Vẫn còn là những câu hỏi 30/4 sau 43 năm (P5 với nhà văn Điệp Mỹ Linh) - Dân Làm Báo

Vẫn còn là những câu hỏi 30/4 sau 43 năm (P5 với nhà văn Điệp Mỹ Linh)

Không phải đợi đến khi trưởng thành tôi mới biết CSVN là những người xảo trá, gian manh và lừa dối mà ngay lúc còn bé, sống trong “vùng giải phóng” tôi đã biết rồi. Ba tôi dạy chị em tôi học Pháp văn thì Ba tôi bị Việt Minh kiểm thảo tư tưởng! Thế nhưng, mỗi tối, mấy ông cán bộ cao cấp của Việt Minh đến nhà Ba Má tôi, bắt tôi đóng cửa lại để không ai thấy, rồi Ba tôi dạy Pháp văn cho mấy ông cán bộ đó!... (Điệp Mỹ Linh) 

*


1.- Nhà văn Dương Thu Hương không những đã trả lại đúng tên gọi cho Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông năm xưa, mà tác giả cuốn truyện dài gây chú ý "Thiên Đường Mù" cũng đã nhỏ lệ bên hè phố Sài Gòn khi nhận ra mình đã bị đánh lừa và tọng đầy những chiếc bánh vẽ như sau: "Khi vào đến Sài Gòn, chúng tôi mới hiểu rằng XH Miền Bắc là một XH cấu trúc man rợ: mỗi tháng được nhà nước phát cho từng bó cỏ, con "người" không còn là người nữa, mà dưới người!" 

Và rồi bây giờ chúng ta lại ngồi đây, để nghĩ về 30/4/75 với một tâm cảm đáng ra phải như thế nào? Liệu sau 43 năm đã quá đủ, để những con người của ngày hôm ấy đã không còn trẻ nữa, hoặc đã già nua cho ngày hôm nay vẫn cứ hãnh tiến xuẩn ngốc rầm rộ ăn mừng chiến thắng, trên những quặn đau, tan hoang, mất mát của toàn dân hai miền Nam Bắc lòng người vẫn ly tán? 

Điệp Mỹ Linh: Trong nhiều tác phẩm của tôi, tôi đã đề cập đến những tệ hại của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) rồi. Bây giờ, nhà văn Thanh Bình hỏi thì tôi xin trình bày rõ hơn. 

Nói đến Cộng Sản là phải đề cập đến sự dốt nát trước. Ngay từ đầu, tiền thân của CSVN là Việt Minh. Ba tôi đưa gia đình ra “vùng giải phóng” – danh từ này do Việt Minh đặt ra – để Ba tôi thực hiện ước nguyện chống Tây của Ông, khi tôi chỉ còn là đứa bé con. 

Chỉ một thời gian ngắn sau, trong những bữa ăn chiều độn khoai mì nhiều hơn cơm, ăn với đọt lang chấm nước mắm, tôi nghe Ba tôi thầm thì với Má tôi rằng: Ông phải tìm mọi phương cách để lén đưa gia đình trở về ‘vùng tạm chiếm’ – danh từ do Việt Minh đặt – để các con được đi học. Má tôi rất lo ngại; vì nếu Việt Minh biết được ý định của Ba tôi thì Việt Minh sẽ giết Ba tôi ngay! Vì thế, Má tôi tỏ ý không tán đồng. Ba tôi giải thích là Việt Minh thực hiện chiến dịch ‘bần cùng hóa nhân dân’, nghĩa là mọi người dân phải nghèo nàn và dốt nát như nhau thì Việt Minh mới dễ cai trị. Và Việt Minh cũng áp dụng thuyết Tam Vô: Vô gia đình, vô tôn giáo, vô Tổ Quốc thì tương lai các con sẽ ra sao! Con người mà không có gia đình, không có tôn giáo, không có Tổ Quốc thì sinh vật đó chỉ như con thú thôi! 

Người CSVN cũng là những người chuyên gian manh và lừa bịp. Bằng cớ là CSVN đã lừa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và lừa cả Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến trên những Hiệp Ước đình chiến được ký kết giữa VNCH và CS Bắc Việt. 

Không phải đợi đến khi trưởng thành tôi mới biết CSVN là những người xảo trá, gian manh và lừa dối mà ngay lúc còn bé, sống trong “vùng giải phóng” tôi đã biết rồi. Ba tôi dạy chị em tôi học Pháp văn thì Ba tôi bị Việt Minh kiểm thảo tư tưởng! Thế nhưng, mỗi tối, mấy ông cán bộ cao cấp của Việt Minh đến nhà Ba Má tôi, bắt tôi đóng cửa lại để không ai thấy, rồi Ba tôi dạy Pháp văn cho mấy ông cán bộ đó! 

Bây giờ – nhờ internet – người CSVN khó lừa được người dân như hồi xưa. 

Như trong bài Ngậm Miệng Ăn Tiền tôi đã đề cập: Lý do người CSVN, cứ đến Tết và 30-04 đều tổ chức mừng chiến thắng một cách rầm rộ là chỉ để che giấu mặc cảm tự ty của người CSVN! Muốn biết rõ sự dốt nát và mặc cảm tự ty của người CSVN như thế nào thì hãy nhìn hình ảnh của bộ đội CSVN vào ngày 30-04-1975 thì sẽ rõ: Mặc bộ bà ba đen, chân đi dép râu, răng hô, miệng vẩu, mắt lấm la lấm lét như rình rập, như sợ sệt ai và vai gánh tòn teng con gà, con vịt hoặc TV và radio, v.v… 

2.- À... vậy thì bạn có nhớ ngày hôm đó 30/4 (phải gọi đúng tên gọi là gì nhỉ, hay có khi chỉ là những vần thơ Tháng Tư Đen mà bạn muốn chia sẻ?) khi Miền Nam VN bị đồng minh bỏ rơi và thất thủ, trong khi Miền Bắc VN thì cứ một mực vượt Trường Sơn, vạch dòng Bến Hải ngăn chia để xé rào tràn vào "đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào" hoặc "đánh cho chết đến người Việt Nam cuối cùng" thì toàn cảnh lịch sử đó, bạn đã ghi nhận được những gì, và lúc đó bạn cùng gia đình đang làm gì, ở đâu và ra sao? Chắc bạn còn nhớ cảm giác của mình hoặc gia đình ngày hôm ấy, rồi thì những ngày sắp đến và đã đến sau đó của thời điểm ấy, bạn đã sống như thế nào? 

Điệp Mỹ Linh: Tôi được “may mắn!” là những ngày gần cuối tháng Tư-1975, tôi đã hải hành theo Dương Vận Hạm Nha Trang, HQ 505, về đến Phan Rang, với ý định tìm phương tiện về Cam Ranh đón gia đình tôi vô Saigon. (Mời xem link này http://www.diepmylinh.com/hq-505) 

Chính chuyến hải hành cuối cùng đó, tôi đã thấy và nghe về những cuộc lui quân bằng đường thủy từ vùng I Duyên Hải vào Vũng Tàu và Phú Quốc. Tôi có thể kết luận một cách trung thực rằng: Có thể nói, trong đời này – từ bé cho đến 30-04-1975 – chưa có nỗi đau nào to lớn cho bằng nỗi đau trong lòng tôi khi tôi thấy Phan Rang thất thủ và Phan Thiết phải “nhận” không biết bao nhiêu ngàn quả đại pháo của CSVN! 

3.- Thật ra để phải mở lại lòng mình như mở lại những trang ký ức buồn bã xót xa, hoặc nhiều phần là không vui nổi, những người bên này hoặc bên kia chiến tuyến không lẽ cho đến lúc này không nhận ra được lời thú tội phũ phàng của Lê Duẫn: “Ta đánh đây là đánh cho Nga cho Tàu”? Và như thế, khi lật lại những trang quân sử đớn đau bi tráng của 30/4, hay mới đây là mốc điểm tưởng niệm của “50 năm thảm sát Mậu Thân Huế”, liệu có làm chúng ta tự hỏi đã đến lúc mình cần phải hành xử như thế nào để xứng đáng đáp đền linh hồn của những anh linh VN? 

Điệp Mỹ Linh: Là một phụ nữ có chồng là Lính và chính tôi cũng đã tận mắt chứng kiến nhiều cuộc đụng độ giữa Hải Quân VNCH trên sông rạch và bộ đội CSVN, cho nên, lúc nào tôi cũng nguyện rằng tôi phải đưa vào tác phẩm của tôi những gì tôi thấy, nghe và hiểu về Người Lính VNCH và bộ đội CSVN. 

4.- Nhiều quý vị trong chúng ta nói rằng, những con dân gốc Việt ở quê người không phải là không có tấm lòng cho quê hương mà hẳn nhiên là trái lại, có điều họ quên mất vai trò của mình là đã được quá an toàn tự do, khi kêu gọi những người dân thấp cổ bé miệng ở quê nhà phải biết hành động đứng lên đòi lại tự do cho chính mình. Nếu đồng bào ở ngoài nước chỉ đóng vai làm người ủng hộ, và hơn thế nữa cũng chẳng có cơ hội gì để có thể mong muốn xây dựng phát triển đất nước mình một cách thiết thực. Vậy theo bạn chúng ta phải làm gì để góp phần vào công cuộc dân chủ hóa một đất nước đã ù lì, lì lợm không hề muốn rủ bỏ thay đổi, khi mà chính Mahatma Ghandi, thủ lãnh của đường lối BBĐ cũng đã nói: “Hãy trở thành chính sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên thế giới này”? Thử hỏi bạn có muốn được làm một nhà văn chân chính hay đơn thuần là một công dân đúng nghĩa đang muốn lên tiếng cho những thao thức trăn trở cần thiết, cho một đất nước đang có quá nhiều thiếu vắng về quyền được nói, được tỏ bày biểu đạt của tự do ngôn luận, tự do báo chí? 

Điệp Mỹ Linh: Tôi xin góp ý là: Hãy cố viết những điều thật rồi phổ biến trên internet để khơi dậy tình yêu Quê Hương và lòng tự ái dân tộc trước sự xâm lăng Trung Cộng. 

5.- Còn một câu hỏi chót, và câu này dường như được gợi ý từ câu nói rất đậm đà ý nghĩa của một Thiếu tướng khá trẻ và tài giỏi của quân lực Hoa Kỳ, hiện được biết đang đóng quân ở Nam Hàn, xin hân hạnh không chỉ muốn được hỏi Tướng Lương Xuân Việt rằng: Liệu có phải Thiếu tướng muốn nhắn nhủ điều gì thầm kín với tuổi trẻ Việt Nam khi thổ lộ: “… tôi cũng rất may là đã mang dòng máu dân tộc vốn có 4000 năm văn hiến, và trong máu tôi có dòng máu của Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo và Ngô Quyền:? Phải chăng tuổi trẻ Việt Nam lúc này đã không còn được dạy dỗ môn học lịch sử ở trường lớp, để được ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc nên dần dà đã lãng quên cả những giấc mơ nhỏ nhoi được làm người, nói chi đến (giấc) “Mơ Làm Người Quang Trung” như thông điệp gởi gấm của một tựa sách Duyên Anh, khi đất nước đang đến hồi lâm nguy và tháng 4 đen với những bản án nặng nề của những tù nhân lương tâm gia tăng ở mức độ khùng. Không lẽ chúng ta không đồng ý là chế độ độc tài CSVN đã thua sạch sành sanh trong Hòa Bình, và ai sẽ là người phải biết hóa giải lòng mình trước hết? 

Điệp Mỹ Linh: Trong chương trình giáo dục của CSVN tại các trường, môn học lịch sử bị CSVN bóp méo hoặc cắt bỏ để tôn vinh đảng Cộng Sản và khỏi làm mếch lòng Trung Cộng thì làm thế nào học sinh có thể học được gương oanh liệt của Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo và Ngô Quyền!  

Sở dĩ thế hệ di dân thứ 2 thành công vượt bậc là nhờ căn bản từ nền giáo dục đầy đạo đức và nhân bản của chính thể VNCH 

Trong khi thế hệ di dân Việt Nam thứ 2 ở các nước văn minh vươn lên không thua chi người bản xứ thì, tôi rất buồn khi nhìn thế hệ thứ 2 ở trong nước Việt Nam. Xin đừng bào chữa là người trẻ trong nước Việt Nam không có cơ hội vươn mình. 

Nhìn những người trẻ lớn lên dưới sự cai trị ngu muội, dốt nát và tàn ác của CSVN rồi được cho xuất cảnh lao động hoặc cho du học xứ người thì chúng ta thấy điều gì? Chúng ta thấy, tại Nhật, Thái Lan, Phi Luật Tân, v.v… có bảng viết bằng tiếng Việt: “Không tiếp người Việt hoặc chó!”, “Đừng ăn cắp! Ăn cắp là một trọng tội!” Và biết bao hình ảnh được “tung” lên internet cho thấy du học sinh, xuất cảnh lao động, nhân viên phi hành và tiếp viên trên phi cơ dân sự, v.v… ăn cắp bị cảnh sát Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Phi Luật Tân dẫn độ ra phi cơ để “tống” về Việt Nam! 

Để kết luận, tôi xin bắt chước một câu mà Ông Bà mình thường nói: “Rau nào thì sâu đó”. Xã hội CSVN băng hoại từ gốc đến ngọn thì người Việt nào ở trong nước mà là người tốt thì người đó không thể tồn tại! 

Phần 1:
http://danlambaovn.blogspot.com/2018/04/van-con-la-nhung-cau-hoi-304-sau-43-nam.html

Phần 2:
http://danlambaovn.blogspot.com/2018/04/van-con-la-nhung-cau-hoi-304-sau-43-nam_26.html

Phần 3:
http://danlambaovn.blogspot.com/2018/04/van-con-la-nhung-cau-hoi-304-sau-43-nam_28.html

Phần 4:


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo