công tác, tổ chức đồng ý. Năm 1942, chúng tôi tổ chức lễ cưới, ăn ở với nhau có một mặt con trai đặt tên Nhất Biến, đời sống gia đình hạnh phúc hơn người, đặc biệt mẹ không suy nghĩ nhiều về công tác tình báo do tổ chức phối trí, tổ chức cũng không cần biết gã Hạ sĩ bộ binh VN, đời sống bình thường, chúng tôi tôn trọng việc ai nấy làm. Mỗi buổi sáng mẹ đi đến tiệm hớt tóc, còn gã đi làm việc tại trại Hoàng Hoa Thám ngày nay.
Tổ chức và mẹ xem quân hàm gã Hạ sĩ không làm nên được trò trống gì, nhất là vai tuồng bộ binh phụ trách quân nhu, thế là hạnh phúc của mẹ được an ổn. Mẹ cũng an lòng, vợ chồng hạnh phúc theo ngày tháng, đến năm 1948 mẹ mang thai lần thứ hai, tổ chức buộc mẹ phải phá thai, một lần nữa mẹ phản đối, đương nhiên tổ chức có hứa không đề cập đến thai nhi, mẹ vẫn đi làm bình thường, bỗng một hôm, có chiếc xe ôtô đụng thật mạnh vào người, mẹ văng ra xa về phía trước 4 mét, mẹ té nhào xuống đất liền sổ huyết, cấp cứu đem đến bệnh viện Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) kết quả thai nhi của mẹ qua đời, riêng mẹ phải mất 2 tháng mới bình phục, đương nhiên mẹ biết tổ chức cảnh cáo.
Cha của Nhất Biến cho mẹ hạnh phúc mấy mươi năm, mãi đến năm 1971, mẹ tự khám phá và trách ông ấy rất nhiều, lúc đầu tưởng ông ấy một Thượng Sĩ già, nào ngờ quân hàm tình báo Đại Tá. Đến đầu năm 1972 tổ chức mới biết Đại Tá chỉ huy tình báo Đô Thành Sài Gòn, Chợ Lớn chính là chồng của mẹ, tổ chức liền buộc tội mẹ phản quốc, đưa ra quyết định giết cha của Nhất Biến, sau đó đưa mẹ về Lục địa (Trung Hoa).
Mẹ đem sự thật này nói tất cả với cha của Nhất Biến, trên thực tế người tình báo không bao giờ nói sự thật cho bất cứ ai, nhưng vì tình vợ chồng chung sống mấy mươi năm hạnh phúc, rất tiếc Việt-Hoa hai quốc gia thù nhau từ muôn kiếp, không cho phép chúng tôi tiếp tục hạnh phúc.
Ông ấy bảo:
- Đã đến lúc, cả nhà 3 người cùng chết!
Mẹ không chấp nhận, nói:
- Ông phải tìm một giải pháp khác, chúng ta phải sống bảo vệ con, Nhất Biến còn nhiều tương lai, cho chúng ta hạnh phúc.
- Thế thì bà lên kế hoạch đi.
Mẹ không hài lòng về sự bán cái ấy, nói:
- Thưa, ông Đại Tá, chính ông chứ không phải tôi, cả 3 người phải sống mới được.
Hôm sau, ông ấy lên kế hoạch hoàn chỉnh, mẹ rất hài lòng, đến ngày hôm nay vẫn còn nhớ vụ án để lại hiện trường (vợ ghen tuông giết chồng) qua tay du đảng, giả thuyết thứ hai (Việt Cộng ám sát), cùng lúc tổ chức đưa mẹ và Nhất Biến về Trung Hoa. Đột nhiên đến ngày 30/04/1975, miền Nam Việt Nam bị đảng CSVN cướp chính quyền, mẹ có tiếp nhận một lá thư bí mật, chính ông ấy viết báo tin. "Chúc bà và con bình an, tôi đã đi xa". Từ đó đến nay hơn 12 năm biệt tích!
Tôi và em Tú Hiền ngồi yên lặng để nghe câu chuyện tình của gia đình bà, tôi nói:
- Thưa mẹ, con có xem một bộ phim chiến tranh nào đó, nói về tình yêu của đôi uyên ương tình báo, không hay bằng chuyện tình báo của Cha–Mẹ.
Bà có nụ cười ấn tượng nói:
- Thằng khỉ, nói hay hơn làm, mẹ đã hớt tóc cho con rồi đó, đứng lên đi.
Tôi muốn biết ngày bà về lại Trung Hoa, hỏi:
- Mấy mươi năm sống ở Việt Nam, khi về lại quê hương những tháng năm ấy mẹ sống thế nào?
Với đôi mắt của bà khác thường, hướng về phía Nam, lòng rung động tình cảm, bà đáp:
- Việc nào cũng nhớ, có lẽ quê hương nhớ một, hạnh phúc nhớ mười bởi mẹ là người trong cuộc chia ly, ông ấy cũng thế, chia ly để bảo vệ sinh mạng cũng có thể vĩnh viễn, không hy vọng đoàn tụ rất mong manh. Ngày về lại quê hương vẫn cảnh cũ và đến nay không thay đổi, về người thân qua đời khá nhiều, trong ấy có người cha năng động, cũng may còn mẹ già. Gian truân nhất không thể ngờ tổ chức đưa mẹ vào nhà tù 2 năm, trong nhà tù mẹ lao động vất vả còn phải viết tường trình mấy mươi năm ở Việt Nam, sau đó họ biến mẹ thành cùi bắp, mới chịu vứt bỏ vào thùng rác!
Bà hớt tóc vừa kể chuyện đời riêng, đúng 15 phút, thời gian còn nhiều chưa đến 8 giờ mở cửa bán hàng. Ngoài cổng chính có tiếng rung dây chuông, báo hiệu có người đến nhà, Tú Hiền đi ra mở cửa, không ai khác, chính Nhất Biến về, hai tay cầm túi sách, nói:
- Chào cả nhà buổi sáng.
Bà thong thả nói:
- Mẹ đang chờ con về để ăn sáng.
- Dạ, nhân dịp con đi qua hàng bánh Bao có mua 4 phần, mỗi người 2 bánh, còn nóng hổi kính mời mẹ, anh Viên Dung và cô Tú Hiền cùng điểm tâm.
Bà mẹ nói:
- Sau khi ăn điểm tâm, Nhất Biến ngồi vào ghế để mẹ hớt tóc nhé?
Nhà họ Hồng (弘). Mẹ của Nhất Biến bán ngũ cốc trước nhà.
Ảnh: Viên Dung (表粪) ngày 18/9/1987.
Ảnh: Viên Dung (表粪) ngày 18/9/1987.
Sau buổi điểm tâm, anh em chúng tôi tranh thủ, xin phép mẹ người như mẹ ta để ra phố, đầu tiên bước ra khỏi cửa, ghi số nhà và đường phố. Chúng tôi đã có dự trù trước, mua những gì cần thiết nhất, riêng tôi tìm mua một bộ quàn áo Tây, cà vạt và một bộ áo vét tông, còn em Tú Hiền mua 3 bộ áo xẩm thường, 2 bộ áo xẩm theo thời trang Côn Minh; một ít phấn son trang điểm khi cần, chúng tôi thong thả tham quan phố phường, 30 phút sau quyết định mua những thứ đã định, anh em chúng tôi về đến nhà, vội vã mặc thử quần áo xem có hợp ni tấc không, nếu không vừa, đi ra phố đổi lại, vì trước khi mua hai bên có cam đoan với nhau.
Cũng may việc mua quần áo không có vấn đề, tôi thấy đôi mắt của Nhất Biến cứ dán mãi vào Tú Hiền rồi khen:
- Hôm nay cô Tú Hiền sinh thật.
Tú Hiền đỏ mặt, tôi nói đùa:
- Em gái của tôi đẹp từ thuở nhỏ, khi trưởng thành đã biết bao chàng trai ngã ngựa, tôi cũng được thơm lây, làm anh của người đẹp có nhiều điểm lợi, rất tiếc anh Nhất Biến không có em gái để hưởng cái gia tài đó bởi vậy chưa biết thú vị và cảm giác đam mê hoa đẹp.
Nhất Biến đỏ mặt, biết đại bác chỉa vào mình, chàng ta lấy hết bình sinh, nói:
- Khi ở trong rừng, tôi cũng đã mường tượng kiều diễm nhan sắc này, ắt có dịp trang điểm sẽ đẹp hơn mười.
Tú Hiền nghe qua lời thổ lộ của Nhất Hiến, để lòng hơi thẹn, đáp:
- Hỡi hai anh đầu ót lòi, xin đừng đùa, em không thích đâu.
Tôi cười đồng biện lại:
- Cô em gái của anh không thích sinh đẹp à, có nghĩa thích người ta khen đẹp, đàn bà con gái lúc nào cũng vậy cả. Thôi tôi xin phép ra phố có chuyện riêng.
Nhất Biến ngạc nhiên hỏi:
- Anh có người quen ở Côn Minh hả, hay là đi liên hệ người làm thẻ ID ?
- Tôi đi liên hệ cả hai, có dịp sẽ giới thiệu với anh.
Nhất Biến trao cho tôi một bao photo, trước khi đi, nói:
- À, đây là những photo làm thẻ ID mà anh Viên Dung đang cần, anh nhớ về nhà trước 2 giờ chiều để đi đến văn phòng an ninh Quân Khu Vân Nam.
- Vâng, đúng hẹn.
Một tháng mấy ngày, hôm nay tôi mới trở về nhà Tổ, tại khu phố Vĩnh An Thị (氏荣安), chân hối hả đi, tranh thủ với thời gian, vừa bước vào nhà:
- Thưa, Bác, cháu kính chào Bác ạ.
Bác đang ngồi uống trà, ông thấy tôi đôi mắt khác thường bởi y phục tươm tất, không có vẻ người từ biên giới Việt Nam-Trung Quốc trở về. Ông cho mời mọi người:
- Có đứa nào báo tin thằng Út về nhà rồi.
Chỉ 20 phút sau, mọi người trong gia đình tụ họp trong nhà Tổ, kẻ ngạc nhiên, người ríu rít quanh tôi, kẻ hỏi, người vui mừng bình an tái ngô, tôi tặng mỗi người một phần quà nhỏ. Tuy nhiên tôi không hài lòng lắm về trạng thái đối xử chỉ ở bề ngoài, nhìn mặt xem túi tiền đón tiếp, vì trước đó em Tú Hiền cho biết:
‒ Em đã về nhà Tổ, họ từ chối không đón tiếp, xử sự với nhau rất phũ phàng, nói chung họ không muốn chứa chấp em.
Còn tôi thì lại khác, khi hiện diện tại nhà Tổ, họ đã hình dung ông Noël nho nhỏ đến nhà. Sau khi họ tiếp nhận phần quà, cúi đầu chúc nhau sức khoẻ, chào gặp lại buổi cơm trưa nay.
Trong nhà Tổ, chỉ còn lại ông Bác và người anh họ thứ Bảy lớn hơn 5 tuổi, phụ trách làm thẻ ID, tôi đưa tất cả photo có ghi chú ở phía sau cẩn thận, gồm tên họ, ngày sinh, nơi tị nạn.
Tôi thành thực hỏi:
- Thưa anh Bảy, mỗi thẻ ID chi phí bao nhiêu, em sẽ gửi bằng đôla?
Anh Bảy nhanh miệng đáp:
- Mỗi thẻ chú đưa 100 đôla.
Trong lòng tôi vui mừng, làm một thẻ ID quá nhẹ giá, liền đáp:
- Thế thì anh Bảy cứ thực hiện, anh nhớ làm thẻ thứ tự theo danh sách, khi làm rồi, anh gửi thư báo tin cho em biết, sau đó sẽ có người đến lấy, theo thư ủy nhiệm của em, à thời gian bao lâu cho mỗi thẻ?
- Có thể tuần lễ một thẻ ID, anh đã tính có đến 25 thẻ ID, một số tiền khá lớn, vậy chú chịu trả chi phí này hả?
- Thưa anh Bảy, đương nhiên em bảo đảm chi phí này, anh an tâm.
- Không phải thế, chú chưa hiểu ý của anh, anh chỉ lo chú quá thương người, rồi một lúc nào đó người không thương mình.
- Thưa anh Bảy, những người bạn chơi với nhau từ thời thơ ấu, bạn bè đã cho em hơn trăm lần, nay có dịp, em trả lại cho bạn bè chỉ một phần nhỏ, khó nhất tìm đến bạn bè để chia sẻ.
- Chú nói thế anh an tâm, xin phép chú anh tổng cộng số thành nhé? Theo danh sách này gồm: chị Trang, gia đình anh La Minh, gia đình cô Châu, gia đình anh chị Cao Dũng-Chỉ Hồng, gia đình Trần Vinh, Đào, Tùng, Linh Ái, gia đình Thảo Liên Dược. Tổng cộng chi phí 2.500 dôla.
- Thưa anh Bảy, đúng vậy, hôm nay em gửi trước 1.500 dôla, số còn lại em gửi đến anh sau.
Nhà Tổ họ Hoàng tại khu phố Vĩnh An Thị (氏荣安). Ảnh: Viên Dung (表粪)Côn Minh 1987.
Tôi suy nghĩ:
‒ Một tháng biên giới VN-TQ khá gian nan, vượt qua mọi trở ngại, đến với bạn bè, nay chỉ cần thẻ ID, anh, chị, em ấy nhất định ra khỏi địa ngụ Trung Quốc, đây là chuyện nên làm, hai nữa sống thực lòng cũng phải có tiền lót đường khi đến Trung Hoa.
Xã hội Trung Quốc có nhiều nhược điểm, con người lớn lên đã thiếu giáo dục, xưa nay vẫn thế, người dân không được hưởng phân phối sinh cư, dân nghèo muốn sống còn, đem thân ở đợ... đến khi đảng CS Trung Quốc cướp chính quyền thực hiện độc trị, tạo ra quyền lực bảo kê cửa quyền, tham nhũng, từ đó quốc nạn tham nhũng lan tràn, con bệnh xâm nhập vào bộ máy trung ương đảng, thậm chí đến cả làng xa, rừng sâu hẻo lánh cũng bị vi khuẩn tham nhũng hoành hành, vô phương chữa trị, Việt Nam cũng thế.
Đôi câu chuyện cũng đã cạn lời, tôi đứng lên xin phép:
- Thưa Bác, cùng anh Bảy cho phép cháu vào phòng lấy đồ.
Bác Cả, nguyên trưởng lão nhà Tổ đáp:
- Cháu cứ tự nhiên.
Tôi vào phòng lấy sắc tập ảnh khổ 49x85 cm hiệu Prat, và balô ốm, đựng một bộ y phục mới, vội vã lấy 2.000 dôla từ trong sắc tập ảnh cất vào túi quần, trở lại phòng khách, thưa:
- Thưa anh Ba, đến lúc em phải đi, cho em gửi trước 1.500 dôla.
- Tốt lắm.
Tôi kiếu từ:
- Thưa, Bác Cả cùng anh Bảy, cháu có việc phải đi gấp, vài hôm nữa cháu về nhà. Chúc Bác, anh Bảy và cả nhà bình an.
Vừa ra khỏi nhà, gọi một xe kéo, đi thẳng tới tư gia họ Hạ, tìm được địa chỉ, trước mắt những căn nhà kiến trúc cổ kính, chân tôi bước lên tấm ván lớn, bằng cây gỗ Lim cưa đôi, bắc ngang qua con kinh nhỏ.
Tôi đưa tấm thiếp cho người nhà họ Hạ, xin gặp người phụ nữ có tên họ Hạ Phương Chi Tuyết (更多雪夏). Trong nhà sau, có tiếng phụ nữ trẻ vọng ra:
- Nhờ dì, mời người ngồi, tạm dùng trà, tôi sẽ ra ngay.
Tôi nhận được tiếng nói của người phụ nữ, cách đây hơn tuần trước đã có dịp gặp tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc, chưa hiểu người phụ nữ này là ai ở trong biệt thự cổ kính, sang trọng giữa thủ đô Côn Minh, thừa dịp xem qua những tác phẩm hội họa cổ gồm: Trúc, Chim, Núi, và thư pháp của Ngô Huấn Di (吴湖帆).
Đặc biệt trên vách Trái có những phù điêu cổ, diễn tả trường ca vào thời Tây Thục, và Đông Hán, tôi phải thốt thành lời "tuyệt đẹp, ý nghĩa".
Tiếng bước chân nhẹ từ trong phòng vọng ra, bà vừa xuất hiện cúi đầu chào, tôi vội đứng lên chào đáp lễ, bà nhìn tôi có đôi phần ngạc nhiên, hỏi:
- Chào ông, chúng tôi gặp ông lần đầu tiên, cảm thấy ở nơi ông có một uy lực nào đó, nhất là đem đến cho gia đình chúng tôi một bình an vô cùng, cùng ngày hôm ấy cả họ bên chống của tôi cũng tiếp nhận được sự bình an. Từ đó chúng tôi sống trong tự tại không còn âu lo như trước khia, có phải ngày ấy ông làm lễ cầu hồn cho chồng tôi?
- Vâng, hôm ấy tôi đi với hai anh Linh và Bá, vô tình thấy quý vị dâng lễ vật, thành tâm cầu khẩn cho vong nhân quá cố, hành lễ vất vã, khó đem lại như ý, bởi vậy lương tâm tôi đành phải tham gia vào buổi cầu vong, tôi liền đứng vào vị trí chủ lễ, tay viết "Thiên Quốc" miệng tụng vài biến kinh: Tẩn Liệm, Cầu Siêu, Cứu khổ, Giải oan, Vãng Sanh Thần Chú. Cuộc lễ đã thành, tất cả vong linh hoan hỷ, người Hoa cũng như người Việt, tạm biệt rừng sâu biên giới trở về "Cửu Quyền Thất Tổ", trong ấy có cả huynh-đệ của nhà bà. Tôi còn nhớ hôm ấy (lấy nước thay rượu làm phép Thánh), khi lễ thành tôi cúi đầu ban phép vĩnh phúc, tiển đưa vong linh về cõi Hồng ân.
Từ đó tôi cũng không nghĩ có dịp đến đây thăm bà, bỗng một hôm chuẩn bị bỏ cái balô rách rưới, tình cờ tay lục lạo, thấy tấm thiếp của bà nằm dưới đáy balô, thế là tôi nhớ đến lời mời của bà ngày hôm ấy:
- Chúng tôi là năm chị em thúc - bá, có ba thân nhân đồng tử cùng ngày trong trận chiến nơi đây, chúng tôi có người ở Côn Minh, kẻ ở Nam Ninh cứ mỗi năm đồng hẹn đúng ngày này, đến núi cầu nguyện cho thân thân, dù đường đi xa, gặp lắm gian nan, chúng tôi cũng không bỏ qua định kỳ nào, đặc biệt hôm ấy chúng tôi tiếp nhận được tín hiệu thân nhân quá cố cho biết: "Vong linh đã được xá giải.
Từ đó về sau chúng tôi chỉ làm lễ tại tư gia không đến đây nữa. Năm chị em chúng tôi xin một vái tạ ơn.
Từ đó về sau chúng tôi chỉ làm lễ tại tư gia không đến đây nữa. Năm chị em chúng tôi xin một vái tạ ơn.
Sau đó bà vui mừng mời:
- Thưa quý ngài khi nào về Côn Minh, nhớ ghé tư gia của chúng tôi nhé, chúng tôi tha thiết mời và hy vọng quý ngài không từ chối, xin quý ngài tiếp nhận thiệp mời này".
Tính tự nhiên, theo lương tâm, tôi nói:
- Thưa bà, nay có dịp đi ngang qua đây, tôi xin thắp hương cho ông ấy, nhân tiện thăm cả gia đình của bà, ngoài ra không có dự kiến nào khác, rồi tôi phải ra đi bởi không có thời gian nhiều.
- Thưa ngài, tôi vô lễ xin phép, cho biết quí danh, dù tôi không hậu tạ, cũng phải nhớ ơn.
- Thưa bà, tôi tên Viên Dung, tên có vẻ Nho học, nhưng tôi không ưa Nho học tí nào bởi Khổng Tử dám tuyên bố "khinh miệt, thất tiểu nhân, nhì đàn bà". À, Viên Dung có nghĩa "Một viên đá tròn, thoải mái, lăn theo thời gian".
- Một cái tên thôi đã thấy ông yêu đời có chất nghệ sĩ.
- Không hẳn thế, xin phép bà cho tôi thắp hương cho ông ấy.
- Kính mời theo tôi.
Bà vừa đi, nói với vào trong nhà:
- Nhờ dì hai, làm trước một kỷ trà đem vào bàn thờ của Cậu, và thay kỹ trà mới đãi khách nhé.
Tôi vào đến bàn hương án, liền thấy di ảnh khổ 40x50, khung lớn viền vân vàng rất đẹp, chân dung một Đại Tá của Trung Quốc, tên họ Khưu Bình Lâm (林邱平), không ngờ, một cấp chỉ huy cả binh đoàn lại tử trận quá dễ dàng, đến đây không cần tìm sâu hơn để làm gì, mình làm theo lương tâm của tín ngưỡng, không cần mọi sự kiện khác, bởi không còn thời gian.
Tôi châm trà trước bàn hương án, thắp ba nén hương, niệm chú, khấn vái độ hồn cho Khưu Bình Lâm (林邱平), 4 lần, cúi đầu tạm biệt.
Lễ thành, tôi xoay lưng lại, chân bước nhẹ theo bà chủ nhà, ra phòng khách tự hỏi, cười thầm:
‒ Hì hì... mình có ba phải không nhỉ? Lý do nào, lại độ hồn cho một thằng Đại Tá Trung Quốc? Cuối cùng tôi mới hiểu chính mình hành động theo lương tâm tín ngưỡng, không phân biệt người quá cố, dù Việt Nam hay Trung Quốc đồng con người.
Suy nghĩ chi xa trong quân đội có binh đoàn Quân Y, mỗi khi có chiến tranh không được mang theo vũ khí. Quân Y có quyền tối thượng tại chiến trường, nhiệm vụ cấp cứu tất cả mọi người, không phân biệt ta và thù, tuy nhiên chiến tranh theo loại biển người của Đặng Tiểu Bình, Quân y cứu ta không cứu địch, đôi khi còn cầm vũ khí xung phong chiến đấu hàng đầu, nói chung CSTQ và CSVN có bao giờ tuân thủ quy ước Quốc Tế đã định!
Bà, Hạ Phương Chi Tuyết (更多雪夏) nói:
- Tôi thấy ngài Viên Dung trầm tư rất lâu, đã đi đến phòng khách, vẵn chưa ngồi xuống nghế, có phải tâm tư còn động lại nơi bàn vong linh của chống tôi ư?
- Thưa bà đúng thế, trên cõi đời này, ở giây phút nào cũng diễn ra cảnh đi xa không trở lại, đó là tôi suy nghĩ về một ngày ra đi không trở lại của chính tôi và của mọi người, bởi vậy tôi và mọi người phải vì hạnh phúc lúc còn tại thế, cùng một nghĩa chiến tranh không đem lại hạnh phúc cho bất cứ ai, trên thực tế chiến tranh biên giới 1979 mãi đến nay 1987 ai là người hạnh phúc nhất, đương nhiên không có một người nào ngồi hưởng hạnh phúc bởi chiến tranh, trái lại người đời nguyền rủa kẻ gây ra chiến tranh (Đặng Tiểu Bình).
- Quả nhiên, lý tưởng tạo ra giá trị làm người, chính gia đình tôi đã nhiều lần trách chiến tranh cướp hạnh phúc của tôi. Tôi thay mặt gia tộc họ Hạ (夏) và gia tộc họ Khưu (邱) đa tạ ngài rất nhiều, và tôi mạo muội hỏi thực lòng nhé:‒ Ngoài ra, ngài cũng là một nghệ sĩ có phải thế không?
- Thưa bà Phương Chi Tuyết (更多雪夏), lý do nào bà khẩn định tôi là một nghệ sĩ ?
- Thưa ngài Viên Dung, rất đơn giản, chính cái sắc tập lớn này, chứa những tác phẩm hội họa hay nhiếp ảnh, tôi nghĩ rằng cái sắc hiệu Prat không thể nào chứa loại tầm thường, một yếu tố nữa khi nãy, ngài khen thành lời "tuyệt đẹp, ý nghĩa" chứng tỏ một nghệ sĩ, khen một tác phẩm nghệ thuật nào đó!
Tôi ngạc nhiên một người đàn bà có kiến thức tổng hợp về nghệ thuật, đáp:
- Thưa bà, Phương Chi Tuyết (更多雪夏), nhận xét rất đúng về thân phận của tôi, nguyên nhiếp ảnh gia.
- Thưa ngài, mỗi nhiếp ảnh gia phải có tước hiệu từ Quốc gia đến Quốc tế và trường phái, vậy ngài ngồi trên chiếc chiếu Gon hoa hay chiếu bằng Cói trơn ?
Tôi rất dè dặt vì người đàn bà này biết quá nhiều về bộ môn nhiếp ảnh, đáp:
- Thưa bà, tôi có thể trình bày toàn bộ trên 100 tác phẩm để bà tùy nghi đánh giá, riêng tôi không thể tự đánh bóng mình. Xin mời bà xem từng tác phẩm, dù tôi rất bận cũng nên hầu bà, kính mời.
Bà, Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏), xem được 10 tác phẩm liền nhận xét:
- Quả thực, những tác phẩm của ngài mang tính phê phán xã hội, nói lên thân phận con người, với đường nét, bố cục phi bố cục, tôi vui mừng khám phá một chiếc chiếu Gon Hoa.
- Thưa bà, quá khen, tôi không suy nghĩ như thế, cũng có thể bà xã giao, vì trong phòng này có biết bao tác phẩm cổ, của những vĩ nhân hội họa, điêu khắc, riêng tôi không thể so sánh với những tác giả mà bà trân quí.
Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏), đáp:
- Thưa ngài, tôi nói lên lòng chân thực đấy. Tôi muốn tó mò thêm, vậy ngài đem trên 100 tác phẩm ảnh nghệ thuật này, dự định triển lãm ở nơi nào?
Thực ra tôi không có ý định đem hơn 100 tác phẩm triển lãm tại Trung Quốc, ý định đầu tiên đem về khoe với Bác Cả và họ hàng, cuối cùng thấy cả nhà chỉ biết yêu tiền hơn nghệ thuật hay văn hóa, hôm nay mình có ý định đem về khoe với Nhất Biến, chú Đặng Bình Ánh và Tú Hiền. Tôi chần chừ một hồi rồi đáp:
- Thú thực với bà, tôi từ xa đến đây đem theo từng này tác phẩm, mục đích chỉ khoe với ba người bạn thân ở Côn Minh, ngoài ra tôi không hề có ý định triển lãm ở nơi nào cả.
- Thưa ngài, thế là rất tốt, xin đề nghị cho phép gia đình tôi đứng ra bảo trợ cuộc triển lãm này, hy vọng ngài đồng ý.
- Thưa bà, được triển lãm ở phòng khách này, quá hân hạnh đối với tôi.
- Thưa ngài, không thể triển lãm ở đây, nơi triển lãm phải có tầm cở với tác phẩm, nơi đó chứa nhiều thượng khách Côn Minh, triển lãm phải là nơi lịch sử Vân Nam tại địa điểm Trung tâm học liệu Phương Đông (东方).
Trung tâm học liệu Phương Đông (东方). Ảnh: Viên Dung (表粪) ngày 19/9/1987.
Tôi đành thật thà đáp:
- Thưa bà, đa tạ nhiều, bà cho tôi một tình cảm sâu sắc, tuy nhiên tôi chỉ còn ở đây 2 ngày nữa phải đi xa, hãy chờ dịp khác có thời gian triển lãm.
- Thưa ngài, dù còn 2 ngày nữa cũng mở phòng triển lãm được, từ lúc này in thiệp mời, 2 giờ trưa nay thiệp mới đến tay người tham dự, sáng mai phòng triển lãm mở cửa đúng 12 giờ khai mạc. Ngài cho biết một phần lý lịch để giới thiệu với quan khách chỉ thế thôi.
Tôi chần chừ, tự nhủ thầm:
‒ Không tin tưởng lắm, làm sao thực hiện được phòng triển lãm chỉ 24 giờ, muốn làm được phải có thực lực tại chỗ, ít nhất 50 người, chưa nói đến khung ảnh, đèn chiếu, trang trí v.v... khó lắm thay. Tôi cũng liều thử xem.
- Vậng, tôi đã suy nghĩ, đắn đo kỷ rồi, đồng ý. Bà cứ giới thiệu tác giả Viên Dung, sinh 1948-1987 (39 tuổi) với Titre de l'International: MFP. APP. PJP. AMP. PTF. PTJ. TAP. Tôi xin gửi sắc tập ảnh ở đây, tùy nghi bà trưng bày.
Bà, Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏), vui mừng nói:
- Quả nhiên tôi nhìn người không sai, tuy tính ngài khó lộ, đến khi lộ rất chân tình, trong ký ức của tôi, nhớ mãi lần đầu tiên mới gặp ngài đã có một cảm nhận nào đó, nhưng không hình dung được, hôm nay vô tình ngài đến thăm tôi, và ba nén hương cầu nguyện cho nhà tôi, một ngày vinh hạnh lớn đa tạ ngài. Nhân bây giờ mời ngài đi xem phòng triển lãm nhé?
- Tôi xin kiếu từ, hẹn ngày mai, phải về nơi cư ngụ gấp.
- Ngài ở phố nào ?
- Thưa, phố Phương Đông (东方).
- Thưa ngài, phòng triển lãm cũng tại phố Phương Đông (东方).
- Thế à, mời bà đi gấp.
Ra khỏi cửa nhà, bà gọi một Taxi, nói:
- Tuy từ đây đến phố Phương Đông (东方) không xa, đi Taxi vẫn mau hơn chỉ 15 phút thôi, còn đi xe kéo thong thả cũng mất hơn 30 phút.
Trên xe bà cho biết, sinh năm 1946-1987 (41 tuổi) con gái út của họ Hạ, lập gia đình 1965, (năm 19 tuổi), vẫn còn đi học năm thứ nhất Đại học Bách Khoa Bắc Kinh, năm 1972 ra trường với tiến sĩ Vật Lý, chồng của bà sinh 1940 qua đời 1982, (hưởng dương 42 tuổi), hạnh phúc được 17 năm, sinh hạ được 3 người con trai, hiện học tại Bắc Kinh, ở với người bác ruột nguyên Giáo sư đại học Bắc Kinh. Chồng qua đời, bà rời bỏ trung tâm Vật Lý, sau 3 năm chịu tang chế, về nhà đam mê sinh hoạt Văn Nghệ. Bà tặng cho tôi 2 đầu sách "Phố Cổ Côn Minh" (旧城区昆明), "Văn Học Vân Nam" (云南文学的文学).
Tôi suy nghĩ, Trung tâm học liệu Phương Đông (东方), cũng chỉ là một hiệu sách nhỏ, sau khi tham quan không ngờ Trung tâm này khá lớn theo bề dày lịch sử của Côn Minh.
Tía của Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏) quản trị Trung tâm họ Hạ, nói:
- Chúng tôi mời anh dùng cơm trưa nhé?
- Thưa Cụ, cháu kính đa tạ, xin hẹn dịp khác, cháu có việc phải về sớm, hẹn sáng ngày mai tài ngộ.
Bà Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏), tiễn chân tôi ra khỏi cửa, chúng tôi hẹn tái ngộ sáng mai, nhân tiện tôi nói:
- Tối nay 8 giờ, tôi có thể đến đây xin 20 thiệp mời, tham dự triển lãm, hy vọng bà đồng ý.
- Rất tốt, tôi sẽ chờ ngài, nhân tối nay mời ngài dùng cơm với gia đình chúng tôi.
- Tôi có vài người thân, cùng đi có được không?
- Tốt lắm, không vấn đề, tôi vốn hiếu bạn.
- Kính bà, tối nay tái ngộ, xin chào.
Về đến nhà đúng 13 giờ trưa, chúng tôi và mẹ Nhất Biến cùng dùng cơm trưa, sau buổi cơm mẹ Nhất Biến đi bán hàng. Chúng tôi tha hồ nói chuyện hôm nay.
Nhất Biến hỏi:
- Viên Dung liên lạc làm thẻ ID thế nào, có thành công không?
- Vâng, rất kết quả, tôi sẽ nhờ đến anh nhiều, à còn việc ID của Tú Hiền, anh Nhất Biến dự trù bao giờ có tin vui, ngoài ra còn có tin gì mới không?
- Viên Dung an tâm nhất định kết quả, tối nay có tin, riêng phần anh đã chuẩn bị đối phó với an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南) chưa?
- Thực ra tôi không biết họ muốn gì, thay kệ, mình chú ý quá đâm ra bối rối, mọi sự thả nổi tự nhiên, nếu con thuyền chảy ngược dòng sông, mình nương theo thận trọng, và ứng sử tự nhiên, khi đường cùng mình ứng biến theo thời, tôi vẫn biết anh Nhất Biên đứng ra che chở rất nhiều, anh đang đội đá vá trời! Chúng ta đương vào trận chiến cân não, đủ mọi phương diện chờ đợi đưa tôi vào lao lý, muốn thắng họ phải vận dụng tâm lý, khám phá đối phương. Cả nhà hãy an tâm, tôi nhất định không hề chi cả.
Tú Hiền nói hơi run sợ:
- Anh Ba vào hang hùm mà vẫn bình tỉnh à? Nếu anh mệnh hệ nào, em biết làm sao đây?
- Không có cách nào nữa, thà bình tỉnh còn hơn.
Tiếng rung chuông ngoài cửa, biết có người đến, Nhất Biến liền đứng lên ra sân gặp Đặng Bình Ánh chào:
- Chào anh, làm cách nào anh biết địa chỉ nhà tôi?
- Đâu khó gì nào, trong bản phúc trình anh có ghi địa chỉ nơi tạm trú của sư phụ tôi.
- Làm sao anh có bản phúc trình của tôi?
- Tôi mới chính là người đúc kết hồ sơ sau khi thụ lý .
- Thế à, đa tạ anh Đặng Bình Ánh nhiều, tôi lo quá!
Nhất Biến nghe qua rất vui mừng:
- Mời anh vào nhà, gặp anh Viên Dung.
- Vâng.
Đặng Bình Ánh chào nói:
- Thưa sư phụ, mấy hôm nay có khoẻ không, em tìm mã mới có địa chỉ sư phụ.
- Cảm ơn em, nhờ ở trong gia đình của anh Nhất Biến lòng cũng bình an, anh mau chóng lấy lại sức khoẻ, chẳng những thế, còn rất nhiều tin vui, nào là cứu hơn vài mươi người bạn thân thiết nhất ra khỏi "Lồng chim" Trung Quốc, và ngày mai cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật của anh, tại Trung tâm học liệu Phương Đông (东方), sẽ mở cửa vào lúc 8 giờ sáng, đến 12 giờ trưa mới khai mạc.
- Sự phụ làm thế nào được Trung tâm học liệu Phương Đông (东方), bảo trợ cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật? Một trong những trung tâm nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
Nghe Đặng Bình Ánh nói vậy, tôi suy nghĩ:
- Thực tế mình cũng chưa hề đề nghị với họ, cũng có lẽ họ trả ơn hay một cảm tình nào đó, nếu vậy ảnh nghệ thuật của mình chưa hẳn được người Trung Quốc quan tâm. Đương nhiên tôi không biết về trung tâm này, hai nữa tôi cũng không đến xin họ bảo trợ vì một lý do nào đó v.v... À, tôi có hẹn tối nay đi lấy 20 thiệp mời trong đó đã có nghĩ đến mời Mẹ, anh Nhất Biến, em Đặng Bình Ánh, và em Tú Hiền.
- Thực tế mình cũng chưa hề đề nghị với họ, cũng có lẽ họ trả ơn hay một cảm tình nào đó, nếu vậy ảnh nghệ thuật của mình chưa hẳn được người Trung Quốc quan tâm. Đương nhiên tôi không biết về trung tâm này, hai nữa tôi cũng không đến xin họ bảo trợ vì một lý do nào đó v.v... À, tôi có hẹn tối nay đi lấy 20 thiệp mời trong đó đã có nghĩ đến mời Mẹ, anh Nhất Biến, em Đặng Bình Ánh, và em Tú Hiền.
Đặng Bình Ánh ngó chăm chăm tôi, một cách khó hiểu y nói:
- Sự phụ à, chỉ còn 30 phút nữa an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南), quyết định sự sống còn của sư phụ, nguy hiểm đã đến nơi, sư phụ vẫn bình tỉnh được hay sao?
- Em nói cũng đúng, đã vào tay an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南) không còn cách thoát thân, bây giờ anh cần trí tuệ bình tĩnh trước khi bị đe dọa đến với mình, nếu chống chế cũng thế thôi, tại sao mình không tiếp nhận chuyện vui trước mặt. À, anh viết để lại Nhất Hiến và Đặng Bình Ánh địa chỉ này, sau 10 ngày nữa đến đó lấy thẻ ID, rồi tìm mọi cách chuyển đến tận tay cho bạn bè của tôi, làm được việc này xin đa tạ vô ngần.
Nhất Biến hiểu được ý đáp:
- Đương nhiên không từ chối.
Đặng Bình Ánh cũng đáp:
- Thực ra những chuyện ấy trong tầm tay của em, sư phụ an tâm, quan trọng nhất khi đến an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南) phải trả lời đến 3 hồ sơ chính.
1 - Viên Dung, Huỳnh Tâm liên hệ quá khư hiện tại.
2 - Tổ chức nào đưa Viên Dung đến biên giới.
3 - Hiện diện trong chiến trường Trung Quốc với mục đích gì.
Em, báo tin trước để sư phụ đối phó với họ, khi ngồi trước người thụ lý không khớp sợ, lát nữa có người đến, em xin lánh mặt. Sư phụ an tâm em mới chính là người đúc kết hồ sơ, sau khi thụ lý họ chuyển hồ sơ qua cho em.
À, còn nữa, 9 giờ sáng mai, sư phụ cùng chúng em đến nhà Đại tá Hoa Chí Cường tham dự tang lễ.
Nhất Biến đáp:
- Mọi chuyện dồn dập quá! Trước nhất hy vọng anh Viên Dung qua khỏi cửa hôm nay, còn lại ngày mai mình tính tiếp, cảm ơn anh Đặng Bình Ánh nhắc nhở.
Tiếng rung chuông ngoài cửa, Nhất Biến ra sân mời vào nhà một tên an ninh với cấp quân hàm Trung sĩ:
- Mời anh vào nhà.
- Vâng.
Tên công an nói:
- Ai là Viên Dung mời theo tôi, về văn phòng Nội Vụ an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南).
Tôi không nói lời nào, đứng lên tay phe phẩy, báo hiệu chào cả nhà, nói:
- Tôi, Viên Dung đồng ý đi theo anh.
Em gái Tú Hiền nước mắt tự trào, chạy theo nắm tay tôi nói:
- Em sợ quá anh Ba ạ, anh phải sống nhé, mọi người chờ anh trở về đó ạ?
- Em an tâm, anh không thể nào bỏ em gái cô đơn ở xứ người. À, nếu quá 19 giờ chiều nay, anh chưa về, em đến Trung tâm học liệu Phương Đông (东方), tìm bà Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏), báo tin rằng:
- Văn phòng Nội Vụ, an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南), mời anh đi làm việc, em chỉ nói bây nhiêu thôi, bà ấy sẽ hiểu anh không đến tham dự buổi cơm tối.
- Dạ, em hiểu.
Nhất Biến tiển chân từ trong nhà ra đến xe hơi, tôi cùng tên Trung sĩ an ninh lên xe, chúng tôi chào nhau, hẹn chiều nay tái ngộ.
Biển số xe, Cục Tình Báo Vân Nam. Ảnh: Nhất Biến.
Huy hiệu công an Côn Minh Trung Quốc. Nguồn: Nhất Biến.
Tôi lớn lên tại miền Nam Việt Nam; ngày 30/04/1975–1983, trải qua 8 mùa Xuân, dưới chế độ Công an ngột ngạt khó chịu, để rồi rời khỏi Quê hương yêu dấu, thay vì đoàn tụ với gia đình tại Nhật Bản, tôi phải lấy quyết định đến Pháp Quốc định cư. Tôi đã từng đi khắp Âu Châu, xứ của Tự do, Dân chủ, Đa nguyên. Đi mọi nơi chưa hề thấy một nhân viên công an hay cảnh sát ngoài đường phó. Có lần tôi làm một phóng sự, "Chọc giận đường phố Paris" cũng không thấy cảnh sát nào đến thăm sức khoẻ, hay can thiệp, trái lại hành động "Chọc giận đường phố Paris" phản ngược lại, người bản xứ nhìn qua lăng kính, trố mắt ngạc nhiên vì sự lố nhố của kẻ điên trên đường phố. Thế mới biết, xã hội Âu Châu trật tự, người dân đồng chia sẻ thanh bình, môi trường giáo dục công dân rất tân tiến, họ đầu tư và tuổi mầm non cho mai sau. Chứ đâu như Việt Nam và Trung Quốc, ngoài đường nơi nào cũng có bóng ma cảnh sát hay bóng quỉ thần công an, thời điểm nào cũng nhan nhản trước mặt người dân, bởi thế hôm nay được ngồi trên xe hơi có biển số "Cục Tình Báo Vân Nam", đương nhiên lần đầu tiên có dịp hãnh diện quá đi thôi!
Huỳnh Tâm
danlambaovn.blogspot.com
____________________________________
Những phần đã đăng:
Tình báo Trung Quốc bao phủ mọi nơi
Phải nhớ không thể quên: Chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc 1979
CS dùng dân tộc VN, đổi vũ khí cướp chính quyền
Anh nằm xuống bên kia chiến lũy
Hãy thấy rõ kẻ địch, người thù
Ai đem bom đạn cày nát đất Tổ
Mùa Xuân khói lửa ngút trời
Biên giới tiếp tục tanh thuốc súng
Chân trời biên giới, gặp lại bạn hay thù
Binh đoàn mồ ma biên giới
danlambaovn.blogspot.com
____________________________________
Những phần đã đăng:
Tình báo Trung Quốc bao phủ mọi nơi
Phải nhớ không thể quên: Chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc 1979
Anh nằm xuống bên kia chiến lũy
Hãy thấy rõ kẻ địch, người thù
Mùa Xuân khói lửa ngút trời
Biên giới tiếp tục tanh thuốc súng
Chân trời biên giới, gặp lại bạn hay thù
Binh đoàn mồ ma biên giới