Ngòi nổ bạo động của nông dân khi bị cưỡng cướp - Dân Làm Báo

Ngòi nổ bạo động của nông dân khi bị cưỡng cướp

Hải Âu (Danlambao) - Ở Việt Nam, bạo động xảy ra chẳng phải là một quyết định tranh đấu chiến lược gì cả. Nó là phản ứng cuối cùng của những người dân đã bị nhà cầm quyền đẩy vào đường cùng...

Tòa án cộng sản Đăk Nông vừa tuyên án tử hình đối với công dân Đặng Văn Hiến vào ngày 3/1 đã khiến dư luận vô cùng bất bình và phẫn nộ. Đặng Văn Hiến là người đã nổ súng phản kháng và làm tử thương 3 nhân viên bảo vệ thuộc công ty Long Sơn. Sự việc xảy ra khi công ty này tổ chức lực lượng đông người đem dao, rựa, khiên chắn, xe ủi… đến phá hủy hoa màu nhằm lấy đất của những người nông dân đang canh tác ổn định.

Hầu hết những ai quan tâm đến vụ án đều tỏ thái độ thương cảm đối với “tử tù” Đặng Văn Hiến. Bởi hành vi bảo vệ đất dẫn đến việc gây nên tử vong của người nông dân tên Hiến xuất phát tự sự bực tức và phẫn uất bị dồn nén lâu năm do hành vi muốn cướp đất của công ty Long Sơn đã kéo dài nhiều năm. Công ty Long Sơn đã nhiều lần dùng bạo lực, côn đồ cố tình phá hoại nguồn sống của người dân nơi đây với mục đích bứng những người nông dân này ra khỏi mãnh đất sinh nhai. Trong khi đó, dù biết công ty Long Sơn nhiều lần cố tình sai phạm trong việc tranh chấp đất nhưng nhà cầm quyền địa phương không sớm giải quyết mâu thuẫn và đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự việc. 

Việc dùng bạo lực từ người dân để chống lại bạo lực của côn đồ và thế lực tài phiệt có bảo kê bởi giới cầm quyền để bảo vệ nguồn sống là bước đường cùng. Bản chất của vụ án cho thấy xã hội đang rơi vào tình trạng bạo loạn. Kẻ cầm quyền thiếu trách nhiệm, kẻ đầu cơ (công ty, tập đoàn kinh tế) bất chấp pháp luật, bất chấp tình người, sử dụng bạo lực để cưỡng cướp đất đai, tư liệu sản xuất của người dân nhằm trục lợi.

Câu chuyện cưỡng chế đất có thể được nhìn, được nghe ở khắp các vùng miền trên cả nước. Trước đây những người nông dân chỉ biết nuốt hận đứng nhìn những kẻ được xem là “đầy tớ” của dân kéo bè, kéo đảng, kéo chó nghiệp vụ cùng vũ khí, đạn dược và nhà tù đến cưỡng cướp đất đai, mồ mả của mình. Nhưng sức chịu đựng và nỗi uất hận của nông dân cũng có giới hạn. Để rồi họ - những người nông dân đã buộc phải tự vệ, bảo vệ nguồn sống và phản kháng bằng bạo lực.

Hẳn nhiều người còn nhớ vụ án nổi tiếng ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã tạo tiếng vang lớn với nông dân Đoàn Văn Vươn. Gia đình ông Vươn đã quyết tâm giữ đất bằng cách lập hàng rào ngăn các lối xuống đầm, tự chế mìn và kích nổ mai phục đoàn cưỡng chế. Không những thế, súng hoa cải đã được anh em nhà họ Đoàn sử dụng bắn vào đoàn cưỡng chế khiến nhiều kẻ trong đoàn bị thương.

Sau vụ án ở Tiên Lãng, Đặng Ngọc Viết với nỗi uất hận cũng đã đứng lên và khiến nhiều kẻ cầm quyền cộng sản Thái Bình trọng thương, thậm chí mất mạng cũng vì mưu đồ cướp đất của dân. Đặng Ngọc Viết là người đã cầm súng xông thẳng vào trụ sở UBND thành phố Thái Bình. Tại đây tiếng súng đã vang lên khiến phó giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình “đoàn tụ” cùng “cha già” đảng cộng sản.

Không chỉ những người dân miền Bắc phản kháng bạo lực chống lại những kẻ cướp đất mang tên nhà cầm quyền cộng sản. Một gia đình tại huyện Thuận Hóa-Long An (miền Nam) cũng đã buộc phải phản kháng bằng bạo lực khi họ bị nhà cầm quyền cưỡng chế. Bom xăng, axit là những thứ mà gia đình thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn sử dụng để đáp trả sự khốn nạn của cái gọi là “đoàn cán bộ đến vận động giao mặt bằng thực hiện xây dựng bờ kè chống lũ” nhưng thực chất là một vụ cưỡng chế cướp đất.

Sức nóng của những vụ phản kháng bạo động từ phía người dân chống trả trước hành vi tổ chức cưỡng cướp của nhà cầm quyền ngày càng được nhân rộng và có tính chất tổ chức chặt chẽ. Có thể dẫn chứng vụ việc người dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức bắt giữ 38 con tin gồm cán bộ, công an, cảnh sát cơ động… khi ông Lê Đình Kình bị lực lượng thu hồi đất xô đẩy dẫn đến gãy chân.

Điểm qua một số vụ việc trên để thấy tất cả các “ngòi nổ bạo động” đều có một điểm chung khi tập đoàn cộng sản hèn với giặc, ác với dân, thứ gì cũng ăn, đất nào cũng cướp đã bất chấp lợi ích, nguyện vọng chính đáng của người dân trong việc cưỡng chế. Một chế độ cộng sản thối nát và dối trá luôn tìm cách trục lợi trên xương máu, tài sản, đất đai của người dân đã “xây dựng” hàng ngàn dân oan mất đất. Ngoài việc trực tiếp cưỡng cướp đất đai, tư liệu sản xuất của nông dân, những kẻ cầm quyền còn cấu kết bao che cho những công ty, tập đoàn kinh kế tổ chức cưỡng chế cướp đất của người dân. Chính sự khốn nạn của những kẻ cầm quyền cộng sản đã đẩy người nông dân vào chốn cùng cực của cuộc sống nơi “thiên đường xã hội chủ nghĩa”. Để rồi sẽ có một ngày hàng ngàn “ngòi nổ bạo động” từ những dân oan mất đất tạo nên cơn địa chấn xóa sổ “đảng cướp sạch” do vị “cha già” đảng trị mang tên “bả chó” sinh ra.

Ở Việt Nam, bạo động xảy ra chẳng phải là một quyết định tranh đấu chiến lược gì cả. Nó là phản ứng cuối cùng của những người dân đã bị nhà cầm quyền đẩy vào đường cùng.

06.01.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo