Huỳnh Tâm (Danlambao) - "Nhân dân Việt Nam còn chần chừ gì nữa mà không nhìn thấy sự bành trướng đã tường tận công thức độc trị của "Bác", đảng bí mật điều động mọi lãnh vực quân sự, quốc phòng, ngoại giao, luật pháp, hành chính, kinh tế, giáo dục, văn hóa, biên giới lãnh thổ, lãnh hải Biển Đông, khai thác toàn diện nội địa Việt Nam, tất cả đều do Trung Quốc chi phối, thử hỏi ai khai thác ai, Việt Nam đã khai thác được những gì tại lục địa Trung Quốc? Ngày nay tất cả mọi sinh hoạt của nhân dân Việt Nam do "Bác" đảng Bành Trướng quản trị, điều phối và chỉ đạo dưới hình thức chế độ "An Nam Khu" (在南区)."
*
Hà Nội, ngày 19-21 tháng 11 năm 1994. BCT/TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch nước Lê Đức Anh mời Tổng Bí thư, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) Giang Trạch Dân chính thức viếng thăm Việt Nam. Vừa xuống phi cơ, ông ta tuyên bố ngay với giới báo chí, truyền thông lớn nhất của Trung Quốc như nhật báo Nhân Dân, nhật báo Quang Minh, Tài liệu tham khảo Tin tức, Global Times, nhật báo Quân đội Giải phóng, nhật báo Giải phóng:
− Tôi muốn sử dụng sức mạnh của đảng bằng mọi cách tốt nhất và lấy quyền thống trị Việt Nam, dù sự khác biệt hai bên lãnh đạo không cùng tầm nhìn tương lai, từ độ cao này tôi xây dựng chiến lược cho tình hình quan hệ song phương Trung-Việt, mục đích của ta là điều trị bệnh chư hầu, kiểm tra cấp cao lãnh đạo Việt Cộng cho sinh hoạt hợp lý, bởi bộ mặt Cộng sản trên thế giới đã đến hồi xuống cấp quá xấu xí, chúng ta càng phải tuân thủ các tiền đề xã hội chủ nghĩa, xây dựng lại đất nước của họ, làm một tiền đồn phía sau của Trung Quốc nếu cần. Chuyến đi lần này đến Việt Nam không ngoài chỉnh đảng cho họ; Đỗ Mười, Lê Đức Anh nhất định phải tiếp nhận mọi chỉ thị và tuân thủ thay đổi tiền đề Cộng sản đi đúng hướng thực tiễn, xây dựng xã hội chủ nghĩa cho Đỗ Mười, Lê Đức Anh. Cũng là phương cách tốt nhất lấy nội lực quốc gia chống lại Phương Tây. Trên danh nghĩa một nhà lãnh đạo Trung Quốc cùng tầm nhìn dài hạn không thể khác biệt nhau, nâng lên độ cao chiến lược cùng nhau kiểm tra, xem xét tình hình chung của quan hệ song phương Trung-Việt. Tuy nhiên, có những lúc con gà Việt Nam hót tiếng dài và lớn, đó chẳng qua chỉ là một động tác trấn an dư luận.
Hà Nội, ngày 19-21 tháng 11 năm 1994. Tổng Bí thư, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) Giang Trạch Dân chính thức viếng thăm Việt Nam. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Việt Cộng khẳng định "chúng ta vẫn là anh em".
Đầu năm 1990, đất thánh Cộng sản Liên Xô Chủ nghĩa Xã hội trên đà chao đảo rồi tự lật đổ. Trước đó những nhà lãnh đạo Việt Cộng tiên đoán rằng thành trì Quốc tế Xã hội Chủ Nghĩa tồn tại mạnh mẽ muôn năm, không ai có thể biết trước thời gian sự thật bỗng xuống đường, nó cuốn trôi Liên Xô và Đông Âu một cách êm nhẹ, kéo sụp đổ toàn diện kiến trúc Cộng sản quốc tế.
Việt Cộng hoảng hốt, mất cân bằng chỗ dựa lưng lớn, từ viện trợ tài chính, vũ khí, phương tiện chiến tranh của Liên Xô. Tất nhiên đảng "Bác" muốn tồn tại chỉ còn một con đường duy nhất là bước theo chân trước của Hồ Chí Minh, ông ta đã từng chủ động tiến vào Xã hội Chủ Nghĩa Tàu. Trong tình hình thay đổi cục diện quốc tế quá nhanh, Việt Cộng chấp nhận làm thân chư hầu theo đề nghị "song phương đoàn kết", Việt Cộng thúc đẩy Trung Cộng quan hệ càng sớm càng tốt, bằng không sự nghiệp của "Bác" sụp đổ.
Cộng sản Châu Á vốn không muốn diễn biến hòa bình lập lại như ở Đông Âu, thay vào đó một phòng thủ mới tại Châu Á do Trung Cộng thành lập "khối bảo thủ Cộng sản". Việt Cộng lấy quyết định đảng phải tồn tại, dù đất nước mất hay còn, chẳng bao giờ họ màng đến cũng không tha thiết bởi chủ ý "còn đảng còn mình". Việt Cộng cần sống bèn bí mật đi đêm với Bắc Kinh, đàm phán với những nhà lãnh đạo Trung Cộng. Giang Trạch Dân không đoái hoài tới những tên Việt Cộng vừa ăn cướp nước Việt Nam để trả nợ cho Liên Xô và nay đáo đầu xin qui phục Trung Cộng, ông ta mạnh miệng miệt thị Việt Cộng theo phong cách ngoại giao:
− Tôi trao đổi theo phong cách con tim Trung Quốc, thái độ không khoan dung, quan điểm thẳng tay, hy vọng trái tim của quý đồng chí Việt Cộng tiếp nhận phát biểu toàn diện của Trung Cộng.
Những ngày Giang Trạch Dân ở Hà Nội, ông kiểm tra lại hành chánh đảng, khen ngợi chư hầu tốt, đã định hướng được phương châm thực hiện "Kỷ yếu bí mật Thành Đô". Cải thiện chính trị đảng duy trì hợp tác với Trung Cộng và tăng cường kỹ năng lãnh đạo của BCT/BCH TƯ VC. Việt Nam thực hiện tài tình những hướng dẫn của Trung Cộng. Giang Trạch Dân phát biểu:
− Đầu tháng 9 năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, và ngày nay lãnh đạo BCT/BCH TƯ Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tư vấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng đã từng tham dự đàm phán bí mật lịch sử tổ chức tại Thành Đô, Tứ Xuyên. Hôm nay là phần cuối của cuộc họp đầu tiên kỷ niệm quá khứ. Cả hai bên đều nhận ra sự bình thường hóa quan hệ song phương giữa hai bên đã thực hiện một quyết định lịch sử chính trị quan trọng. Lúc ấy tôi trích dẫn câu thơ Lỗ Tấn (鲁迅) để kết luận Hội nghị bí mật Thành Đô. Nguyên văn: "Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) hay "Chúng tôi vẫn còn là anh em, nụ cười có thể làm tan đi các đồng minh và kẻ thù". (Ngã môn hoàn thị huynh đệ, tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu). Vần thơ này thay cho lời kết thúc cuộc đàm phán nội bộ để tặng cho những đứa con xa tổ quốc, các đồng chí BCT/BCH TƯ VC hài lòng [1]. Tôi còn nhớ sau đó, quý đồng chí lãnh đạo Việt Cộng xúc động phát biểu lời sâu sắc: "Đồng chí Giang Trạch Dân kết thúc tại hội đàm, bằng những câu thi dẫn dụ, đích thực thi cú của thái đẩu đương liễu" [2].
Cả đàn lợn Việt Cộng khen Giang Trạch Dân đọc thơ Lỗ Tấn tuyệt vời có một không hai tại Trung Hoa, trong khi ấy chính Giang Trạch Dân quá dốt đặc về thi ca, đã đành, còn Việt Cộng cứ việc nghe ai đọc thơ Lỗ Tấn hay nói lời Khổng Tử tưởng chừng siêu nhân hiện về. Nếu lúc ấy có một trạng nguyên Việt Nam nào đó phản biện, thưa rằng ông Giang đã đọc nhằm thơ của Giảng Vĩnh thì hay biết mấy.
Bắc Kinh, ngày 09 tháng 11 năm 1993, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, tổ chức tại đại sảnh đường nhân dân, một buổi lễ đón Chủ tịch Việt Nam Lê Đức Anh thăm Trung Quốc. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Việt Cộng tổ chức một vở tuồng nô lệ, Trung Cộng xoay lưng.
Các nhà lãnh đạo Việt Cộng Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt thăm chính thức Trung Quốc 1991, sau hội nghị bí mật Thành Đô, Việt Cộng dấn thân sâu vào con đường chính trị mất nước "còn đảng còn mình", giải pháp duy nhất đảng chọn chỉ vì tồn tại muôn năm theo ý "Bác" đã ký 10.000 năm (1957). Quan hệ song phương tiến nhanh vào lệ thuộc Trung Quốc không thể ngoài trục lộ "Bác" đã ấn định. Nay gọi cho có ý nghĩa và hãnh diện bằng từ ngữ sáng tạo "khôi phục và phát triển". Kể từ đó, tình hình chính trị Việt Nam thân thuộc với Bắc Kinh nhiều hơn như "môi hở răng lạnh", và tiếp nhận áp lực chống Phương Tây. Đã nhiều lần Việt Cộng bày tỏ mong muốn cải thiện mạnh mẽ để tăng cường quan hệ song phương với Trung Quốc. BCT/BCH TƯ Việt Cộng chính thức mời Giang Trạch Dân đến thăm Việt Nam và sẵn sàng tiếp nhận đầu môi của Trung Cộng "Việt Nam láng giềng tốt" cùng nhau củng cố thân thiện, phát triển quyền lợi chung, ổn định hòa bình khu vực, khôi phục quan hệ Trung-Việt trở nên bất bình thường.
Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh tổ chức buổi lễ tiếp đón một Giang Trạch Dân uy nghiêm tại Phủ Chủ tịch Hà Nội. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Việt Cộng coi trọng chuyến viếng thăm Việt Nam của Giang Trạch Dân, Tân Hoa Xã tường thuật: - Lần đầu tiên thấy Việt Nam tiếp đón một nguyên thủ quốc gia trịnh trọng hơn cả nghi lễ ngoại giao, một sự cố lớn nhất trong lịch sử "quan hệ song phương, hữu nghị, hợp tác giữa Trung Quốc-Việt Nam". Trước khi chuẩn bị tiếp đón Giang Trạch Dân, những ngày này người dân Hà Thành hì hục làm vệ sinh đường phố, cắt cỏ, tỉa cây, làm đất trồng hoa thơm cỏ lạ, biểu ngữ, lồng đèn Tàu, những chân dung Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Giang Trạch Dân treo khắp mọi nơi, từ phi trường đến thành phố Hà Nội, chúng tôi cứ tưởng đã đi lạc vào thành phố nhỏ của Trung Hoa.
Đích thân ông Tổng Bí thư Đỗ Mười, đến hiện trường kiểm tra, xem lại từng nội dung biểu ngữ, không thể tưởng tượng tính đảng nô lệ đến thế, hình dung được chế độ qua ông Đỗ Mười nặng nề phô trương tính trung thành, đến độ bị lệch thần kinh, ông ta ra lệnh "viết tên của đồng chí Giang Trạch Dân thật to, còn những chữ khác viết nhỏ hơn", sau đó có hiện tượng băng rôn khẩu hiệu viết tên nước Việt Nam nhỏ hơn Giang Trạch Dân. Buổi lễ đón chào rất trịnh trọng, đáng kể nhất những biểu ngữ có khẩu hiệu nhai đi nhai lại, phần trước băng rôn viết chữ Hán, phần sau chữ Việt (4 tốt) "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt" [3]. (16 kim tự) " Hữu nghị láng giềng, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" [4], và câu thần chú bí mật Thành Đô: "Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" [5].
Buổi lễ hoành tráng có trên 5457 đoàn viên thanh niên ưu tú Hồ Chí Minh và trên 3574 thanh niên Trung Cộng đồng tham dự tại lễ đài. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Đỗ Mười thích nhất biểu ngữ chính ông cho đề bút "Tình hữu nghị của Trung Quốc đối với sự biểu hiện tình yêu". Cờ xí, lồng đèn Tàu rực trời, những biểu ngữ chữ Hán treo vào ban đêm để tránh người dân bài Trung Cộng. Ông cũng cẩn thận lắng nghe báo cáo an ninh đảm bảo an toàn 100% cho Giang Trạch Dân. Đỗ Mười lấy quyết định chọn địa điểm tổ chức tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, dựng lên khán đài lớn để Giang Trạch Dân chào nhân dân. Đảng và nhà nước Việt Nam lập một Ban tổ chức trung ương điều hành mọi sinh hoạt và an ninh chu đáo chưa từng có. Quân đội nhân dân Việt Cộng diễu hành trước mặt khán đài danh dự, phô trương lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam khá hùng hậu, tuy nhiên họ diễu hành không khác nào những quân đoàn Trung Cộng trong ngày lễ quốc khánh của địa phương, toàn bộ y phục, quân trang, vũ khí của Trung Cộng. Đỗ Mười chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, lập chương trình văn nghệ, hương vị đặc sản trái cây tươi của Việt Nam, Đỗ Mười ra lệnh cho ủy ban tiếp tân chọn những trái Thanh Long tốt nhất từ khắp nơi đưa về Bắc Bộ Phủ chiêu đãi Giang Trạch Dân.
Theo chương trình Giang Trạch Dân thăm thành phố Sài Gòn, sau 18 giờ chiều cùng ngày lấy phi cơ đi Hà Nội. Buổi tiếp đón diễn ra tại phủ Chủ Tịch Nước, những thành phần tham dự có Hội đồng Bộ Trưởng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và toàn thể dân biểu, cán bộ cao cấp của đảng nhà nước và quân đội tham dự. Toàn cảnh thảm đỏ hoa và thực vật tươi, bao quanh rực rỡ bởi rừng hoa Anh Đào. Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, hớn hở trên tay cầm tấm bảng lớn viết giòng chữ "Việt Nam-Trung Quốc, nhiệt liệt hoan nghênh chuyến viếng thăm Việt Nam của Chủ tịch Giang Trạch Dân."
Ngày 20 tháng 11 năm 1994, chính thức tiếp đón theo nghi lễ quốc khách, Đỗ Mười và Lê Đức Anh, cùng với Chủ tịch Giang Trạch Dân tiến vào lễ đài Quảng trường Ba Đình, Quân nhạc hòa tấu 2 bản quốc ca của Trung Quốc và Việt Nam. Giang Trạch Dân, Đỗ Mười và Lê Đức Anh, duyệt qua đội quân danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giang Trạch Dân hội đàm với Đỗ Mười, Lê Đức Anh, tập trung vào các phạm trù có tình huống xã hội chủ nghĩa, ông kêu gọi phát triển, đoàn kết chủ nghĩa xã hội. Vào lúc 21 giờ, Chủ tịch Giang Trạch Dân gặp Cố vấn ĐCSVN Phạm Văn Đồng. Chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo đàm phán chiều sâu thành quả Hội nghị bí mật Thành Đô, hai bên trao đổi và bổ túc hoạt động mạnh mẽ theo chiều hướng mới và kiểm tra lại những thành quả đã ký kết "quan hệ song phương".
Hà Nội ngày 19-22 tháng 11 năm 1994, BCT/TW Đảng Cộng sản Việt Nam Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, tiếp đón Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) Chủ tịch Giang Trạch Dân chính thức viếng thăm Việt Nam, duyệt qua quân lễ danh dự. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm. [6]
Giang Trạch Dân và các nhà lãnh đạo Việt Nam trao đổi, hai bên khẳng định chung, kể từ khi phục hồi hoàn toàn bình thường hóa quan hệ song phương Trung Quốc-Việt Nam, hoạt động tốt phát triển hợp tác quốc phòng, luật pháp, chính trị, kinh tế thương mại và khai thác Biển Đông, hai bên chú trọng tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung mới và xem trọng tình hình phát triển quân sự. Trung Quốc hoàn toàn khuyến khích, tôn trọng đối xử chân thành, hai bên tìm kiếm mặt bằng chung và sự phát triển chung, như thế hệ cũ và thế hệ tương lai cùng nhau lãnh đạo, xây dựng, tạo ra một mối quan hệ thân thiện luân lưu đời đời.
Giang Trạch Dân nói rằng "Trung Quốc và Việt Nam đang phải đối mặt với những nhiệm vụ quan trọng của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, cần có quan điểm và ý kiến giống nhau hoặc tương tự trên nhiều vấn đề lớn. Điều đặc biệt đáng chú ý là Trung Quốc và Việt Nam thông qua thăm dò, đã tìm thấy một con đường phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia ổn định, đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Đây là cơ sở quan trọng để hai nước tiếp tục củng cố và phát triển tình hữu nghị láng giềng tốt và hợp tác cùng có lợi".
Nhà lãnh đạo đảng Việt Cộng Đỗ Mười phát biểu rằng "Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự nghiệp cách mạng của Trung Quốc, đã từng nhiệt tình ủng hộ nhân dân Việt Nam và viện trợ to lớn vũ khí, quân trang, quân dụng, quân đội, lương thực, phương tiện đánh đế quốc Tây, đuổi giặc Mỹ. Trung Quốc là hậu phương vĩ đại của Việt Nam đã từng vận dụng toàn lực xây dựng cho xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mới có ngày nay. Nhân dân Việt Nam đời đời nhớ ơn Trung Quốc vô cùng vĩ đại. Rất hạnh phúc nhìn thấy những thành tựu to lớn, nguyên nhân cải cách và mở cửa của nhân dân Trung Quốc. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ song phương, tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực khác nhau, sự phát triển nhanh chóng của giao lưu hữu nghị. Việt Nam sẽ trao đổi nhiều hơn nữa với Trung Quốc để cho mối quan hệ song phương bước vào sự nghiệp lâu dài, ổn định phát triển của thời đại mới".
Cùng ngày, Chủ tịch Giang Trạch Dân viếng Lăng Hồ Chí Minh tại Hà Nội đặt vòng hoa và vinh danh hài cốt sáp khô. Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.
Bám Trung Cộng để mất nước.
Giang Trạch Dân cho biết "Tôi đã suy nghĩ cẩn thận, Trung Quốc-Việt Nam một con đường phát triển tương lai của chủ nghĩa xã hội, một thể chế quốc gia đại lục. Đối mặt với tình hình quốc tế mới, nên tuân thủ thực hiện các tiền đề xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để xây dựng đất nước. Cách tốt nhất là sức mạnh quốc gia để chống lại Phương Tây. Quan hệ Việt Nam nên được đặt dưới tiền đề của các nguyên nhân chủ nghĩa xã hội. Hai nhà lãnh đạo có "tầm nhìn xa", từ độ cao chiến lược, kiểm tra và xem xét tình hình chung quan hệ song phương Trung-Việt.
Giang Trạch Dân phát biểu thêm rằng "Chúng ta phải có một tầm nhìn vĩ đại hơn", "phải có vị trí cao hơn", chỉ có "vị trí Nguyễn Văn Linh vô cùng" chỉ có "Danh sách chúng ta là những ngọn núi lớn".
Sau đó, ông đề ra phát triển quan hệ song phương về quân sự, quốc phòng chung, phải có điểm chung giữa Trung Quốc và Việt Nam là hai đảng thống trị lâu đời nhất của Châu Á bởi có những điểm tương đồng. Nếu cả hai bên cùng xem xét các quan điểm tốt, lâu dài hơn, bất kỳ vấn đề nào giữa hai nước đều có thể được giải quyết thỏa đáng.
Đỗ Mười, Lê Đức Anh hoàn toàn đồng ý quan điểm của Giang Trạch Dân. Lê Đức Anh phát biểu: "Hai bên chỉ cần thực hiện một số tốc hành hòa nhập và xem xét lại một số hoạt động nhìn xa trông rộng. Miễn là Trung Quốc hiểu được sự duy trì tinh thần (16 kim tự) "Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan" và (4 tốt) "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt" đã được nhất mực trung thành 5 năm qua (1990-1994), tôi tin rằng các vấn đề giữa hai nước có khả năng được giải quyết năm 2020. [7]
Buổi lễ thúc đẩy sáp nhập toàn diện biên giới Cao Bằng-Quảng Tây của hai quân đội Việt Cộng-Trung Cộng, được tổ chức tại Nam Ninh. Phó Chủ tịch Bộ trưởng Công an khu vực Cao Hùng (Kaohsiung). Đáp ứng lời đề nghị của đại biểu Việt Nam. Cục trưởng Bộ Công an Biên Phòng Việt Nam Vũ Đông Lập (Wu Dongli) và Bộ Quốc phòng biên giới, Tư lệnh Vũ Trọng (Zhong Wu), chủ tọa buổi lễ "Xây dựng khu tự trị biên giới". Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm. [8]
Đến nay, Lê Đức Anh mới chính thức thay mặt đảng công bố chỉ tiêu thành quả năm 2020 trước sự xác định với Giang Trạch Dân, đúng hẹn một chu kỳ cho phép Việt Nam hòa nhập "Mịn" vào Trung Quốc, chiếu theo chính sách của Hồ Chí Minh-Mao Trạch Đông, cướp chính quyền Việt Nam, thực hiện chính sách ngoại giao "Môi hở răng lạnh", "Tình đồng chí và tình anh em" và "Cha già dân tộc". Tiếp nối thế hệ phục hồi chính sách Hồ Chí Minh mở ra "Hội nghị bí mật Thành Đô", Nguyễn Văn Linh-Giang Trạch Dân đề cao chiến lược "quan hệ song phương Việt-Trung" chống Phương Tây. Nối kết sự nghiệp đảng truyền chỉ thi hành chính sách "16 kim tự" và "4 tốt", một tiêu chuẩn Việt Nam hòa nhập chung sống chỉ trong một Trung Quốc. Đảng Cộng sản huy hoàng nhất với sự nghiệp của Trương Tấn Sang-Tập Cận Bình khai thác toàn diện không bỏ một tấc đất lãnh thổ và lãnh hải Biển Đông, cuối cùng Việt Nam tự thay tên đổi họ, Quốc thể Việt Nam phải biến mất.
Ngày nay nhân dân Việt Nam còn chần chừ gì nữa mà không nhìn thấy sự bành trướng đã tường tận công thức độc trị của "Bác", đảng bí mật điều động mọi lãnh vực quân sự, quốc phòng, ngoại giao, luật pháp, hành chính, kinh tế, giáo dục, văn hóa, biên giới lãnh thổ, lãnh hải Biển Đông, khai thác toàn diện nội địa Việt Nam, tất cả đều do Trung Quốc chi phối, thử hỏi ai khai thác ai, Việt Nam đã khai thác được những gì tại lục địa Trung Quốc? Ngày nay tất cả mọi sinh hoạt của nhân dân Việt Nam do "Bác" đảng Bành Trướng quản trị, điều phối và chỉ đạo dưới hình thức chế độ "An Nam Khu" (在南区).
__________________________________________
Chú thích
[1] LTG - Giảng Vĩnh (Jiang Yong-诗人江永) hưởng thọ 81 tuổi (1681-1762) vào thế kỷ 18. Sở trường khoa học, xã hội học và ngữ âm. Giang Vĩnh sinh trước Lỗ Tấn, đến 4 kiếp người (200 năm). Hậu sinh Lỗ Tấn hưởng thọ 55 tuổi, chào đờingày 25 tháng 9 năm 1881 và qua đời ngày 19 tháng 10 năm 1936) thế kỷ 20. Người ta biết đến Lỗ Tấn qua những tác phẩm tiểu luận, truyện ngắn, thơ ổn định.
Người làm chính trị cần phải thông hiểu một ít thi ca, hiểu càng nhiều càng tốt, làm cho trí tuệ thông thoáng và đôi khi nhả vài câu thơ giao tế. Nhà lãnh đạo của đại lục Giang Trạch Dân hoàn toàn không biết thi ca cho nên lộn giống 2 câu thơ "度尽劫波兄弟在, 相逢一笑泯恩" của Giảng Vĩnh (Jiang Yong). Trích lầm cho rằng thơ của Lỗ Tấn (鲁迅). Lỗ Tấn còn sống, người ta đã truy vấn chỉ mặt đặt tên đạo thơ, từ đó ông ta tự vẫn trong thơ. Giang Trạch Dân, cũng phải có trách nhiệm đọc nhầm lẫn thi ca, làm nhục lịch sử văn hòa Trung Hoa không thể tha thứ được, từ ngày đó trong trang sử chính trị Trung Hoa, hiện rõ 2 nét thơ tại Thành Đô 1990, thơ của Giảng Vĩnh giá trị vầng trăng trong vắt, đạo thơ Lỗ Tấn bốc mùi bùn tanh. Nhà tư vấn thi ca cho ông Giang Trạch Dân kém cỏi văn học, nhớ được mấy câu thơ lõm bõm, mới có cớ sự ngộ nhận đáng tiếc, đưa đến một lỗi lầm đần độn mất sĩ diện thi ca Trung Hoa. (在81年(1681年至1762年)在18世纪的长处学, 社会学和拼音岁荣教 (蒋勇诗人江永). 鲁迅荣江, 4一生(200年)以前出生的. 鲁迅的后代在55岁时, 生于1881年9月25日死了1936年10月19日), 20世纪是众所周知的鲁迅的著作散文, 短篇小说, 诗歌稳定. 政治家需要了解一点诗, 了解尽可能多的, 使自由主义知识分子, 有时释放一些诗句关系. 大陆领导人江泽民完全不明所以的困惑诗诗像2 "度尽劫波兄弟在, 相逢一笑泯恩仇" 荣江(蒋勇)组成. 引用误认为是诗人鲁迅 (鲁迅). 鲁迅是当代的, 也就只有一个名为诗主任查询项目, 这是他在诗歌中自杀. 江, 也有责任来阅读诗歌的混乱, 中国文化的屈辱历史是不能原谅的,因为这一天在中国政治史上,第2招诗歌是显而易见的成都在1990年, 荣江诗韵月亮有明确的价值观, 宗教诗人鲁迅腥闻泥。诗歌顾问对穷人蒋文学, 还记得那些经文凹泵新的,更值得引起混乱, 失误导致的骄傲克汀病中国诗歌的损失)
[2] "江泽民同志在会谈中, 为首的示例实现, 在会谈另一个国家唇膏结束了比赛的真正目的, 为首的示例实现, 国家考试的另一个积极迹象的真正目的结束".
[3] (好邻居, 好朋友, 好同志, 好伙伴)
[4] (水电相关乘法器, 提供了一个理想的目的地电脑操控, 文化互通, 标准杆相关操作)
[5] (度尽劫波兄弟在, 相逢一笑泯恩仇).
[6] 1994 年11 月19 日至22 日,中共中央总书记、中国国家主席江泽民对越南进行正式友好访问。11 月20日,江泽民在越共中央总书记杜梅、越南国家主席黎德英的陪同下,在河内检阅越南人民军三军仪仗队。
[7] "双方只是做了一些表达包容和审查活动有远见的. 只要中国保持理解的态度 (16金字塔) "儿子水电相关, 理想互操作性, 文化的相似性, 相关性命运" (4好) "邻居, 好朋友, 好同志,好伙伴 "是最忠实的5年 (1990年至1994年) 的, 我认为, 这两个国家之间的问题, 很可能会在2020年得到解决).
[8] 5月19日至21日, 中越边防部队 (广西段) "共建友好站 (队) 屯, 共创平安边境" 试点工作总结暨全面推进启动仪式在南宁举行. 自治区副主席, 公安厅厅长高雄同志代表自治区党委, 政府亲切会见越方代表团一行. 公安部边防管理局武冬立局长和越南国防部边防部队武仲越司令分别率团出席仪式.